Ngày N + 2, 7 giờ 30 chiều
Một toán Biệt kích của trung tá Lê Minh cải trang quân phục Việt cộng, dép râu, súng AK xuất phát từ phía trước mặt. Tôi nghe nhiều tin đồn xấu về những lính giả Việt cộng cướp của, giết người, hãm hiếp phụ nữ. Cầu mong có Lê Minh ở đây. Anh ta là bạn cùng khóa cùng trung đội với tôi hồi còn là sinh viên sĩ quan. Trung tá ba mươi tuổi, đem xương máu của anh để đổi lấy những huy chương và những bóng mai trên cổ áo.
<!>
Ngày N + 3, 5 giờ sáng
Đoàn xe khởi hành thật sớm. Trời tối mịt. Đêm qua tôi ngủ thật
ngon, cả ngày kinh hoàng vậy mà đêm tôi có những giấc mơ thật đẹp. Tôi
thấy trẻ lại mười năm, bước vào lớp học. Những em nhỏ áo quần sạch sẽ
đứng dậy chào, rồi lớp học bắt đầu trong những tiếng hoan ca. Phải chi
tôi trẻ lại thật sự.
Chúng tôi vẫn ì ạch tiến tới, một binh sĩ cho biết tin tệ hại, đã xảy ra từ hai ngày trước. Binh sĩ này có mấy người bạn ở thiết giáp thoát chết trong trận phục kích phía sau đoàn xe, và đã phải chạy thục mạng mới bắt kịp đoàn xe. Trận đánh diễn ra khoảng giữa đường Phú Bổn và Phú Túc, ngay tại khu rừng đẹp với những thân cây khô. Thiết giáp đoạn hậu cho cuộc triệt thoái tệ lậu này. Theo lời mấy binh sĩ thoát chết kể lại, Đại tá Lữ đoàn trưởng đi cùng đơn vị, khoảng một trung đoàn địch bôn tập từ quốc lộ 19 sang, không bắt kịp đoạn đầu của đoàn di tản đã chặn đánh khúc sau. Vị trí thuận lợi cho cuộc phục kích, địa thế chật hẹp, chiến xa không thể xoay trở được, một số nhỏ chạy thoát kịp theo đoàn di tản phần lớn là M113, hầu hết những chiến xa nặng kẹt lại. Đại tá Lữ đoàn trưởng tự sát. Thêm vào đó hai tiểu đoàn Địa phương quân người Thượng cũng nổi loạn, chiếm tỉnh Phú Bổn, truy kích phía sau của đoàn tị nạn, nhiều dân chết, phía cuối đoàn xe bây giờ là địa ngục.
Tôi còn biết thêm một tin tệ hại không kém, cái tin kia đã dừng lại từ hai ngày trước, đã bị bỏ lại đằng sau. Tin tôi mới biết sẽ mang sự tệ hại đến cuối con đường. Tin cho biết là một số Biệt động quân thất trận khi giải vây Ban Mê Thuột, cùng với hậu cứ của các tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng đã bắt kịp đoàn người. Bây giờ họ là những ông vua con của từng đoạn đường. Họ nổ súng bừa bãi, cướp giật giữa ban ngày, họ tước đoạt bình thản bằng mũi súng của họ, không chừa một ai, già, trẻ, lớn, bé. Họ không chê một thứ gì từ đồng hồ, nhẫn, giây chuyền, tiền bạc, thậm chí họ còn tước cả những đôi giầy còn tốt của người khác đang đi, họ cướp ăn, họ giật uống.
Tôi biết chắc chỉ có một vài Biệt động quân làm ẩu. Nhưng bọn đào binh, bọn quân phạm, bọn vô lại của tất cả các đơn vị đã cố kiếm cho được những bộ áo ngụy trang của binh chủng này. Trời dần sáng, chúng tôi bắt gặp một dòng suối cạn, đường thật hẹp chỉ một xe có thể qua, bờ bên này thoai thoải, bờ bên kia dốc thật gắt lại có thêm một khúc quẹo ngặt nghèo. Xe qua từng chiếc, phải đợi cho chiếc này lên hết dốc chiếc khác mới có thể tiến lên. Một quân xa chở nặng, hư số phụ, tuột dốc lưng chừng đồi, rất may xe không có người và anh tài xế nhảy ra kịp, chiếc xe lật nhiều vòng. Cây cối ngã rạp, đồ đạc văng tứ tung, sau cùng nó nằm ngửa bốn bánh lên trời, một phần xe choán ngay lối lên dốc. Cần phải tránh một tai nạn tương tự, nếu không tất cả đoàn xe sẽ kẹt cứng.
Chúng tôi vẫn ì ạch tiến tới, một binh sĩ cho biết tin tệ hại, đã xảy ra từ hai ngày trước. Binh sĩ này có mấy người bạn ở thiết giáp thoát chết trong trận phục kích phía sau đoàn xe, và đã phải chạy thục mạng mới bắt kịp đoàn xe. Trận đánh diễn ra khoảng giữa đường Phú Bổn và Phú Túc, ngay tại khu rừng đẹp với những thân cây khô. Thiết giáp đoạn hậu cho cuộc triệt thoái tệ lậu này. Theo lời mấy binh sĩ thoát chết kể lại, Đại tá Lữ đoàn trưởng đi cùng đơn vị, khoảng một trung đoàn địch bôn tập từ quốc lộ 19 sang, không bắt kịp đoạn đầu của đoàn di tản đã chặn đánh khúc sau. Vị trí thuận lợi cho cuộc phục kích, địa thế chật hẹp, chiến xa không thể xoay trở được, một số nhỏ chạy thoát kịp theo đoàn di tản phần lớn là M113, hầu hết những chiến xa nặng kẹt lại. Đại tá Lữ đoàn trưởng tự sát. Thêm vào đó hai tiểu đoàn Địa phương quân người Thượng cũng nổi loạn, chiếm tỉnh Phú Bổn, truy kích phía sau của đoàn tị nạn, nhiều dân chết, phía cuối đoàn xe bây giờ là địa ngục.
Tôi còn biết thêm một tin tệ hại không kém, cái tin kia đã dừng lại từ hai ngày trước, đã bị bỏ lại đằng sau. Tin tôi mới biết sẽ mang sự tệ hại đến cuối con đường. Tin cho biết là một số Biệt động quân thất trận khi giải vây Ban Mê Thuột, cùng với hậu cứ của các tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng đã bắt kịp đoàn người. Bây giờ họ là những ông vua con của từng đoạn đường. Họ nổ súng bừa bãi, cướp giật giữa ban ngày, họ tước đoạt bình thản bằng mũi súng của họ, không chừa một ai, già, trẻ, lớn, bé. Họ không chê một thứ gì từ đồng hồ, nhẫn, giây chuyền, tiền bạc, thậm chí họ còn tước cả những đôi giầy còn tốt của người khác đang đi, họ cướp ăn, họ giật uống.
Tôi biết chắc chỉ có một vài Biệt động quân làm ẩu. Nhưng bọn đào binh, bọn quân phạm, bọn vô lại của tất cả các đơn vị đã cố kiếm cho được những bộ áo ngụy trang của binh chủng này. Trời dần sáng, chúng tôi bắt gặp một dòng suối cạn, đường thật hẹp chỉ một xe có thể qua, bờ bên này thoai thoải, bờ bên kia dốc thật gắt lại có thêm một khúc quẹo ngặt nghèo. Xe qua từng chiếc, phải đợi cho chiếc này lên hết dốc chiếc khác mới có thể tiến lên. Một quân xa chở nặng, hư số phụ, tuột dốc lưng chừng đồi, rất may xe không có người và anh tài xế nhảy ra kịp, chiếc xe lật nhiều vòng. Cây cối ngã rạp, đồ đạc văng tứ tung, sau cùng nó nằm ngửa bốn bánh lên trời, một phần xe choán ngay lối lên dốc. Cần phải tránh một tai nạn tương tự, nếu không tất cả đoàn xe sẽ kẹt cứng.
Tôi không rõ ai ra lệnh, một vài quân cảnh tiến ra điều hòa lưu
thông, họ hoạt động ở hai đầu dốc. Thượng sĩ Hạp, một nhân viên quân
cảnh của trại giam Pleiku điều hành ở dốc cao, anh chận lại những xe có
cần trục, để có thể kéo những xe khác không đủ sức leo, hễ có một chiếc
xe cần trục khác tới thì chiếc trước được đi.
Một người lính biệt động quân ngồi nhờ trên xe trục công binh
cho là đã bi Hạp xử ức, nên khi có xe khác thay thế gã đã nổ súng bắn
Hạp. Anh chết tức khắc.
Bây giờ súc mạnh trong tay không phải là những người cầm súng. Ở
đây có quá nhiều súng. Lẽ phải ở trong tay những kẻ dám giết người.
Ngày N + 3, 4 giờ chiều
Bây giờ chúng tôi lết từng chặng, từng chặng. Địa thế ngày càng
tệ hại, nhiều lúc đoàn xe phải băng ngang cánh rừng chồi, vòng qua những
khu vực lầy lội, tránh những tảng đá to, vượt qua những khe suối nhỏ.
Hôm nay lác đác đã có những người đi bộ, chắc hẳn đã có nhiều xe cộ bỏ
lại dọc đường. Hôm nay mặt trời thật gắt. Mấy đứa trẻ sau xe tôi đã phơi
nắng vài ngày, da chúng đỏ như những con tôm luộc. Nhiều đứa sọp hẳn
đi, chúng khóc bây giờ không còn ra tiếng, toàn thân rung lên, bờ môi
tái ngắt. Có đứa như kiệt lực. Mấy tấm vải căng tạm đã không đủ che cái
nắng quái ác này, càng không đủ với khí lạnh ban đêm. Tôi nhường ca bin
xe cho hai em tương đối yếu nhất. Cũng không giải quyết được gì, các em
đòi mẹ xem chừng còn khóc to hơn. Tôi quay về chỗ cũ, một em bậy ra xe,
người tài xế cằn nhằn.
