Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

Bùi Chát vẽ - Nguyễn Thị Hậu

 Họa sĩ Bùi Chát: Vì sao 29 bức tranh bị buộc phải tiêu hủy? - BBC News  Tiếng Việt

bùi chát triển lãm tranh

 

Hơn nửa tháng trước ngồi cà phê với nhau, Bùi Chát nói: cuối thàng 7 chị có đi đâu không? – Có đi em ạ. Có việc gì không? – Em có cuộc triển lãm tranh vào khoảng ấy… chị ở nhà thì hay quá…

Ôi giời! Thế là thi sĩ Bùi Chát lại thành họa sĩ à? Cả hai vợ chồng cùng vẽ thế thì “ông Bụp” sẽ sớm mần thi, chắc luôn!

Chơi với nhau gần 20 năm, tôi biết Bùi Chát làm gì cũng suy nghĩ cặn kẽ, có đường đi nước bước rõ ràng, quyết là tập trung làm, như hồi nào “đóng cửa” cả tháng trời và hoàn thành một tập thơ có cái bìa màu hồng “sến hết biết”. Nhưng tập thơ mỏng ấy đã mang lại cho tôi bao nghĩ suy về một thế hệ người làm nghệ thuật thời “hậu chiến” rất tài năng và nhiều tâm trạng.

Bữa đó, Bùi Chát nói với tôi về tinh thần của cuộc triển lãm tranh đầu tiên của mình, “những tình huống” trong cuộc sống mà con người phải vượt qua, đầu tiên là tự vượt qua chinh mình. Hội họa thì tôi dốt đặc cán mai dài cán thuổng, cũng như thơ vậy. Ấy thế mà làm sao toàn thân thiết với các nhà thơ và một ngày đẹp giời “bỗng dưng” họ trở thành họa sĩ. Vẫn biết là nghệ sĩ, hay chinh xác hơn là mang tâm thức nghệ sĩ, thì họ sẽ phải đeo đẳng công việc sáng tạo bằng bất cứ hình thức nào… Từ thơ, văn sang họa, hay ngộ nhỡ thành nhạc sĩ… thì cũng là một sự bộc bạch bản thân mà họ – nghệ sĩ bẩm sinh – không thể nào giấu diếm.

À, từ góc độ nghề nghiệp khảo cổ, tôi nghiệm ra: con người biết vẽ hình trước khi biết viết chữ, trẻ em tập vẽ trước khi tập viết. Vẽ là thể hiện mình một cách bản năng nhất chăng, vì ngôn ngữ/ chữ viết dẫu sao vẫn là một kiểu “quy ước” của xã hội? Nên các nhà thơ từ việc sử dụng ngôn ngữ chuyển sang/ trở lại với “bản năng” vẽ để thể hiện mình, có lẽ là điều không khó hiểu!

Xem tranh Bùi Chát, chẳng hiểu gì về hình họa mà chỉ ấn tượng với màu sắc. Những bức tranh “Dữ dội và dịu êm” hệt như tính cách của chàng: “ồn ào” bởi ngoại cảnh còn chàng thì luôn “lặng lẽ”. Đặc biệt tranh Bùi Chát có nhiều màu tím và hồng, cái màu hình như ít thấy ở nhiều họa sĩ khác. Màu tím màu hồng trong tranh Bùi Chát chỉ thêm hay bớt chút thôi sẽ “sến” sẽ “quê” không gì cứu vãn được, nhưng may quá, vừa đủ thành ra đẹp lạ!

Bắt đầu một con đường mới mà Bùi Chát đã nghiền ngẫm về nó đủ lâu trước khi cất bước đi đầu tiên. Với Bùi Chát, không phải “hạnh phúc là hành trình chứ không phải đích đến”, mà phải là “hạnh phúc là đi trên con đường đã nhìn thấy đích”.

Y như sự xuất hiện của Thơ Mở Miệng của Bùi Chát và các bạn từ nhiều năm trước!

Chúc mừng Bùi Chát và cuộc chinh phục những tình huống! Chúc mừng cả Tiểu Anh và “ông Bụp” – hai động lực hai thách thức của Bùi Chát trong cuộc sống và nghệ thuật.

 

Nguyễn Thị Hậu

 

tranh bùi chát

Họa sĩ Bùi Chát: Vì sao 29 bức tranh bị buộc phải tiêu hủy? - BBC News  Tiếng Việt 

 

Họa sĩ Bùi Chát: Vì sao 29 bức tranh bị buộc phải tiêu hủy? - BBC News  Tiếng Việt 

 

Việt Nam: Họa sĩ Bùi Chát vẽ đánh thức sự tự do - BBC News Tiếng Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Áo Tết - Nguyễn Ngọc Tư

  Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: -Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho m...