Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ nổi lên từ mấy năm trở lại đây ở VN, với những truyện ngắn được đăng báo trong nước và hải ngoại.
Nguyễn Ngoc Tư có lối viết mới, lạ, dùng ngôn ngữ miền Nam, tả những mối tình của những người dân quê ở miệt Cà Mau, Năm Căn... đọc nghe thấy thương những số phận, những con người, hẩm hiu, nghèo đói, cùng cực, nhưng cũng rất chung thủy và sắc son.
Tập truyện Cánh Đồng Bất Tận gồm có 13 truyện ngắn: Cải Ơi!, Thương Quá Rau Răm, Hiu Hiu Gió Bấc, Huệ Lấy Chồng, Cái Nhìn Khắc Khoải, Nhà Cổ, Mối Tình Năm Cũ, Biển Người Mênh Mông, Nhớ Sông, Duyên Phận So Le, Một Trái Tim Khô và Cánh Đồng Bất Tận.
“Cánh Đồng Bất Tận” là truyện cuối sách, được dùng tên làm chủ đề cho toàn tập truyện. Các truyện kia, đã từng đăng trong những tập khác, đã xuất bản trước của Nguyễn Ngọc Tư, nay lấy in lại trong tập này.
Cánh Đồng Bất Tận viết về một cô gái, nhân vật xưng tôi, là một trong ba cha con một người đàn ông đi chăn nuôi vịt thả đồng. Cô là chị, 19 tuổi, đứa em trai tên Điền, 17 tuổi, lùa vịt đi rong hết cánh đồng này qua cánh đồng khác cho vịt ăn.
Họ đã cưu mang một người đàn bà làm đĩ, khi người đàn bà này bị các bà vợ của các ông chồng, nghi là các ông chồng có gian díu với chị, đã đánh chị tàn nhẫn:
<!>
“Môi
chị ta sưng vều ra, xanh dờn. Và tay, và chân, và dưới cái áo mà tôi đã đắp cho
là một cái áo khác đã bị xé tả tơi phơi những mảng thịt người ta cấu nhéo tím
ngắt.
Và những chân tóc trên đầu chị cũng đang tụ máu. Người ta đã dùng tay, ngoay
chúng để kéo chị lê lếch hết một quảng đường xóm, trước khi dừng chân một chút
ở nhà máy chà gạo. Họ dằng ném, họ quăng quật chị trên cái nền vương vãi
trấu…Họ dùng dao phay chặt mái tóc dài kia, dục dặc, hì hục như phạt một nắm cỏ
cứng và khô. Khi đuôi tóc kia đứt lìa, được tự do, chị vùng dậy, lao nhanh
xuống ghe chúng tôi như một một tiếng thét, lăn qua chân tôi, đến chỗ cha, làm
đỗ những bao trấu cha vừa mới xếp.”
Cảnh người đàn bà bị người ta đánh hoài, một câu đối thoại nhỏ nhưng đọc lên nghe lạnh buốt sống lưng:
“Những vết thương đã lành rất mau.Chị cười. Bị đánh hoài riết cũng quen. Tôi hỏi chị làm gì để bị đánh. Chị cười. Làm đĩ. Rồi có lẽ chị áy náy vì quá sỗ sàng với chúng tôi, chị vò đầu Điền:”Chắc mấy cưng không biết đâu.”
Và từ đó câu chuyện xoay quanh giữa ba cha con với người đàn bà. Người cha thì căm thù đàn bà vì vợ ông đã bỏ ông đi theo người bán vải dưới sông. Đứa con trai tên Điền cũng hừng hực những thèm muốn thầm kín với người đàn bà kia...
Truyện cũng mô tả những ngày mùa, đám đàn bà làm đĩ, đêm đêm tìm đến cánh đồng bu quanh những đụn lúa.
“Chúng tôi đã gặp rất nhiều, rất nhiều
người phụ nữ giống chị. Cứ mỗi mùa gặt. họ lại dập dìu trên đê, lượn lờ quanh
lều của những thợ gặt, những người đàn ông giữ lúa và bọn nuôi vịt chạy đồng.