Trời chạng vạng tối, đoàn xe phải băng ngang một con suối lớn.
Công binh chiến đấu phải ủi tạm một con đường. Rút kinh nghiệm về cái
chết của Hạp, hôm nay không hiểu lệnh từ đâu, những người linh công binh
mang băng đỏ ở tay phải, đề hở phù hiệu công binh nơi tay trái, họ điều
hòa lưu thông khá hữu hiệu. Từng chiếc một bò nặng nhọc trên con đường
vừa ủi xong, cây cối ngổn ngang bên đường. Những chiếc xe nặng, bánh lún
sâu xuống lòng đất xốp, tạo những đường rãnh giữa mặt đường. Thỉnh
thoảng xe ủi công binh lại phải cào lại mặt đường. Bây giờ không một ai
còn nghỉ đêm. Dư âm của trận phục kích bọc hậu đoàn thiết giáp vô hình
chung là động cơ thúc đẩy người ta tiến tới trước, bất kể ngày đêm. Đoàn
xe như co mình lại chờ đợi.
Qua khỏi cái vực khốn nạn này, chỉ còn vài cây số nữa là tới
quận lỵ Củng Sơn, một quận lỵ của tỉnh Phú Yên, từ đây vượt mười cây số
nữa sẽ tới sông Ba, con sông hiền hòa, mở ra bát ngát ớ cửa bể Tuy Hoà.
Qua sông Ba, con đường trên bản đồ lại trở thành một đường vẽ liền lạc,
không còn những gạch đứt quãng. Tôi tính thầm trong bụng, nhiều lắm hai
ngày nữa đoàn xe sẽ tới Tuy Hoà, bởi lẽ qua khỏi sông Ba, chúng tôi sẽ
hiện diện trên thượng nguồn của đập Đồng Cam. Từ đó về quận lỵ Hiếu
Xương hơn hai mươi cây số, con đường xe cộ vẫn sử dụng trong bao nhiêu
năm nay, sẽ không còn những chướng ngại vật thiên nhiên như khi rời Phú
Túc.
Bây giờ là tám giờ tối của ngày N + 3, xe tôi bắt đầu đổ dốc.
Con dốc làm mọi người phải chóng mặt, không một ai ngồi lại trên xe, tất
cả đều xuống đi bộ ngay sau xe mình. Tôi vẫn ngồi yên trên ghế trưởng
xa, người tài xế già cắn chặt môi, anh để hết số phụ, đạp như gần lút
thắng, mỗi lần nhấc chân phải lên, chiếc xe như chuyển mình lao xuống,
anh lại gò người xuống, như trì cả sức nặng của toàn thân anh trên bàn
thắng.
Dưới ánh đèn pha của xe sau rọi tới, bụi đỏ bốc lên mù mịt, xe
như đi trên mây, đôi lúc tròng trành như thuyền lướt trên sóng. Giữa con
dốc, một chiếc xe nằm nghiêng ở đáy vực, dấu vết của tai nạn ngổn ngang
chung quanh. Người lính công binh trên đầu dốc cho biết có vài người
chết, vì chiếc xe đứt thắng giữa chừng. Phần lớn là mấy người già quá,
không muốn xuống xe. Tôi nhìn về phía đằng sau, qua một con dốc cao,
công binh lại phải làm tạm con đường theo địa thế, nên giữa chừng con
dốc, con đường quẹo về phía trái một góc hầu như chín mươi độ. Qua khúc
quẹo này, ánh đèn pha của những chiếc xe sau bị khuất lấp, đêm nay trăng
mười hai đã ở xế đỉnh đầu, tôi thấy những người lội bộ sau xe. Dưới ánh
trăng tỏ, và trong đám bụi mờ bỏ lại đằng sau, trung úy Lộc già, vợ con
ông ta, vợ con binh sĩ, bước thất thểu như những bóng ma kỳ lạ. Điều
làm tôi đau lòng nhất, là hình như tôi cũng chịu hoàn cảnh với họ, chia
sẻ với họ từng quãng đường, từng tiếng súng. Rõ ràng là tôi đã chung với
họ không thiếu một thứ gì, thế mà giữa tôi với họ hình như vẫn có một
khoảng cách. Tại sao lại có khoảng cách này. Chỉ trong một thoáng ngắn
của bóng trăng đêm nay, cái hình ảnh lếch thếch của vài em nhỏ chạy lúp
xúp cho kịp người lớn, những mái tóc rũ rượi của phụ nữ, tôi hiểu tại
sao lại có sự cách biệt này, sự cách biệt không thể nào khỏa lấp nổi,
khiến tôi không thể nào khổ đau như họ. Nó thật giản di: vợ con tôi
không có đây, vợ con tôi đang ở một vùng an bình tạm nào đó.
Qua khỏi con suối, chờ mọi người lên đủ, người tài xế nhấn ga,
chiếc xe lồng lên, nuốt khoảng trống để bắt kịp đoàn xe trước. Chỉ còn 5
cây số đường rừng để tới quận Củng Sơn. Tôi thấy quá nhiều người đi bộ,
từng nhóm một, chạy dạt qua hai bên lề đường mỗi khi thấy ánh đèn xe.
Tôi hiểu họ không có một chọn lựa nào khác hơn là bỏ xe xuống đi bộ, do
con dốc thì ít, nhưng họ sợ hãi nhiều hơn. Họ không muốn kẹt lại đằng
sau, ở đó mạng người bấp bênh vô cùng. Bấp bênh tới từ cả hai phía.
Đường trống phía trước mặt, tôi hạ lệnh ngừng xe, kêu gọi mọi người đằng sau thu gọn hành lý. Anh tài xế, tôi và một người lính dọn lại cái móc hậu đằng sau, toàn là quân trang quân dụng của tiểu đoàn. Tôi ra lệnh cho họ vứt bớt những thứ nặng không cần thiết. Bây giờ phải tiết kiệm mạng người, những máy đánh chữ, máy phóng thanh xách tay đó có ích gì đâu trong hoàn cảnh này. Bây giờ tôi không còn chọn lựa, bất cứ ai ở gần xe tôi, xin mời lên đi nốt đoạn đường.
Ngày N + 3, 11 giờ 45 tối
Đoàn xe ngừng lại giữa một cánh rừng chồi. Trăng bị che khuất,
nền trời như đặc lại, tất cả đoàn xe tắt máy, tắt đèn. Có tiếng nhắc
chừng đừng hút thuốc. Thật tình tôi buồn cười cho cái kiến thức quân sự
này. Nó xứng tài làm tướng ở nước tôi, nếu người đó có may mắn. Đoàn xe
dài như thế, ồn như thế, con đường không có chọn lựa nào hơn, nếu địch
quân có ở đây, đủ để đánh thì chúng đã đánh mấy ngày nay. Có thể chúng
đã có mặt, hoặc là quá ít, hoặc là chưa đủ điều kiện để ra tay. Tôi vẫn
nghe những tiếng rì rầm, tiếng những cành khô gẫy. Dĩ nhiên không phải
là do thú rừng. Thú rừng nào mà không bạt vía, mà không chạy xa đoàn xe
kỳ lạ và náo nhiệt này. Tiếng động đó tạo bởi những người đi bộ, họ gánh
gồng, bồng bế, đầu đội, tay xách, lặng lẽ tiến tới trước. Họ không thể
dừng lại.
Đột nhiên có tiếng động cơ vẳng lại, có tiếng xích lớn nghiến
trên mặt đường. Ai nấy đều đinh ninh là tiếng chiến xa. Rõ ràng tiếng
động cơ đó có lúc tiến lại gần, rồi lại ra xa, tôi vốn nhạy cảm, nên có
thể phân định phương hướng tốt, chắc chắn số chiến xa không nhiều. Nó
tiến lại gần, gần đến độ nếu trăng không bị che lấp, chắc tôi đã nhìn
thấy nó thấp thoáng sau những chồi cây thưa. Cho tới giờ chưa ai có thể
biết đó là chiến xa của phe nào. Tiếng động cơ vẫn ầm ì, kéo dài cả
tiếng đồng hồ. Có tiếng súng vẳng lại. Tiếng nổ súng lớn. Trận đánh chắc
ở xa, bởi lẽ những lằn lửa đạn liên thanh xé màn đêm, hẳn là phải hàng
chục cây số, phía trước mặt đoàn xe. Tôi biết chắc bây giờ địch đã chặn
phía trước mặt. Trận đánh vẫn tiếp tục, tiếng xích chiến xa ngừng lại,
bây giờ tiếng động cơ máy bay vọng lại, những đốm sáng nhấp nháy trên
trời đêm.
Hai chiếc hỏa long xuất hiện trên vùng giao tranh. Đây là những chiếc phi cơ vận tải C47, C119, C123 biến cải, trang bị những khẩu đại liên sáu nòng. Tốc độ bắn hàng ngàn viên trong một phút. Khi khai hỏa nó rống lên như một con bò thần. Hai chiếc hỏa long bay vòng tròn trên vùng giao tranh, những lằn đạn lửa của chúng vẽ thành hai hình nón lật ngược. Cảnh thật đẹp, thật hùng vĩ, trong khi những lằn đạn từ dưới đất tạo thành những đường tiếp tuyến, cát tuyến cho hình nón. Bây giờ tôi thấy tận mắt hình vẽ của những bài toán không gian, những bài toán về phép quay của năm đệ nhất. Trước kia tôi vẽ chúng trên mặt phẳng của tờ giấy, để tưởng tượng ra cảnh này. Bây giờ bài toán nghiệm chứng trước mặt, nhưng cái đáp số của nó thì quả là ghê hồn. Hôm nay, quả tình tôi không muốn thấy cái nghiệm chứng của bài toán.
