Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

Họa sĩ Rừng đã về với đại ngàn

 

Họa sĩ Rừng đã về với đại ngàn

Họa sĩ Rừng tức nhà văn Kinh Dương Vương, nhà thơ Dung Nham vừa ra đi ngày hôm nay 7 tháng 6 năm 2022 tại nam California, USA

 *

Trao đổi với báo chí, nghệ sĩ Nguyễn Trần Ưu Đàm, con trai họa sĩ Rừng, cho biết cách đây vài tháng, ông đã bị tai biến và phải điều trị tại bệnh viện. Nghệ sĩ Ưu Đàm đang sang Mỹ cùng gia đình để lo hậu sự. Hiện gia đình chưa có chương trình lễ tang cụ thể.

Họa sĩ Rừng tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1941, quê gốc Phú Thọ. Ông định cư ở Mỹ từ năm 1990. Ông ra mắt công chúng lần đầu với Triển lãm mùa xuân năm 1960 và từ đó đến nay đã có hơn 20 triển lãm trong và ngoài nước.

Trong các tác phẩm của mình, ông thường thể hiện những chủ đề thiên nhiên, đất nước, niềm hạnh phúc, khổ đau, chiến tranh. 

<!>

 

Họa sĩ Rừng đã về với đại ngàn - Ảnh 2.

Tác phẩm của họa sĩ Rừng - Ảnh: Facebook nhân vật

Họa sĩ Rừng đã về với đại ngàn - Ảnh 3.

Tác phẩm của họa sĩ Rừng - Ảnh: Facebook nhân vật

Nhà nghiên cứu Huỳnh Hữu Ủy từng nói: "Với họa sĩ Rừng, một thời kỳ dài trước năm 1975, luôn luôn đập vào mắt người xem những hình ảnh dữ dội, đẩy ta trở lại đối mặt với những gốc rễ nền tảng nguyên thủy. Những gốc rễ ăn sâu vào trái đất của nhục dục mà đâm chồi, nẩy nụ những cành lá xanh tươi siêu hình.

Rừng thích Salvador Dalí và Marc Chagall; nghệ thuật của anh có nhiều tính cách thơ mộng và quái dị mà anh đã nghiệm ra từ hai bậc thầy này, dĩ nhiên đã tinh lọc hoàn toàn qua cách nhìn của một nghệ sĩ Việt Nam" (trong chuyên luận Hai mươi năm hội họa miền Nam (1954 - 1975)).

 

Họa sĩ Rừng đã về với đại ngàn - Ảnh 4.

Chân dung họa sĩ Rừng - nhà văn Kinh Dương Vương qua ký họa của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Ảnh: GETTY IMAGES

Còn nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng thì nhận xét: "Rừng có một sức làm việc sung mãn. Anh vẽ nhiều, khai thác mọi thứ phương tiện trung gian để sáng tác - từ màu nước trên giấy, sơn dầu trên họa báo, sơn dầu trên vải bố, cắt dán giấy đến sơn mài... không chịu sự kìm tỏa bởi những khó khăn của điều kiện vật chất.

Thực tế sáng tác của Rừng cho thấy anh đã lãnh hội tất cả mọi hình thức biểu đạt của hội họa hiện đại phương Tây để biểu đạt chính mình trong mọi xung động nội tâm" (Họa sĩ, kẻ sáng tạo nên mình, Nhà xuất bản Mỹ Thuật, 2002).

Tôi linh cảm rằng nghệ thuật của tôi chỉ có thể lớn lên từ Việt Nam và cũng từ Việt Nam thế giới biết đến nghệ thuật của tôi: Một họa sĩ Việt Nam”

Họa sĩ Rừng

Họa sĩ Rừng đã về với đại ngàn - Ảnh 6.

Tác phẩm của họa sĩ Rừng - Ảnh: Facebook nhân vật

 

Năm 1987, ông mở triển lãm Bình minh mới với hầu hết là tranh khỏa thân, một chủ đề cấm kỵ lúc 

bấy giờ.

Những bức chân dung phụ nữ trần trụi với bầu ngực căng tròn trong các tác phẩm đã trở thành một đề tài bàn tán xôn xao vào thời điểm ấy và khích lệ những nghệ sĩ khác tự do sáng tác, thể hiện cái đẹp. Họa sĩ Rừng là hội viên Hội Họa sĩ trẻ Việt Nam (trước 1975) và Hội Mỹ thuật Việt Nam (sau 1975).

Dù sau này ở Mỹ nhưng ông vẫn thường xuyên về nước triển lãm tranh. Ngoài hội họa, ông còn sáng tác truyện (bút danh Kinh Dương Vương) và thơ (bút danh Dung Nham). Một số truyện ngắn nổi bật có thể kể đến như Những chiếc mặt nạ cười, Đường kiến, Xác kẻ thù, Kẻ đào ngũ, Mắt trời mù

 

Họa sĩ Rừng đã về với đại ngàn - Ảnh 7.

Tác phẩm của họa sĩ Rừng - Ảnh: Facebook nhân vật

Họa sĩ Rừng đã về với đại ngàn - Ảnh 8.

Tác phẩm của họa sĩ Rừng - Ảnh: Facebook nhân vật

Họa sĩ Rừng đã về với đại ngàn - Ảnh 9.

Tác phẩm của họa sĩ Rừng - Ảnh: Facebook nhân vật

Họa sĩ Rừng đã về với đại ngàn - Ảnh 10.

Tác phẩm của họa sĩ Rừng - Ảnh: Facebook nhân vật

Họa sĩ Rừng đã về với đại ngàn - Ảnh 11.

Tác phẩm của họa sĩ Rừng - Ảnh: Facebook nhân vật

Họa sĩ Rừng đã về với đại ngàn - Ảnh 12.

Tác phẩm của họa sĩ Rừng - Ảnh: Facebook nhân vật

 (từ: tt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đêm hội ở Phan Sơn - Lê Thanh Hùng

    Đêm hội ở Phan Sơn                                              Tặng anh K’Bé Em gái K’ho, cõng chiều qua núi Nắng nhảy ngập ngừ...