Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Sớm Mai - Trần Yên Hòa

 Săn Mây Sớm Mai Đón Bình Minh Cao Nguyên Đà Lạt. – TOUR TÂY NGUYÊN – ĐAKLAK  – GIALAI – KONTUM – ĐAKNONG – ĐÀ LẠT

 

Ngạn nói qua điện thoại:

- Cho tôi nói chuyện với Sớm Mai.

Đầu giây bên kia rè rè rồi có tiếng:

- Sớm Mai đây, xin lỗi ai gọi tôi đó.

Đúng là giọng nói của Sớm Mai, đã mười mấy năm mà giọng nàng vẫn không thay đổi chút nào.

Ngạn đáp:

- Tôi là Ngạn, em của anh Ngữ, chị còn nhớ không?

Bên đầu kia tiếng nói vội vã:

- A, Ngạn, sao Ngạn biết số điện thoại của tôi?

- Tôi hỏi mấy người quen ở tiểu bang nầy, tôi tìm mà.

Tiếng bên kia của Sớm Mai:

- Cảm ơn, tôi nghĩ tôi qua đây là biệt tích giang hồ rồi, không còn ai biết nữa chứ. Kể cả tôi, tôi cũng quên tôi luôn mà, mà Ngạn đang ở đâu vậy?

Đầu Năm Ra Phố - Trần Mộng Tú

Hàng tỉ người dân châu Á đón ngày đầu năm mới Âm lịch - Báo Người lao động                      

 

Ngày hôm qua, những ngày đầu năm của một “Âm Lịch” mới, tôi đi ra phố.

Hình như tôi thấy mình cần làm một điều gì “mới” để thay vào những cái cũ của thời gian. Tôi lái xe vòng vòng qua những con phố, qua những cửa hàng Bách Hóa, qua những Tiệm Ăn, quán Cà-Phê, qua những ngôi nhà. Cuối cùng tôi quyết định vào một của tiệm Bách Hóa khá lớn, mua một số lượng lớn của những bộ khăn trải giường, những bộ khăn tắm, những khăn dùng trong Bếp. Tôi muốn thay tất cả những thứ gì mình đang dùng trong nhà bằng vải vóc, tơ lụa.Chốc nữa đây, khi trở về nhà, tôi cũng sẽ soạn theo một số y phục bấy lâu nay vẫn giữ và không dùng tới để cho đi cùng với những chiếc khăn tắm, khăn trải giường cũ này. Tôi muốn giũ sạch bụi thời gian của bao ngày tích tụ, những nếp gấp thời gian, những hơi thở của ngày tháng cũ.

Woman in Labor: a poem in prose - Alicia Tatone, Trần Mộng Tú chuyển ngữ

 Thập tử nhất sinh khi đẻ con thứ 5, vợ tỉnh dậy thấy chồng ngồi bên cạnh  khóc như mưa

 

Yesterday a woman began giving birth directly on the Red Square with an assault rifle pressed to her temple. The guardians of law and order did not know what to do. Was it an act of unauthorized birth or an act of unauthorized protest? Parturition or performance?

Look at this woman with an unwelcome face whose waters broke on the Red Square. Here this woman is already screaming and writhing the way people were screaming and writhing at the last demonstrations; the woman is screaming the way people being tortured scream on the other side of the closed door at the police station. It’s nothing new for the cops. The woman is screaming and blood appears at the burst corners of her dry mouth. The opening of her mouth measures seven centimeters.

Time stands still and there’s no one on the square apart from the cops, the woman, and the daughter she is giving birth to, who is verbally camouflaged as a son. She told the police she was having a son so that they would act nicer to her. One of the cops, the good cop apparently, says: “You don’t worry, lady, you’re giving birth to a hero for us. Look at the time and place he picked to be born: in the very heart of Russia, at the very height of the war.” He is speaking really slowly for some reason, and the woman is also screaming slower and slower, and the ambulance isn’t coming. Every hour the clock strikes upon the Kremlin tower. Snowflakes melt even before touching the hot face of the woman in labor.

Gradually the cops calm down and even point their guns aside. They make repeated attempts to walk away from the scene in order to call for help but after a minute the road carries them back to where they started. The Red Square is where the Earth is at its roundest. Two policemen and a young woman find themselves completely alone on this round Earth in the very heart of Russia at the very height of the war.