Ngày N + 4, 5 giờ 30 sáng
Tôi thiếp đi một giấc dài trong lòng xe. Khi tôi thiếp đi hai
chiếc máy bay vẫn vẽ những hình nón của chúng. Thỉnh thoảng chúng đổi
chóp, có nghĩa là đổi mục tiêu tác xạ, kỳ lạ thay những lằn tiếp tuyến
hình như cũng toa rập theo phép tịnh tiến này. Hỏa châu thỉnh thoảng vụt
nổ giữa trời cao, soi sáng một vùng trận địa. Tôi thiếp đi, tôi lại mơ
vọng về quá khứ, xa hơn mười năm, mười lăm năm, bắt gặp các ông thầy
toán rải rác trong mấy năm trung học, từ thầy Hà Đạo Hạnh gầy gò với
chiếc Lambretta trắng, thầy Quán đầy trách nhiệm lương sư với chiếc
Mobylette vàng, thầy Nguyễn Xuân Nghiên bên chiếc Taunus 17, Nguyễn Văn
Kỷ Cương với chiếc Volkswagen xanh. Một điều lạ là các thầy không dậy
học. Trong tay không có cục phấn, các thầy bỗng trở thành những xạ thủ
đại liên tuyệt vời, đã bắn những lằn đạn lửa tượng hình cho các bài toán
của các thầy.
Khi tôi tỉnh dậy, trời vẫn tối lờ mờ, tiếng xích chiến xa lại
vang lên. Tôi muốn bỏ xe tiến lên xem chuyện gì phía trước. Chẳng lẽ lại
là chiến xa địch, nếu có hẳn là đã có giao tranh bởi lẽ trước tôi cả
đoàn xe vài trăm chiếc, ít nhất đoàn xe cũng kéo dài vài cây số trước
mặt, nhất định những chiếc chạy đầu phải tiếp giáp với những chiếc thiết
giáp này, tại sao không có tiếng súng nổ. Có những tràng M16 nổ chát
chúa phía sau. Trời đã lờ mờ sáng, một đoàn độ hơn mười chiếc GMC, những
người nổ súng đứng ở bên hông xe dẫn đầu, anh ta mặc đồ bông ngụy
trang. Đoàn xe tách vào trong rừng chồi chạy cách lề đường trăm thước.
Khoảng một cây số sau, lại có tiếng súng, trong khi những chiếc xe tuần
tự lấn vào đường. Thì ra người anh em biệt động quân mở đường lấn. Chưa
có máu lúc này. Phải đợi cả tuần lễ sau đoàn xe mới mở đường máu. Bây
giở hãy lấn cái đã. Tôi vững bụng tiến về phía trước.
Tiếng chiến xa đêm rồi chỉ là hai chiếc máy ủi của công binh.
Những người lính công binh chiến đấu đã công tác cả tuần lễ trước dọc
theo con đường. Họ đã san bằng những chướng ngại. Và chướng ngại sau
cùng của họ: sông Ba. Họ làm việc suốt đêm, ủi bãi để lập đầu cầu, song
không thể nào lập nổi cây cầu, sông không sâu nhưng bây giờ là mùa nước
lũ. Nước từ rừng, từ các triền núi đổ về, chỗ sâu nhất chỉ tới đầu gối,
nhưng nước chảy xiết vô cùng. Lòng sông toàn cát và sỏi, thượng sĩ Quán
công binh điều hành ở đây, trong lúc chờ vật liệu là những tấm PSB được
gởi tới, ông đốc xuất binh sĩ dưới quyền sử dụng hai chiếc máy ủi kéo xe
qua sông. Họ làm việc suốt dêm, mỗi lần kéo độ ba xe lớn, hay năm xe
nhỏ. Tất cả các xe đều nổ máy sử dụng hết số phụ, xe ủi chỉ kéo phụ lực.
Nhiều chiếc Jeep bị ngập nước chết máy giữa dòng, phải nằm lại chờ kéo
riêng.
Bây giờ là bẩy giờ sáng, xe tôi sắp sửa xuống bờ sông hai lần,
hai lần đều bị dội ngược lại bởi tiếng súng của người anh em biệt động
quân. Người tài xế già nhìn tôi, người lính đi theo cũng nhìn tôi. Thật
tình tôi không sợ phải đụng. Nhưng đụng làm gì khi qua con sông Ba này
chúng tôi vẫn kẹt lại. Thượng sĩ Quán cho hay mấy ngày nay, Tiểu khu Phú
Yên mở đường lên không được, hai tiểu đoàn địa phương quân không thể
nhúc nhích nổi vì những cái chốt kinh hồn đóng dọc hai mươi cây số
đường. Ít ra phải là năm chục cái chốt. Ông ta cũng chờ bắt tay với địa
phương quân cả tuần nay.
Tôi bỏ xe lội bộ lên phía trước. Đã mấy ngày nay không tắm. Mồ
hôi và bụi đường phủ một lớp như bồ hóng trên người. Chỗ xe đậu xuống
bến sông khoảng chừng 300 thước. Tôi nghe tiếng trẻ cười đùa vang vọng
một khúc sông. Mãi tới hôm nay tôi mới nghe loáng thoáng được tiếng
cười. Ôi tiếng cười hồn nhiên của bầy trẻ thơ, như những tiếng chim líu
lo chào nắng mới.
Năm nay ba hai tuổi, tôi vẫn chưa biết bơi, mặc dù hồi nhỏ nhà
tôi ở ngay đầu phố Kho bạc Hải Dương, chỉ băng ngang một con đường là
sang đền Kiếp Bạc, chỗ người ta lập đền thờ danh tướng Trần Hưng Đạo,
ngay bên bờ sông. Trẻ con khắp phố đứa nào cũng bơi bì bõm từ hồi còn
nhỏ, tôi cũng vẫn đi tắm sông mỗi chiều với chúng nó, vẫn bơi y hệt như
một con chó quào quào trên mặt nước, không tiến, không lùi, rồi cứ chìm
dần. Rồi lớn lên làm việc ở Vũng Tầu, ở Phú Quốc, ở Qui Nhơn, ở Nha
Trang, chiều nào tôi cũng đi tắm biển, vẫn không biết bơi. Đôi lúc tôi
cũng thèm biết bơi, nhưng cứ hễ ra biển tôi giỡn sóng một hồi rồi lên,
ngồi phơi mình trên bãi, rồi về. Các anh tôi bơi cả chục vòng ao lớn,
chị tôi bơi ngang sông Hải Dương như chơi. Tôi vẫn ì ạch một chỗ giữa
dòng. Tôi tự an ủi sẽ cho con trai tôi tập bơi, nó sẽ là một tay bơi có
hạng.
Sáng nay, nghe tiếng trẻ cười vang vọng lòng sông, tiếng xôn xao
của người lớn, bỗng nhiên tôi thấy thèm biết bơi vô tận. Từ cao tôi
nhìn được bao vùng, con sông chảy mạnh, quanh co len lỏi giữa những cao
độ chập chùng. Nó rộng cũng nửa cây số. Ở bờ bên kia là một bãi cát vàng
mênh mông. Giá không có đoàn xe nhà binh trên đường triệt thoái, tôi
tưởng chừng đây như là một ngày hội của phiên chợ bên sông nào đó.
Khi tắm xong trở về, tôi thấy xe tôi đã tiến sát tới bến, người
lính đi theo tôi bây giờ cũng mặc đồ bông. Nó nhoẻn miệng cười tinh quái
với tôi, bên cạnh nó có thêm một vài khuôn mặt mới cũng áo bông, vẻ mặt
thật cô hồn.
Ngày N + 4, 12 giờ trưa
Bãi cát bên kia sông Ba đầy xe, những tài xế mở nắp ca-bô, tháo
các bugie ướt nước, lục đục cúi lau và kiểm soát lại các bộ phận thấm
nước. Bãi cát dài mênh mông, trước khi con đường mở ra từ phía bìa rừng.
Ngày N + 4, 3 giờ chiều
Sau cùng xe tôi cũng qua được dòng sông cuồng nộ đó. Biết bao
giờ tôi quay lại được bến sông này. Xe bò từng thước trên bãi cát, có
lúc bánh quay tít, xe vẫn đứng yên một chỗ, mọi người xúm vào đẩy, cát
bắn vào mặt đau rát, không một ai lơi tay, chiếc xe lết từng đoạn, từng
đoạn, sau cùng cũng lên đến mặt đường. Đúng lúc đó địch pháo vài trái
ngắn ngủi, nổ vu vơ giữa rừng chồi.
Không ai bị thương, nhưng ảnh hưởng của vài trái pháo này thật lớn. Nó cho mọi người biết địch có mặt ở đây. Không biết chúng sẽ tấn công lúc nào.
Ngày N + 4, 6 giờ chiều
Cây cầu nhỏ, ván gỗ, trụ xi măng, sườn sắt, bề ngang vừa đủ một
xe lớn. Cây cầu bắc ngang dòng nước chảy xiết, dòng nước người ta đã
khơi về từ sông Ba, nó chảy song song với con đường vài cây số thì tới
đập Đồng Cam, cái đập đã mang lại sự phì nhiêu cho những cánh đồng phía
tây nam tỉnh lỵ Tuy Hoà. Đoàn xe ngừng lại tại đây, xe tôi cách xe đầu
đoàn chừng một cây số, cứ vài phút tôi lại thấy những xe sang sông sau
ùa tới. Xe tôi đậu ngay đầu cầu. Địch đóng chốt trước mặt. Con đường bây
giờ tương đối tốt, tuy mặt đường không tráng nhựa, nhưng đó là con
đường người ta vẫn sử dụng từ hai mươi năm nay. Nếu không có những chốt
phía trước, thì nhiều lắm là hơn một tiếng nữa tôi sẽ có mặt tại Tuy
Hoà, ăn một tô phở, kiếm vài người bạn, kiếm một quán nào đó, kiếm rượu,
kiếm những con sò nổi tiếng của đầm Ô Long.