Họ cố làm ra vẽ trẻ trung, tươi tắn, nhưng mặt và cổ đã nhão, nhìn kỹ phát ứa
nước mắt. Đêm đến, sau các đụn lúa, họ thả tiếng cười chút chít, tiếng thở mơn man…lên
trời, làm nhiều người đàn bà đang cắm cúi nấu cơm, cho con bú trong lều thắt
lòng lại. Tối nào mua rượu cho cha, chúng tôi cũng đi ngang qua những đôi
người.Chúng tôi nhận ra họ ngay, khi không còn mảnh vải nào trên người họ vẫn
điềm nhiên cười khúc khích và uốn éo thân mình chứ không trơ ra ngượng nghịu,
cam chịu như những người phụ nữ quê. Sáng sau, họ xiêu xiêu biến mất, đem theo
mớ tiền công ít ỏi suốt một ngày làm việc quần quật của đám đàn ông.
Chị, cũng giống như họ, chớm tàn tạ, đói rã ruột ở thị thành mới chạy xuống
quê, cất cái quán nhỏ, giả đò buôn bán bánh kẹo lặt vặt, thực chất là làm nghề.
Ở đó, đàn ông dễ tính và thiệt thà. Chị sống nhờ những món tiền họ cắm câu đêm
đêm, bằng tiền bán lúa, dừa khô hay những buồng chuối chín. Cũng có lúc thu
hoạch bất ngờ, khi chị mồi chài một người đàn ông vào trò chơi giường chiếu
suốt hai ngày đêm, và chị được một triệu hai. Đó là vốn xóa đói giảm nghèo, khi
về tới nhà, với tám trăm ngàn còn lại trong túi, hẳn người đàn ông ấy não nề
biết bao, oán chị biết bao khi thấy vợ con nheo nhóc bu quanh nồi khoai luộc
trong nhập nhoạng nắng chiều.”
Ba cha con và người đàn bà sống trên ghe. Người cha đã "ngủ" với người đàn bà (và đã với nhiều người đàn bà khác, coi như là một cách trả thù), móc tiền trả trước mặt hai đứa con, đến nỗi thằng Điền nói: ”Cha làm chuyện đó cũng giống như mấy con vịt đạp mái...”
*
Đến ngày có dịch cúm gia cầm, toán người kiểm kê đến bắt phải hủy đàn vịt, đó là gia tài của cả gia đình. Người đàn bà làm đĩ đành phải cứu gia đình, bèn cách đến nơi làm việc của mấy ông kiểm tra viên tự nguyện hiến thân.
“Cái
nhìn của chị chảy theo nước mắt của thằng Điền, chị khẻ bảo, không sao đâu, mấy
cưng. Chị đon đả. chèo kéo hai người đàn ông lạ về phía mình.”Mấy anh thương em
với, nở nào để cả nhà em chết đói”. Một người càu nhàu:
- Ở trên lịnh xuống tụi tui cãi sao được.
Nụ cười đong đưa, tung tẩy trên khoé mắt, “Thì em có bảo mấy anh cải ai đâu,
mấy anh giả đò không biết, không nhìn thấy bầy vịt của em là được rồi. Dễ ợt…”
Thằng Điền bệu bạo cắn răng, nó tự kìm chế bằng cách siết vai tôi đau nhừ. Cách
đó năm bảy bước, giọng nói của chị vẫn lướt như một dòng gió đầy hơi nước, thấm
dịu lại hai khuôn mặt (cố tỏ ra) cứng đơ. Một người nuốt nước miếng, ánh nhìn
ham muốn như mủi kim thò ra khỏi bọc, lơ láo. Mắt ông ta lột trần chị, và toan
tính một thoáng. Người còn lại có vẻ thú vị, háo hức như sắp được xem một vở
cải lương có vẽ thú vị. Chị thấu hiểu đàn ông đến nỗi, ngay lập tức chị ngó về
phía chúng tôi, ngầm bảo, cuộc thương lượng (về một sự đổi chác) đã kết thúc
rồi.
- Hai anh cứ về trước, chút nữa em lựa mấy con vịt tơ đem lại cho các anh lai
rai. Nhà anh Năm đây em biết chứ sao không, đi tới đâu, em cũng coi mặt thổ địa
trước chớ…”
Xong, khi về, người cha dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra. Người đàn bà bỏ đi, đứa con trai về, nghe tin liền chạy theo chị, chỉ còn lại hai cha con, người cha và đứa con gái.