“So we’ll be taking the delivery, right?” one of them asks into the air, giving the woman in labor a plaintive look, and extends his hand out toward her as if for a handshake. The woman in labor screams at him with all her force, swearing foully and loudly, and then bites through his hand with a long howl. With the same hand he slaps her across the face.

“You settled down now? You keep yourself together, lady. I don’t care if you’re a woman or not. If I have to, I’ll pull the baby out of you, and then stick you in the monkey house with the rest; you’ll be lying there whimpering on a filthy mattress.” The woman closes her eyes and nods. One cop props up her back; the other begins fidgeting between her legs.

An endless amount of time passes and, as the hour is striking upon the stately tower, they put the baby, wrapped in a police jacket and steaming in the nippy air, into her arms. The cops congratulate one another. There are tears in their eyes. They kiss each other on the cheeks, not even noticing they extracted a daughter rather than a son.

The woman with the girl in her arms is looking up at the clear, starry Kremlin sky. A memory steals into her mind that here, right next to her, an unburied dead man is lying in his Mausoleum. A rancid haze sometimes obscures her view: New crematoriums have sprung up across the country, and the smoke from their smokestacks sometimes casts a heavy smog over the city. The dead remind the townspeople of themselves by taking their breath away and forcing them to cough.

Time finally comes to life. Tourists and spectators start gaping around them. The men in uniform lift the mother and the daughter in their arms and carry them away. The woman is asked to wait for the doctors at the police station. She and the baby are carefully placed into a cage where other women are sitting, their heads bowed on one another’s shoulders. They show signs of having been there for many hours: Wet stains are spreading on their shirts and blouses. It’s milk. She decides not to ask them yet what they are there for. It’s quiet in the cell, except behind the iron lattice door, she can hear the whole bureau of police officers joyfully gathering to wash down the birth of her son.

Alicia Tatone

 

CA SINH ĐẺ CỦA MỘT PHỤ NỮ

 

Hôm qua,

một phụ nữ đã bắt đầu chuyển dạ

ngay trên Quảng trường Đỏ

có một khẩu súng trường tấn công

dí vào thái dương của bà.

Những người bảo vệ luật pháp và trật tự

 không biết phải làm gì.

Đó là một hành động sinh trái phép

hay một hành động phản loạn

Chuyển dạ sanh hay đang diễn xuất.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

Tình yêu nơi đêm trừ tịch - Vũ Thư Hiên

 Người trẻ thức tới nửa đêm, rồi tìm cách trị thâm mắt - Đời sống

 
Tình yêu nơi đêm trừ tịch
——————————
ĐÔI MẮT MÀU ĐÊM

1
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm. Một mình.

Anh đi, suy nghĩ miên man. Những ý nghĩ rối rắm, mung lung, chẳng cái gì ăn nhập với cái gì. Mỗi khi dòng chảy của chúng đột nhiên đứt quãng, khi đầu anh hoàn toàn trống rỗng, anh nghe rõ hơi thở của phì phò nóng hổi nơi môi trên, và, như tiếng bước chân của người khác, tiếng dép của anh đều đều đạp trên mặt đường - soạt, soạt… soạt, soạt…

Cứ thế, không ngừng.

VŨ BẰNG: Miếng ngon Hà Nội - Thu Tứ

 Vector font chữ thư pháp Cung Chúc Tân Xuân #3.


Vũ Bằng không phải là người đầu tiên lấy tinh hoa ẩm thực Việt Nam làm đề tài sáng tác và dĩ nhiên càng không phải là người sau cùng! Từ năm 1957 đến nay đã xuất hiện thêm vô số bài viết về các miếng ngon quê hương khắp ba miền, trong đó có không hề ít bài đặc sắc...

Miếng ngon Hà Nội có những nét riêng gì? Về nội dung, đằng sau những cảm nhận thật tinh tế về hương vị là cả một tình cảm thương nhớ quê lên đến mức da diết, bởi Vũ Bằng khi ấy xa cách Hà Nội đã khá lâu ngày. Về thể hiện nội dung, hẳn nhiều độc giả đã thích thú được gặp lại cái giọng văn đậm đà độc đáo "bẩm sinh" mà họ từng gặp trong quyển Cai (1944). Vũ Bằng lại chịu khó viết, dẫn tới kết quả là một tập chuyên đề cho tới tận bây giờ vẫn còn là dày dặn nhất trong loại của nó.