Dọc theo bờ biển, khác với những thị xã khác như Đà Nẵng, Quảng
Ngãi, Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Rang thay đổi bộ mặt trong khoảng mười
năm sau cùng của trận chiến. Sự thay đổi hào nhoáng bề ngoài nhưng bên
trong đầy dẫy những tệ trạng, Tuy Hoà vẫn giữ được cái vẻ đẹp bình lặng
của nó. Tôi còn yêu Tuy Hoà qua sự biết ơn của thị xã này với thi sĩ Tàn
Đà Nguyễn Khắc Hiếu và nhà văn Y Uyên. Một tên đường dành cho thi sĩ,
người hơn nửa thế kỷ trước vì cơm áo đã tha phương cầu thực đến đây. Một
pho tượng cho nhà văn trẻ tuổi vì tai trời ách nước, đã có lần làm việc
vài năm ở đó. Y Uyên cùng lớp với tôi vài năm ở Nguyễn Trãi, khi sang
Chu Văn An anh chọn ban C, còn tôi lựa ban B. Anh lớn hơn tôi ba tuổi,
nên hồi đó không bao giờ anh ta chịu quen với tụi lỏi. Rồi lớp chúng tôi
lớn lên, mỗi người mỗi ngả. Khi nghe tin anh chết, tôi ở mãi ngoài
Trung không thể về đưa tiễn anh đến chỗ cuối cùng. Sau này mỗi lần qua
Tuy Hoà, tôi đều có ghé thăm pho tượng mà thị xã Tuy Hoà đã dựng để ghi
nhớ anh. Bây giờ tôi ngồi đây, con đường thẳng tắp trước mặt, chỉ có hai
mươi cây số ngắn ngủi nữa, nhưng Tuy Hoà xa thật xa, xa như một niềm
tin đã mất.
Ngày N + 4, 9 giờ tối
Xếp của tôi, trung tá Kha, đã leo lên trực thăng từ hai tối
trước, chỗ quận Củng Sơn, bây giở ông phó Nguyện cũng bỏ tiểu đoàn sang
tá túc nơi đoàn xe biệt động quân. Cả tiểu đoàn bây giờ chỉ còn tôi, xe
nằm mỗi nơi một chiếc, chưa kể những chiếc đã bỏ lại dọc đường, người
thì mỗi người một ngả. Tôi về tiểu đoàn này như một sĩ quan ngồi chơi
xơi nước, chờ thời, bỗng nhiên lãnh một quả ra gì, một quả di tản có một
không hai trong quân sử. Xếp chúa phải về trước để lo doanh trại cho
đơn vị ở Nha Trang, lý do chính đáng, nhưng xếp phó lại di tản cá nhân,
ông làm gương cho trung úy Giỏi, ban nhân viên, ti nạn bên Thiết giáp.
Kể từ sau hôm thượng sĩ Hạp bi bắn chết, ngoại trừ những gì không thể
che giấu được của binh chủng còn phơi ra, tôi thấy binh sĩ của tôi bây
giờ cũng có áo bông, nón đi rừng, hoặc là ở trần khoác ngoài một chiếc
áo giáp. Mạnh ai nấy tìm một chỗ yên thân. Một số binh sĩ bơ vơ đến tìm
tôi, góp nhặt lại bây giờ có độ mười chiếc xe lớn nhỏ, khoảng chừng bốn
mươi lính và ít ra một trăm rưởi đàn bà con nít. Xe đậu lung tung. Tôi
nói với họ:
"Ban ngày các anh có thể đi đây đi đó, nhưng tối đến, phải tập
họp kín đáo bên cạnh xe tôi, đàn bà, con nít có thể ớ tại xe, nhưng các
anh phải có mặt ở xe tôi mỗi tối lúc tám giờ. Không thể biết đến bao giờ
đoàn xe có thể khởi hành. Phải đoàn kết lại. Tôi nghĩ đến việc phải gác
chiếc cầu này. Nó mà sụp thì tám phần mười đoàn xe sẽ kẹt lại. Có bốn
mươi người lính chỉ để cho hai vọng gác hai đầu cầu, cách nhau chừng hai
mươi thước. Tôi có đủ quân số để lo vụ này."
Đêm nay trăng mười hai đã treo cao trên nền trời.
Ngày N + 5, 8 giờ sáng
Quân vận và Quân nhu bán cơm sấy, thịt hộp, sữa, thuốc lá Quân
tiếp vụ với giá cắt cổ. Người ta chen lấn nhau mua. Độ khoảng nửa tiếng
sau tôi nghe liếng súng nổ. Người ta chạy túa ra. Mấy anh em đồ bông có
nhiều chiến lợi phẩm. Thật tình lúc này mà bán lương khô với giá cắt cổ
là một hành động đáng bị trừng tri nặng, song tôi cũng không tán thành
hành động còn lại. Càng không tán thành nữa, các anh em đó mang đến xe
nào có nhiều phụ nữ.
Bây giờ thì có quá nhiều biệt động quân. Có một điều hơi dễ phân
biệt. Biệt động quân thật từ trên đầu xuống nón nâu, quân phục binh
chủng, có phù hiệu. Còn giả thì hoặc là có quần, không áo. May ra có đủ
bộ thì cũng không thể có nón nâu. Đào đâu ra nón nâu lúc này. Những
người anh em biệt động quân giả này mới đáng tởm. Họ lùng cảnh sát tước
khí giới, làm nhục giữa đám đông, chọc ghẹo phụ nữ một cách thô bỉ. Mới
ngừng lại một ngày tưởng chừng như đã tới ngưỡng cửa địa ngục. Cả đêm
qua tôi ngủ những giấc ngắn. Chốc chốc xe đổ về một toán từ phía sông
Ba. Đêm qua xe tôi đậu ở đầu cầu, đằng sau khoảng chừng chục chiếc, sáng
nay phía sau nối dài, cả trăm chiếc.
Vài người lính trong tiểu đoàn nói có vài ngàn chiếc chưa qua
sông. Nắng hôm nay thật gắt. Mặt trời như một bó lửa khổng lồ. Không một
ngọn gió, hơi người nồng nặc trên các xe. Mới có chín giờ sáng mà tưởng
chừng như quá ngọ. Tôi tìm chỗ tắm, cái dòng nước thượng nguồn của đập
Đồng Cam này, nước đổ về từ sông Ba, nước tập họp từ trên rừng nên còn
mang mùi ngai ngái của lá. Mùa nước lũ, nước chảy xiết và lạnh như nước
đá. Tắm xong, tôi tìm một bóng mát ngả lưng.
Con đường nhô cao khoảng chừng ba thước. Bên trái là những thửa
ruộng còn trơ gốc rạ, vài ruộng bắp còn non, xa xa ẩn hiện những mái
nhà. Nhiều người tiến vào trong xóm. Tôi ngừng lại tại một khoảng đất
đầy những cây chuối hoang, tôi tước một ít tàu khô, làm một chỗ nằm
thoải mái. Bây giờ không còn trông thấy đoàn xe, tôi lạc vào một thế
giới khác, có tiếng đập của quả tim tôi, mỗi lúc một to, át cả tiếng lao
xao của đám đông vẳng lại từ mặt đường. Rồi tôi thiếp đi.
Khi tỉnh dậy, tôi thấy trước mặt một người lính biệt động quân
thật. Chắc chắn phải là thật, cái nón nâu lót trên một hòn đá gối đầu,
bộ quần áo rách bươm, thật tình tôi yên lòng bởi lẽ anh ta không đeo
súng, cũng không thấy dao, không thấy những trái lựu đạn. Tôi ngồi dậy
dợm đi về xe, cùng lúc người lính này cũng nhỏm dậy, thấy tôi anh nhoẻn
miệng cười. Tôi thấy bỏ đi thì kỳ, nên đành ngồi lại. Bây giờ tôi mới
nhìn kỹ anh ta. Khó có thể đoán nổi tuổi, sương gió đã làm mặt anh ta
xạm lại, thêm vào đó lại bệnh đậu mùa, nên mặt anh bị rỗ khá nhiều.
Nhưng anh có đôi mắt thật đặc biệt, thật đẹp, thật buồn, thật xa vắng.
Cả hai im lặng, tôi tẩn mẩn xé mấy tầu lá khô, anh ta nhâm nhi một cọng
cỏ.
Đột nhiên anh ta đứng dậy lấy ra một con dao nhỏ, loại dao bấm
Trung cộng, anh ta tiến về phía trái, dừng lại bên một bụi trúc nhỏ. Lui
cui một hồi, anh ta trở về chỗ cũ, trên tay có vài gióng trúc. Anh loay
hoay đánh dấu trên thân đoạn trúc, rồi dùng mũi dao để tiện lỗ làm một
cái ống tiêu. Khoảng nửa tiếng sau anh kê gióng trúc lên miệng, thổi vài
hơi. Dáng chừng như chưa vừa ý, anh lại tẩn mẩn làm cái khác, đến lỗ
thứ ba, ống trúc bi dập, tét làm đôi. Anh vẫn không tỏ một chút gì trên
nét mặt, anh kiên nhẫn gò người trên gióng trúc sau cùng, anh cẩn thận
xoáy từng mũi dao, sau cùng ống tiêu hoàn thành, anh thổi thử vài hơi
gật gù đắc ý. Tôi nằm xuống ngửa mặt nhìn trời, hồn lắng xuống chờ tiếng
tiêu của anh. Năm phút sau vẫn yên lặng, hé mắt ra tôi thấy anh thui
cái ống tiêu một cách từ tốn. Mãi tới lúc đó anh ta mới nói với tôi:
"Phải thui thì tiếng mới trong."
Rồi tiếng tiêu cất lên, khi trầm khi bổng. Tôi nhớ một đoạn của Kim Dung viết về tiếng tiêu của Nhậm Doanh Doanh trong bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ,
diễn tả tiếng tiêu ngưng lại lúc bách điểu chia ly, trăm hoa tàn tạ,
gió lặng, tuyết tan, vũ trụ ngưng trong cảnh tịch mịch đó. Tôi cho là
tiếng tiêu của Doanh Doanh cũng hay đến thế này là cùng, bởi lẽ Doanh
Doanh là một nhân vật do trí tưởng tượng phong phú của Kim Dung tạo nên.