Đến lúc, có bọn chăn vịt khác, bọn này đi cướp vịt của người khác bèn cách phết sơn đen lên đầu những con vịt và phởn phơ đến nhận chúng. Bọn nó đã cướp đến nửa đàn vịt và sau khi thấy đứa con gái quá đẹp này, bọn chúng đã cùng nhau thay phiên hãm hiếp, người cha đến cứu cũng bị chúng đánh và:
”Tôi
biết rằng không có cái gì làm cho cuộc chiếm đoạt này dừng lại. Cha không chấp
nhận, vừa bụm mắt, vừa chữi lên ngậu xị. Không đánh trả, nó có cách trừng phạt
khác, nó đè nghiến, nó giữ cho ông hướng về phía tôi. Rồi bọn chúng thay phiên
nhau, giữ cho cha ở một tư thế đó.”
Sau khi bọn đó bỏ đi, người cha cởi áo đắp lên người con gái, người cha bò quanh đứa con, tìm bất cứ cái gì để có thể che cơ thể đứa con gái dưới ánh mặt trời. Câu hỏi của cô gái thật tội nghiệp:
”Không biết con có bị có con không, hả cha" Và cô nghĩ, nếu như cô có con, cô sẽ dạy con, hãy tha thứ lỗi lầm của người lớn.
Truyện của Nguyễn Ngọc Tư viết nhẹ nhàng, bằng lối hành văn ngắn gọn, chơn chất. Dù có tả những cảnh hung bạo, nhưng đọc lên vẫn thấy thấm ý nhân hậu.
Cốt truyện thì vậy, nhưng đọc sâu hơn, ta mới thấy Nguyễn Ngọc Tư đã bộc bạch mô tả những cảnh đời heo hút. Truyện viết bối cảnh ở khoảng thời gian năm 2005 ở VN, mà ta cứ tưởng xã hội thụt lùi về mấy trăm năm trước. Những cánh đồng mang tên Hưng Khánh, Bầu Sen, thấp thoáng đâu đó ở trong cái huyện Đầm Dơi, Cà Mau. Cảnh đời cùng khổ của những người sống không nổi trên đất liền, phải xuống sống trên những chiếc ghe, sống lềnh bềnh trên sông nước với đàn vịt mấy trăm con.
*
Truyện đọc đau đến nhói tim, đến rĩ
máu, nó tàn bạo, dã man. Ta tự hỏi, đến bây giờ, ở thế kỷ 21, sao trong cái
nước gọi là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà còn có những cảnh đau thương
như vậy?
Tập truyện "Cánh Đồng Bất
Tận" dù được nhà xuất bản Trẻ, Sài Gòn, chịu trách nhiệm kiểm duyệt và
biên tập, nhưng những con mắt cú vọ của đám văn công của cơ quan chức năng là
Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Cà Mau, đã đề nghị Hội Văn Học Nghệ Thuật Cà Mau, yêu
cầu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết kiểm điểm về tác phẩm này.
Ông Dương Việt Thắng, trưởng ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Cà Mau nói:
“...Các
nhà nghiên cứu phê bình văn học cho rằng đây là thứ văn chương phản động, thậm
chí là chống cộng, tục tĩu, dâm ô, chống lại chủ trương của đảng và nhà nước,
chủ yếu là chị em phụ nữ, tại vì họ giận.
Vùng đất tác phẩm thể hiện chủ yếu ở Cà
Mau, huyện Đầm Dơi là nơi có nhiều địa danh lịch sử như Bàu Sen, đầm Bìm Bịp.
Về
chủ đề tư tưởng, tôi thấy nói cái xấu nhiều quá! Những nhân vật như ông già,
con cháu, gái làm đĩ…kể cả cán bộ xã đều là nhân vật xấu.”
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã viết thật về hoàn cảnh xã hội mà mình đang sống. Viết thật, viết đúng, mà sao nói viết cái xấu nhiều quá!
Trần Yên Hòa
cam on nha van Nguyen Ngoc Tu viet rat dung su that tran truong bon Viet Cong chung biet het chu chung cham mut do do chung phai bung bit thoi thi can rang chiu tran buon qua dat nuoc toi oi
Trả lờiXóa