TẠI SAO SAO? - Chu Vương Miện

 Đèn lồng thêu chữ Cung chúc tân xuân | Đèn lồng Việt

 

TẠI SAO SAO


chả bao giờ hỏi tại sao? giòng sông chẩy

em không đi làm công nhân viên

mà lại múa đôi gái nhẩy?

và em cũng chả cần phải trả lời?

có người mù cả 2 mắt mà lòng vẫn thấy

có người sáng 2 mắt mà mù lương tâm

bao nhiêu thời đât nước tối om om

dù vẫn có điện sáng choang neon thắp sáng

đừơng vẫn thẳng boong mà người loạng quạng

quốc lộ có bắc nam hương lộ có đông tây

mà lắm mô lắm đèo lắm đoạn

chả có đoạn nào giống đoạn nào?

70 năm toàn là giấc chêm bao?

y thi hào Tản Đà ngồi nhậm rượu

rượu vào lời ra trà tàu thuốc điếu

bao nhiêu ước mơ ôm gọn vào lòng

mở mắt ra 4 cõi minh mông

làm cụt hứng cho anh chàng Nguyễn Bính

10 năm leo rừng 10 năm làm lính

làm Vệ Quốc Quân cách mạng cách màng

ăn bắp luộc mơ mãi bắp rang

10 năm đốt đuốc nhìn không thấy ?

đa tài đa năng  đời bị gậy?

xin dừng hỏi tại sao?

vẫn chỉ là như thế đấy?

Thơ Hai Câu - Nguyễn Vũ Sinh

 Cung Chúc Tân Xuân

 
Thơ Hai Câu

1/

Ngồi ru lại cuộc đời mình
Nghe chim thanh hót lời tình khản hơi.

2/
Mơ màng nằm ngủ hiên trời
Giật mình gõ cửa đau mười ngón tay.

3/
Xuân về rồi cũng phôi phai 
Tay che úp mặt khe đời mù tăm.

4/
Bỏ qua ngày tháng phiêu linh
Tay nâng niu giữ chút tình phương em.

5/
Tôi như là cánh chim ngàn
Hót ru trên nhánh hoa vàng sớm mai.

6/
Lòng ta như một con tàu
Lênh đênh sóng cả nhớ cầu bến quê.

7/
Lòng anh dằng dặc mùa hè
Trời chang chang nắng nghe ve gọi tình.

Diên Khánh-25-1-2023

  

Tổng hợp các loài hoa mùa xuân hay chưng vào dịp Tết

 

NHỊP KHÚC THANH XUÂN

 

Nhịp tình khơi dâng lên mi

Mắt xanh in bóng xuân thì

Môi trầm ngân cao tiếng hát

Còn đọng làn hương nhu .

 

Chân hồng từng bước ly

Lúng liếng mắt thanh tân kỳ

Nhạc trỗi bài ca luân

Nồng nàn bước chân cuồng quay.

 

Váy hồng chợt khẽ vờn bay

Theo tiếng nhạc vút cao đầy

Ngăn tim trái thanh tân dậy

Gót chân bềnh bồng như mây.

 

Bài tình ca trong đêm này

Dưới ánh đèn màu đắm say

Nhạc ru ngất ngây lời hát

Đan đầy ấm hai bàn tay.

 

Ngày Tết nhớ “Hoa Xuân” - Báo Người lao động

 
CHÚT TẢN MẠN VỀ CHỮ BÌNH 

Sư mang bình bát
Đi thật bình tâm
Lòng nghe bình thản
Mặc đời bon chen.

Kẻ cầm bình cốt
Tay nâng bình nhang
Tâm chưa bình tĩnh
Lòng thiếu bình an.

Kẻ mang bình gốm
Bình đất nung lò
Chạm hoa văn đỏ
Từ tay nghệ nhân.

Người mang bình rượu
Rót đầy bình đông
Nghêu ngao ca hát
Bình giắt thắt lưng.

Người mơ bình luận
Nấp tấm bình phong
Tâm chưa bình tĩnh
Thiếu sức bình sinh.

Kẻ mong bình ổn
Đời sống bình thường
Tâm nghe bình thản
Chờ ánh bình minh.
 
Nguyễn Vũ Sinh
(Tác giả gởi)

Tình thơ dại - Trần Yên Hòa

   tranh nguyễn sơn   Tình thơ dại   Ngồi khóc mối tình đứt ruột Sương sa nhòa buổi lâm hành Con suối quạnh hiu từ đó Xa rồi, t...