Tiếng tiêu của người lính Biệt động quân này có lúc làm tôi bay bổng
chín từng trời, có lúc dồn dập như đoàn xe hàng trăm chiếc hàng ngang
chạy băng trảng cỏ, có lúc cuồn cuộn như nước sông Ba, có lúc thê lương
như tiếng khóc của đứa bé chào đời ngoài đồng trống. Tôi quên hết quá
khứ với những mong ước thời trai trẻ, quên hết hiện tại nóng hổi của
đoàn triệt thoái kỳ lạ hôm nay, tôi quên cả tương lai vất vả. Hình như
tôi vẫn ngủ, tiếng tiêu vẫn mơ hồ lẩn quất bên tai.
Ngày N + 5, 3 giờ chiều
Trực thăng mang sắt PSB đến sông Ba, không thấm vào đâu với nhu
cầu của công binh, song cũng đủ cho một lằn đường trên bãi cát. Khi bay
ngang qua chỗ cây cầu gỗ nhỏ, có người khênh ra một cái băng ca, người
phi công động lòng trắc ẩn sà xuống, vài người khênh người bi nạn lên,
rồi người ta ùa tới, phi cơ phải cất cánh khẩn cấp. Bây giờ chắc không
có ai dám đáp xuống đám đông hỗn loạn này.
Buổi chiều bọn trẻ ùa xuống nước. Chúng la hét, nghịch ngợm ồn cả một vùng. Bóng mấy người vợ lính lui cui với bầy con nhỏ.
Ngày N + 5, 5 giờ chiều
Gặp Thái Tăng An giữa cầu. An vẫn giữ được nụ cười tươi. Tôi
theo An về xe anh, vẫn có ly cà phê buổi chiều. An là loại người cần cà
phê hơn cơm, ngày một bữa cơm đủ rồi nhưng cà phê phải ba cữ. Tốt nghiệp
trường Mỹ thuật Huế, anh vẫn vẽ mỗi khi rảnh rỗi. Anh nói, nếu thoát về
được sẽ ghi lại trên khung vải những hình ảnh đặc biệt của chuyến đi
này.
Ngày N + 5, 7 giờ tối
Đài BBC loan tin về cuộc di tản của chúng tôi . Phải công nhận
là bản tin xác thực. Trong phần bình luận, luận điệu của đài này có vẻ
thiên tả. Nó không được vô tư. Tôi văng tục. Tuy nhiên trong phần tin
chiến sự quân khu 1, tôi nghe được một chút tin về tướng Trưởng đã mang
vợ con từ Sài Gòn ra Đà Nẵng. Ông quyết giữ Huế và Đà Nẵng bằng mọi giá.
Bây giờ là mười giờ tối của ngày 22-3-1975. Đêm nay là đêm thứ sáu của cuộc hành trình. Tôi đứng trên mui xe, nhìn bao quát cả vùng. Trăng hôm nay thật sáng, sáng dị thường, sáng đến độ tôi có thể thấy những con dơi chao muỗi chợt tới, chợt lui giữa bầu trời sữa. Suốt đêm qua và cả ngày nay tôi thấy xe cứ ùn ùn kéo đến, cái đuôi mỗi lúc một tăng trưởng. Rồi người đi bộ, gánh gồng bồng bế nhau tới, có người già chống gậy, có em bé còn ẵm ngửa, phần lớn đều nghèo, chắc chắn là nghèo, hoặc là bắt đầu nghèo. Chập tối nay, xướng ngôn viên của đài Đông kinh đã mệnh danh cho đoàn người là những người "bỏ phiếu bằng chân". Tôi có mặt trong đoàn người này, khởi đi từ cao nguyên trung phần, quân và dân ba tỉnh Pleiku, Kontum, Phú Bổn xuôi về miền duyên hải. Cái gì chở họ ở nơi sẽ đến?
Bây giờ là mười giờ tối của ngày 22-3-1975. Đêm nay là đêm thứ sáu của cuộc hành trình. Tôi đứng trên mui xe, nhìn bao quát cả vùng. Trăng hôm nay thật sáng, sáng dị thường, sáng đến độ tôi có thể thấy những con dơi chao muỗi chợt tới, chợt lui giữa bầu trời sữa. Suốt đêm qua và cả ngày nay tôi thấy xe cứ ùn ùn kéo đến, cái đuôi mỗi lúc một tăng trưởng. Rồi người đi bộ, gánh gồng bồng bế nhau tới, có người già chống gậy, có em bé còn ẵm ngửa, phần lớn đều nghèo, chắc chắn là nghèo, hoặc là bắt đầu nghèo. Chập tối nay, xướng ngôn viên của đài Đông kinh đã mệnh danh cho đoàn người là những người "bỏ phiếu bằng chân". Tôi có mặt trong đoàn người này, khởi đi từ cao nguyên trung phần, quân và dân ba tỉnh Pleiku, Kontum, Phú Bổn xuôi về miền duyên hải. Cái gì chở họ ở nơi sẽ đến?
Ngày N + 6, 6 giờ sáng
Ngày thứ ba ngừng lại ở đập Đồng Cam. Sáng nay dậy sớm, mãi tới hôm nay tôi mới để ý đến một cái chòi vịt, người nông dân chủ chòi ở đây, vẫn lầm lũi dậy sớm cùng với ánh sáng mặt trời, một đàn vịt chừng hơn ngàn con vịt nhỏ, bằng nắm tay, những con vịt lội ngược dòng nước xiết, trong khi kẻ chăn lững thững đi trên bờ.
Ngày N + 6, 8 giờ sáng
Song song với dòng nước, song song với con đường là hai quả đồi
nhỏ. Một đồn địa phương quân án ngữ trên đỉnh ngọn đồi. Sáng nay địch
quân đã có mặt ớ đỉnh đồi còn lại. Chúng sử dụng súng cối bắn qua đồn,
quân trú phòng ở đồn này phản pháo lại. Tôi nghe rõ tiếng depart của cả
hai bên. Tôi thấy rõ những trái đạn nổ trên cả hai ngọn đồi. Mỗi bên bắn
vài trái rồi thôi. Đoàn người đứng xem một cách vô tư.
Rõ ràng là địch quân chưa muốn đánh vào đoàn người. Chúng chỉ
muốn cầm chân chúng tôi tại đây. Với hàng trung đoàn làm chốt trong đoạn
đường hai mươi cây số cuối cùng. Với cái đích pháo kích sáng nay. Rõ
ràng ý định của địch là muốn bắt sống, hoặc tiêu diệt trọn vẹn chúng
tôi. Điều đó tôi nghĩ chúng có thể làm được, nếu tiểu khu Phú Yên không
mở đường được, nếu đoàn người cứ ở lại đây, không tiếp tế, không lương
thực.
Ngày N + 6, 4 giờ chiều
Đủ mọi tin đồn bao phủ đoàn xe. Tin có kích thước lớn như miền
Nam còn từ Phan Rang trớ vào, một vùng trái độn từ Phan Rang trở ra giao
cho Mặt trận Giải phóng, tin kích thước nhỏ xảy ra trong đoàn người như
phụ nữ bị hiếp dâm.
Ngày N + 6, 11 giờ đêm.
Đêm nay đài BBC và Đông Kinh đều nói tới hai cái túi người khổng
lồ ở Đà Nẵng và Nha Trang, Cam Ranh. Thế là tướng Trưởng đã bỏ Huế. Dân
Huế, Quảng Tín, Quảng nam, Quảng Ngãi, đổ dồn về Đà Nẵng. Dân Tuy Hoà,
Qui Nhơn đổ dồn về Nha Trang, Cam Ranh. Chiến sự vùng đồng bằng sông Cửu
Long cũng sôi động không kém. Tôi nghĩ đến những người dân xứ Quảng,
những đồi cát chập chùng ven biển và những cơn gió Lào.
Cả quân khu 1 chỉ còn Đà Nẵng thoi thóp hỗn loạn. Hàng triệu
người đã bỏ tất cả ra đi về miền Đất Hứa. Nhưng Đất Hứa sau cùng chỉ là
những đám mây trôi nổi trên trời. Từ ba tối nay tôi đã nhường ca bin cho
hai em nhỏ bị sốt. Tôi ngủ trên một cái võng làm bằng một cái vải bạt
nhà binh, mắc giữa hai cản xe. Tôi nằm quay đầu về con nước, trăng lồng
lộng trên trời, phản chiếu lấp lánh trên dòng nước chảy mạnh thành những
vết sáng loang loáng. Từ lúc nghe tiếng tiêu của người lính biệt động
quân tôi tỉnh táo vô cùng.
Có tiếng khuấy nhẹ nước đâu đây, có tiếng phụ nữ, tôi hướng về
tiếng động, chừng ba chục thước trước mặt tôi một cậu bé chừng mười tuổi
đứng yên lặng trên bờ. Hai thiếu nữ nhô đầu khỏi dòng nước, chắc chắn
phải là thiếu nữ thanh tân, bởi tôi thấy rõ hai mái tóc dài. Có lẽ cậu
bé đứng canh chừng cho hai chị tắm. Chắc chắn họ phải rất trẻ, bởi nếu
không họ đã tắm ban ngày cùng với vợ con binh sĩ. Phải là thiếu nữ thanh
tân mới e thẹn như thế. Tôi đã được xem hình chụp bức họa Les Baigneuses
nổi danh thuở xưa, vô tình hôm nay tôi được chứng kiến những Baigneuses
của thời tao loạn, tắm giữa dòng nước thiên nhiên, dưới ánh trăng lồng
lộng. Trước mặt là những chốt của tử thần, sau lưng đường về nhà cũ đã
hết. Dĩ nhiên là họ tắm có áo quần, nhưng quả tình là đẹp. Tiếc thay
không có Thái Tăng An ở đây, anh đã lỡ một cơ hội gợi hứng cho một bức
tranh đẹp. Hãy tắm lẹ lên các em, mặc dù thâm tâm tôi muốn các em tắm tự
nhiên, thoải mái, khỏa thân trong dòng nước bạc. Tôi không phải đạo đức
thật, lại càng không phải đạo đức giả, song trong cảnh trăng nước này,
các em lại tắm với áo quần thì tôi thấy có một cái gì bất ổn. Tôi chỉ
muốn chiêm ngưỡng một nhan sắc, không hề có một chút dục tính nào trong
khung cảnh này.
Tôi ngủ ngon, trăng cao ở trên trời, trong giấc ngủ tôi nghe
được tiếng tiêu của người lính nọ, tiếng tiêu dồn dập, háo hức, với hình
ảnh hai cô bé tắm khỏa thân trong trăng nước.
Ngày N + 7, 3 giờ 30 sáng
Có tiếng nổ lớn ở phía sông Ba, rồi những tiếng súng nhỏ vang
lên đệm nhịp. Từ nóc xe tôi nhìn thấy những luồng đạn lửa, thỉnh thoảng
có những tiếng nổ lớn cùng với ánh lửa bùng ra. Đích tấn công đoạn cuối
chưa qua sông. Chắc chắn không phải là pháo kích, không có tiếng nổ
depart, những tiếng nổ lớn đó phải là lựu đạn, bộc phá. Chúng tôi qua
sông đã ba ngày. Đoạn cuối này hầu như phần lớn là dân chúng, không có
ai chỉ huy.
Ngày N + 7, 6 giờ 30 sáng
Từ rạng sáng nhiều toán người đã tới, họ đã đi ngay sau khi cuộc
đột kích chấm dứt. Trận đánh chỉ kéo dài mười lăm phút. Một số xe bị
phá hủy, một số người chết và bị thương. Một số khác qua sông ngay trong
đêm, lầm lũi đi giữa rừng. Lác đác đã tới đây, từng tốp. Có người ngừng
lại ở cuối đoàn xe, nhiều người nét mặt sợ hãi còn vương trên đôi mắt,
hốt hoảng tiến lên, ngừng lại ở đầu đoàn xe. Cả ngàn chiếc còn kẹt lại
bên kia sông Ba.
Có tiếng xì xầm trong bụi lau trước mặt, những cây lau rung
rinh. Sợ địch quân có thể tấn công bất ngờ như đã làm trước đó, tôi vẫy
hai người lính, cùng rón rén lại gần. Một cảnh thương tâm trước mặt, một
em nhỏ chừng mười ba tuổi nằm trên cáng. Cáng được cột bởi những cây
gậy đi rừng, rõ ràng là một cáng hướng đạo. Em bé chân trái bị mảnh đạn
cắt gần lìa đầu gối, máu ướt đầm lớp quần áo buộc quanh vết thương, đôi
mắt em thất thần, em vẫy ba người bạn lại, hai em chừng mười bốn và một
em chừng mười một. Em nói với các bạn một cách rõ ràng cương quyết:
"Minh, Ngọc, hãy bỏ tao lại đây, hãy đi với mọi người. Chắc tao không thể sống được. Mang theo tao tụi mày sẽ không thoát khỏi đây."
Tôi thấy vẻ ngập ngừng của hai đứa lớn. Tôi tiến lại gần và nói với tất cả:
"Các em đi trước đi. Để em bị thương ở lại đây, tôi có bác sĩ lo hộ."
Tôi đã nói dối. Tôi biết chắc em bị thương không thể sống nổi.
Cái chân trái gần cụt hẳn, máu ra như suối cả mấy tiếng đồng hồ rồi. Tôi
biết một bác sĩ Thiết giáp, tôi nhớ xe ông ta cách xe tôi chừng trăm
thước. Tôi bảo người lính đi tìm, rồi hối hai em Minh và Ngọc phải đi
ngay đi. Em nhỏ nhất bây giờ mới tiến lên mở ba lô lấy một chiếc chăn
mỏng, đắp lên người bạn bất hạnh. Cả ba lùi lại tôi thấy các em chào
nhau bằng kiểu chào hướng đạo. Ba đứa trẻ quay đi, nước mắt dàn dụa.
Bóng ba đứa lúp xúp trên mặt đường. Dường như mọi người còn ngủ cả. Chập
sau vị bác sĩ tới, ông ta nói với tôi kín đáo, em nhỏ không thể cứu
nổi, mạch đập loạn lắm rồi. Vả lại ông ta cũng chằng có gì để hành nghề
cả, ông chỉ có được một mũi an thần cho nó dịu bớt cơn đau. Chỉ còn có
thể để giúp em bình yên đi vào giấc ngủ sau cùng.
Ngày N + 7, 8 giờ sáng
Đoàn người đã ngừng lại đây bốn ngày. Sáng nay sau khi những
người đi bộ từ sông Ba tới cho biết đích xác tình hình phía sau, một số
người nôn nóng, họ mạo hiểm, mặc thường phục, chạy xe Honda, Suzuki,
Vespa đi trước. Có chừng hơn trăm chiếc xe, khoảng độ trên hai trăm
người. Họ tập họp thành đoàn, khởi hành thật từ tốn. Cứ y như là một
cuộc đi cắm trại vùng quê. Tôi có vài người lính trong đám người mạo
hiểm này. Nhiều người phía đầu đoàn xe, leo lên cao nhìn bóng họ xa dần
xa dần.
Có tiếng súng đại liên ở trước mặt, tiếng AK nổ thật ròn. Súng
nổ liên hồi trong vòng mười phút. Chập sau vài kẻ mạo hiểm trở về, địch
đã xả súng bắn vào những người này không thương tiếc. Chúng chờ cho cả
đoàn lọt vào ổ phục kích mới khai hỏa, không có vụ bắn dọa. Chúng bắn
chí tình. Súng đại liên có sẵn yếu tố tác xạ bắn như mưa bấc từ phía
sau, phía trước ập lại, súng nhỏ bắn tự động ngang hông. Vài kẻ chạy lẹt
đẹt sau cùng thoát nạn. Trung sĩ nhất Mười, người lính cũ của tôi thoát
nạn, anh là một trong những kẻ dẫn đầu, khi địch quân khai hỏa, anh bò
nhảy đại xuống nước, núp vào một bụi lau. Anh thấy rõ chi tiết của cuộc
thảm sát. Những kẻ bị thương nặng bị thanh toán ngay tại chỗ, vài người
bị thương nhẹ bị bắt sống mang đi. Xác chết kéo dài cả cây số, xe cộ nằm
tênh hênh giữa đường. Mười chờ cả tiếng đồng hồ sau, anh nương theo
những bụi lau ven bờ, quay ngược về chỗ cũ.
Ngày N + 7, 10 giờ tối
Đài BBC loan tin Đà Nẵng di tản, địch đã vào Quảng Ngãi từ hai
ngày trước. Phía nam cao nguyên, Lâm Đồng bị uy hiếp nặng nề. Giọng bình
thản của người xướng ngôn viên tả cảnh Đà Nẵng, khiến tôi tưởng như
đang nghe đọc truyện ở địa ngục.
Ngày N + 8, 7 giờ sáng
Hôm nay là ngày thứ chín của cuộc hành trình. Tôi đã ngừng ở đập
Đồng Cam được sáu đêm năm ngày. Khoảng thời gian này tôi nghiệm thấy
cái vô nghĩa của kiếp người. Sống được trong khoảng thời gian này đã
khó, sống cho ra người, một con người đúng nghĩa còn khó hơn. Tôi thấy
tội nghiệp cho tôi, tội nghiệp cho mọi người, cho cả người cán binh bên
kia chiến tuyến.
Mấy tối nay, qua các đài phát thanh ngoại quốc, tôi thấy rõ tất
cả đều là lừa bịp. Bàn cờ đã đến hồi kết thúc, người ta sắp xóa đi đánh
ván khác. Rõ ràng miền Nam sắp trở thành một quân cờ thí.
Ngày N + 8, 4 giờ chiều
Một chiếc trực thăng bay thật thấp trên đầu đoàn xe, tôi nhìn rõ
Kim Tuấn và Võ Sum trên đó, Sum thò cả nửa người ra ngoài, anh thu hình
đoàn người ti nạn, Kim Tuấn phía sau, với tay ra ngoài liệng xuống
những ổ bánh mì trong các túi ni lông. Rán đi các bạn ta, hãy thu hình
cho trọn đoàn người, hãy nhớ kỹ từng khúc. Hãy nói to với mọi người về
hình ảnh mà các anh đã thấy.
Ngày N + 8, 10 giờ đêm
Đà Lạt vừa mất. Lâm Đồng đứng như một ốc đảo giữa rừng. Đài BBC
nói đến các hình ảnh đẹp của sinh viên sĩ quan Võ bi Đà Lạt. Họ đã làm
trắc diện và đoạn hậu cho quân dân ở đây xuôi xuống Nha Trang. Đoàn di
tản này tương đối có kỷ luật và tổ chức chặt chẽ nhất.
Lại thêm một thành phố thân yêu nữa mất đi. Cầu mong cho những
người thân và bằng hữu ở đây tới được chỗ an lành. Kể từ hôm nay, trọn
quân khu I đã mất, quân khu II chỉ còn lác đác vài tỉnh duyên hải. Bây
giờ Qui Nhơn là ải địa đầu, chiến trận khốc liệt tại quận Bồng Sơn, một
quận lỵ trù phú nằm trên quốc lộ 1, với những rừng dừa cao vút và thẳng
tắp ở đây đang hứng chịu những lằn đạn oan nghiệt.
Ngày N + 9, 4 giờ chiều
Hai phi tuần A37 ào tới như một cơn lốc. Tôi thấy rõ những trái
bom rơi xuống từ phi cơ. Bom đánh trước mặt đoàn xe chừng hơn cây số.
Tôi nghe rõ tiếng phòng không của địch bắn trả. Mãi tới hôm nay mới có
không yểm. Điệu này ngày mai chúng tôi có thể dọt. Tôi nói với người tài
xế già:
"Ông coi lại xe cộ trong buổi chiều nay, rán đừng chết máy giữa đường."
Ngày N + 9, 6 giờ chiều
Gặp bác sĩ Cao Huy Tích, thuộc Quân y viện Phú Bổn, xe của anh
hư, tôi mời về xe tôi bất cứ lúc nào. Đúng lúc này gã họ Thái lại tới
tìm tôi san sẻ một chút cà phê vừa kiếm được. An nói có lẽ ngày mai mà
không dông được, thì ngày mốt anh sẽ tính đi bộ cùng một số nhỏ những
lính thuộc tiểu đoàn 20 Chiến tranh Chính tri. Họ có một hướng dẫn viên
người địa phương. Cứ men theo sông Ba khoảng vài cây số, có một con
đường mòn, đường đi tắt của những người nông dân trong vùng này lội bộ
đến Tuy Hoà. An nói với tôi, nếu muốn hãy đi cùng anh, không thể chở đợi
đây lâu hơn. Tin tức ngày càng tồi tệ. Tôi trả lời anh tôi còn hai đêm
để quyết định việc này. Tuy trả lời vậy, song tôi biết chắc tôi sẽ không
tham dự việc này.
Ngày N + 10, 8 giờ sáng
Hôm nay là ngày 27-3-1975. Chúng tôi dời Pleiku được mười một ngày. Nằm ở đập Đồng Cam này vừa đúng một tuần. Tôi vẫn chưa thấy cái đập tuy rằng nó ở cách chỗ chúng tôi chừng ba cây số. Có tiếng động cơ trực thăng lại gần, chúng xuất hiện từ xa như những chấm đen, lớn dần, lớn dần rời bất thần chúng xả những làn khói trắng về phía sau, trong khi những hỏa tiễn lao về phía trước.
Đám đông bỗng hỗn loạn, người chạy ngược xuôi, trong chớp mắt
không một ai còn ở mặt đường. Đêm qua người ta đã xì xào về đoạn đường
hôm nay. Hàng ngàn động cơ như rú lên cùng một loạt. Cùng lúc đó trên
trời xuất hiện thêm hai phi tuần A37. Người phi công gan dạ bay thật
thấp, tôi thấy rõ cái mũ tròn và bộ đồ bay màu da cam, anh vẫy chào đoàn
xe phía dưới, rồi vọt cao lên trời, lên cao mãi nhỏ như một con én,
bỗng chúc đầu lao xuống. Tôi thấy những cụm khói nhỏ bên hông tầu, những
cụm khói của đại bác phòng không nở ra những bông hoa trắng trên nền
trời xanh bát ngát. Phi cơ vẫn lao xuống với tốc độ phản lực, xuống thấp
sát những ngọn cây trên đỉnh núi, một trái bom thoát khỏi thân tầu,
cùng lúc với chiếc phi cơ vọt thẳng lên trời.
Từng trái một, hai chiếc A37 như không biết có những khẩu phòng
không dưới đất, đạn đan như lưới trên trời, những bông hoa trắng nở ra
liên hồi. Như một cuộc biểu diễn của các tay bay lão luyện, mấy chiếc
trực thăng cũng góp mặt, chúng chợt tới, chợt lui như những con dơi chao
muỗi, chòng chành như những con thuyền giữa sóng lớn, ở cao độ thấp
hơn, phóng những hỏa tiễn xuống vị trí địch.
Trái bom cuối cùng đã thả, hai chiếc A37 vọt lên trời như những
chiếc pháo thăng thiên, hai người phi công gan dạ vòng về cuối đoàn xe,
họ bay ngay trên đầu mọi người, họ vẫy cánh chào từ biệt ở phía trước
mặt, rồi lên cao, và khuất lấp giữa trời.
Bây giở là 8 giờ 40 phút, một chiếc trực thăng bay sà sát trên đầu chúng tôi, người xạ thủ đại liên nhô nửa mình ra khỏi thân tầu, rõ ràng anh khoát tay về phía trước. Máy xe vẫn nổ, phải chăng đây là hiệu lệnh lên đường. Có sự nhúc nhích phía trước, rồi đoàn xe cựa mình tiến tới, từ giã xóm nhỏ bên đường. Giã từ cái chòi vịt im lìm, giã từ người nông dân chủ chòi lầm lũi bên con nước xiết. Đại bác nổ rền từ phía trước, đây là những khẩu đại bác phòng không của chúng tôi, cũng may có được vài xe thiết giáp phòng không dẫn đầu, mấy người xạ thủ tác xạ vào bất cứ chỗ nào khả nghi, từng tảng đá lớn tung lên, từng ngôi nhà tranh bốc cháy. Tôi biết có nhiều ngôi nhà cháy oan, có nhiều người vô tội chết.
Bây giở là 8 giờ 40 phút, một chiếc trực thăng bay sà sát trên đầu chúng tôi, người xạ thủ đại liên nhô nửa mình ra khỏi thân tầu, rõ ràng anh khoát tay về phía trước. Máy xe vẫn nổ, phải chăng đây là hiệu lệnh lên đường. Có sự nhúc nhích phía trước, rồi đoàn xe cựa mình tiến tới, từ giã xóm nhỏ bên đường. Giã từ cái chòi vịt im lìm, giã từ người nông dân chủ chòi lầm lũi bên con nước xiết. Đại bác nổ rền từ phía trước, đây là những khẩu đại bác phòng không của chúng tôi, cũng may có được vài xe thiết giáp phòng không dẫn đầu, mấy người xạ thủ tác xạ vào bất cứ chỗ nào khả nghi, từng tảng đá lớn tung lên, từng ngôi nhà tranh bốc cháy. Tôi biết có nhiều ngôi nhà cháy oan, có nhiều người vô tội chết.
Làm sao hơn được trong lúc đây là đoàn xe chạy chết. Đoàn xe
khởi đi như một con thú dữ, địch bám sát hai bên đường, chúng tôi bứng
từng chốt, đại bác 37 1y, bốn nòng bắn trực xạ cho những mục tiêu trong
vòng ba trăm thước. Đoàn xe chạy tới đâu, ghi dấu khói lửa hai bên vệ
đường đến đó. Địch chôn nhiều mìn trên đường, khoảng hai cây số đầu
tiên, chúng tôi bứng đi được một chốt lớn. Địch pháo vào đoàn xe, bây
giờ chúng đã biết đoàn người quyết đi, đã biết chúng tôi cố mở đường máu
trở về, và dĩ nhiên địch quyết ngăn lại bằng mọi giá.
Một trái 82 ly rớt trên mặt đường phía sau xe tôi chừng năm chục
thước, trái đạn nổ ngang hông một xe Jeep, hai người chết ngay, vài
người bị thương. Làm sao chúng tôi có thể mang những người chết theo,
người chết được đặt bên vệ đường, xe sau tiến tới, chiếc xe Jeep được
hất ra khỏi lề. Từng chốt một, những chiếc thiết giáp mở đường ngừng
lại, những người lính biệt kích tiến lên, họ thanh toán nốt mục tiêu,
ghi dấu những trái mìn phát hiện bằng những tờ giấy được chặn bởi một
cục đá. Họ dò mìn bằng đôi mắt, bằng kinh nghiệm, làm sao tránh khỏi
những trái mìn chôn giấu kỹ. Bây giờ làm gì có thời gian sử dụng máy dò
mìn, vả lại địch cũng mới bôn tập tới đây, chúng cũng không có đủ thời
gian để chôn giấu kỹ.
Bây giờ đập Đồng Cam thấp thoáng trước mắt, nằm vắt ngang dòng
nước. Con đập thật nhỏ, thật cũ, những thành cầu sắt bắc xung quanh nên
trông giống một cây cầu hơn là một cái đập. Qua khỏi đập là một thôn xóm
nhỏ, những mái nhà lá nằm sát nhau, nổi bật trên cánh đồng, địa thế bây
giờ chỉ còn những trái đồi nhỏ, sát hai vệ đường là cánh đồng cỏ lát.
Súng nổ ran phía trước, và chiếc thiết giáp đầu đoàn bò chậm chạp trên
cầu.
Ngày N + 10, 11 giờ sáng
Bốn cây số đã qua với một tiếng đồng hồ. Địch pháo trước mặt,
đoàn xe ngừng lại. Chiếc thiết giáp chạy ở phía đầu đoàn xe quay nòng
qua trái, tôi thấy rõ một tòa cổ miếu nằm thênh thang giữa đồng bi bứng
hẳn lên, thấp thoáng xa xa, bóng của những người lính biệt kích thoăn
thoắt hai vệ đường, đoàn xe tiến tới từng thước đất, từng thước đường.
Đường cái quan tương đối rộng, xe Honda họp thành hai trắc diện dị kỳ.
Ngày N + 10, 11 giờ 30
Xe tôi đã qua khỏi đập Đồng Cam, dòng nước bây giờ mở rộng sau
cái đập, chừng năm chục thước bề ngang, nước chảy lờ đờ, những đám lộc
bình trôi hờ hững. Tôi ngửi thấy mùi thối của những xác chết lâu ngày,
cùng với sự xuất hiện của những căn nhà đầu tiên, vài căn đang cháy dở,
cái thôn xóm nghèo chừng năm mươi nóc gia, bỗng nhiên mang cơn đại họa.
Bây giờ mùi thối đã bớt đi, bởi những căn nhà cháy khét lẹt. Cuối thôn
con đường quẹo phải, một cây cổ thụ che khuất tầm nhìn, mùi thối lại
xông lên nồng nặc. Qua khỏi khúc quẹo con đường mở ra trước mắt, hàng
trăm chiếc xe Honda, Suzuki, Vespa nằm rải rác trên một đoạn đường một
cây số. Người chết khắp nơi trên khúc đường này. Đây là những kẻ mạo
hiểm của ba ngày trước, những người mang tính mạng ra đánh một canh bạc
cuối. Họ đã tính sai về lòng nhân đạo của những người bên kia.
Nắng như đổ lửa trên đầu, hơi người chết xông lên khiến cho
nhiều người lộn mửa. Tôi trông thấy chiếc Vespa trắng của trung sĩ nhất
Khánh, một người lính cũ của tôi. Không biết Khánh có thoát nạn không?
Chúng tôi ngừng lại giữa những xác người ngổn ngang. Nhiều xác đã trương
lên, nhiều xác đã bắt đầu chảy nước vàng. Mấy người biệt động quân giả
lại một lần nữa có dịp trở thành những con thú, họ gỡ những chiếc đồng
hồ tay của người chết, họ bỏ xe hơi xuống đi bộ kiếm những xe còn tốt
của người đã chết.
Ngày N + 10, 1 giờ trưa
Ba xác chết trôi lững lờ trên dòng nước, một xác trương to và
trắng như một con heo cạo. Kỳ lạ một điều là hình như chúng tôi không
thể vượt khỏi ba xác chết này, bởi lẽ chúng tôi vừa chạy vừa bứng chốt
đằng trước. Cứ khoảng hai cây số một chốt lớn, ngừng lại chờ thiết giáp
và biệt kích dọn xong con đường. Khoảng thời gian chờ đợi này, ba cái
xác cứ tuần tự lướt qua.
Ngày N + 10, 2 giờ 30 chiều
Đoàn xe tới một làng tương đối trù phú, có vài ngôi nhà gạch ngói đỏ tươi, có những cây cau cao đang trổ trái. Làng ở bên kia dòng nước, tôi thấy những chiếc cầu nhỏ để dân chúng xuống tắm giặt. Địch bắn từ bìa làng, hàng ngàn cây súng trên đoàn xe đáp lễ, M79 đệm nhịp như pháo cối. Ít nhất cũng nửa làng ra tro. Dòng nước vẫn chảy thẳng, ba cái xác người lơ lửng trôi xa.
Bây giờ chúng tôi quẹo trái về quận Hiếu Xương, mười ba cây số được đánh đổi bằng sáu tiếng đồng hồ, chỉ còn ba cây số nữa chúng tôi bắt tay được với địa phương quân, họ có hai tiểu đoàn ở đây, mở đường hơn tuần lễ không được. Gặp họ kể như chúng tôi thoát hiểm. Trận đánh giảm cường độ, bây giờ chỉ còn súng nhỏ nổ từng chập. Người ta không còn xả súng bắn bừa vào những chỗ khả nghi nữa. Lác đác dọc dường, dân địa phương xuất hiện, những người dân hiền hòa ở đây, bầy ra vệ đường từng lu nước lạnh, từng mẹt trái cây, và thức ăn tạm cho người chạy giặc đỡ đói lòng.
Có một lúc im tiếng súng, tôi nhìn về phía sau, đoàn xe bị cắt
ra làm nhiều quãng, xe hai bánh và người đi bộ lũ lượt trên đường, trám
vào các quãng trống đó nên đoàn xe hầu như vẫn liền lạc. Bọn lính trên
xe tôi nói cười huyên náo.
Một trái khói tím trước mặt, một tràng M16 nổ vu vơ, mấy chiếc xe đầu đoàn ngừng lại, rồi một chiếc xe Jeep tách ra đậu ven đường, vài người lính biệt kích từ trên xe bước xuống, họ tiến vào một khoảng trống có nhiều ngôi mộ cổ, những ngôi mộ có tường bao quanh như một lăng tẩm nhỏ. Vài phút sau họ trở ra, một người lính biệt kích khoát tay, cả đoàn xe từ từ chuyển, chiếc xe Jeep vẫn đậu ở đó, mấy người lính biệt kích đứng tản mát chung quanh, trong khi vị chỉ huy của họ ngồi bất động trên xe Jeep.
Đột nhiên chiếc xe Jeep nghiêng đi, cùng với một bó lửa tỏa ra, xe bốc cháy, một trái B40 bắn sẻ đã kết liễu vi sĩ quan biệt kích. Sự kiện xảy ra như chớp mắt, trước mặt xe tôi chừng năm chục thước. Xác người sĩ quan đổ xuống, nửa thân trên nhô hẳn ra thành xe. Những người lính biệt kích chồm dậy, họ túa vào mấy ngôi mộ, đạn rít bên tai, đạn cầy dưới đất. Họ xung phong vào địa thế trống trải, thượng liên đích nổ ròn tan. Một người lính biệt kích đang chạy, bật ngửa về phía sau, anh bi thương ở chân, lăn người hai vòng, núp vào một bờ đất nhỏ, trong khi các bạn anh bọc vòng hai cánh. Nhiều tiếng M79 nổ, từ phía sau mấy ngôi mộ. Ba người áo đen từ trong mấy ngôi mộ chạy ra, nhưng không chạy được xa, ngã vật xuống bởi những làn đạn của những tay súng lão luyện. Chúng ngã xuống cùng lúc với một trái lựu đạn nổ trên đầu.
Trận đánh diễn ra không đầy năm phút, kể từ lúc trái B40 nổ, cho tới khi những người lính biệt kích trở về khiêng xác vị chỉ huy của họ xuống, mui xe Jeep vẫn cháy âm ỉ.
Những người lính biệt kích này, đã theo chúng tôi suốt đoạn đường. Đêm đêm, họ vẫn âm thầm đi kích để bảo vệ cho đoàn xe. Chỉ còn một cây số nữa là bạn. Trong 6 tiếng đồng hồ liên tục, những người này đã giẫm nát những chốt địch.
Bây giờ là bốn giờ rưỡi ngày 28-3-1975. Vĩnh biệt người sĩ quan biệt kích vữa nằm xuống, vĩnh biệt người chết dọc đường, vĩnh biệt những người đã nằm xuống cho chúng tôi kéo dài hơi thở. Khoảng bao lâu nữa chúng tôi sẽ thiếu khí trời. Tôi nhớ đến tiếng tiêu của người lính biệt động quân, cái vô nghĩa của kiếp người, trong một sát na ngắn ngủi.
Có thể tối nay, những người dân Sài Gòn, những người dân ở các vùng yên bình tạm bợ sẽ được nghe một mẩu tin nhỏ trên các đài phát thanh hoặc trên màn ảnh nhỏ: "Quân và dân ba tỉnh Kontum, Pleiku, Phú Bổn đã đến được Tuy Hoà."
Một trái khói tím trước mặt, một tràng M16 nổ vu vơ, mấy chiếc xe đầu đoàn ngừng lại, rồi một chiếc xe Jeep tách ra đậu ven đường, vài người lính biệt kích từ trên xe bước xuống, họ tiến vào một khoảng trống có nhiều ngôi mộ cổ, những ngôi mộ có tường bao quanh như một lăng tẩm nhỏ. Vài phút sau họ trở ra, một người lính biệt kích khoát tay, cả đoàn xe từ từ chuyển, chiếc xe Jeep vẫn đậu ở đó, mấy người lính biệt kích đứng tản mát chung quanh, trong khi vị chỉ huy của họ ngồi bất động trên xe Jeep.
Đột nhiên chiếc xe Jeep nghiêng đi, cùng với một bó lửa tỏa ra, xe bốc cháy, một trái B40 bắn sẻ đã kết liễu vi sĩ quan biệt kích. Sự kiện xảy ra như chớp mắt, trước mặt xe tôi chừng năm chục thước. Xác người sĩ quan đổ xuống, nửa thân trên nhô hẳn ra thành xe. Những người lính biệt kích chồm dậy, họ túa vào mấy ngôi mộ, đạn rít bên tai, đạn cầy dưới đất. Họ xung phong vào địa thế trống trải, thượng liên đích nổ ròn tan. Một người lính biệt kích đang chạy, bật ngửa về phía sau, anh bi thương ở chân, lăn người hai vòng, núp vào một bờ đất nhỏ, trong khi các bạn anh bọc vòng hai cánh. Nhiều tiếng M79 nổ, từ phía sau mấy ngôi mộ. Ba người áo đen từ trong mấy ngôi mộ chạy ra, nhưng không chạy được xa, ngã vật xuống bởi những làn đạn của những tay súng lão luyện. Chúng ngã xuống cùng lúc với một trái lựu đạn nổ trên đầu.
Trận đánh diễn ra không đầy năm phút, kể từ lúc trái B40 nổ, cho tới khi những người lính biệt kích trở về khiêng xác vị chỉ huy của họ xuống, mui xe Jeep vẫn cháy âm ỉ.
Những người lính biệt kích này, đã theo chúng tôi suốt đoạn đường. Đêm đêm, họ vẫn âm thầm đi kích để bảo vệ cho đoàn xe. Chỉ còn một cây số nữa là bạn. Trong 6 tiếng đồng hồ liên tục, những người này đã giẫm nát những chốt địch.
Bây giờ là bốn giờ rưỡi ngày 28-3-1975. Vĩnh biệt người sĩ quan biệt kích vữa nằm xuống, vĩnh biệt người chết dọc đường, vĩnh biệt những người đã nằm xuống cho chúng tôi kéo dài hơi thở. Khoảng bao lâu nữa chúng tôi sẽ thiếu khí trời. Tôi nhớ đến tiếng tiêu của người lính biệt động quân, cái vô nghĩa của kiếp người, trong một sát na ngắn ngủi.
Có thể tối nay, những người dân Sài Gòn, những người dân ở các vùng yên bình tạm bợ sẽ được nghe một mẩu tin nhỏ trên các đài phát thanh hoặc trên màn ảnh nhỏ: "Quân và dân ba tỉnh Kontum, Pleiku, Phú Bổn đã đến được Tuy Hoà."
Hoàng Khởi Phong
(từ: talawas)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét