Từ trước đến nay đã ấn hành nhiều cuốn Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt. Biên soạn tự điển không phải là công trình sáng tạo mà chỉ là công việc tra cứu, gom góp tài liệu (tự điển) đã ấn hành… rồi “hệ thống hóa” theo mẫu tự Alphabet để thực hiện. Ngày nay trên internet đã phổ biến vài cuốn tự điển nên có thể download rồi edit lại cũng dễ dàng.
<!>
Với cuốn Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt, đơn giản vì chỉ ghép những chữ (từ vựng) cùng đi chung với nhau. Ví dụ chữ ác: có ác cảm, ác chiến, ác đạo, ác độc, ác hại, ác khẩu, ác liệt, ác mộng, ác nghiệt, ác ôn, ác thú, ác tính, ác ý… Nếu kèm theo vài thành ngữ như: ác giả ác báo, ác giả ác lai, ác khẩu thụ chi, ác nhân ác đức, ác nguyệt đàm phong, ác quán mãn doanh. “Ác nhân tự hữu ác nhân ma” (Trong tự điển của Paulus Của Huỳnh-Tịnh năm 1897). Trong bộ sách kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung có tứ đại các nhân được xếp theo thứ tự cao thấp với chữ ác: Ác Quán Mãn Doanh, Vô Ác Bất Tác, Hung Thần Ác Sát, Cùng Hung Cực Ác.
Cuốn Từ điển Chính Tả Tiếng Việt của NXB ĐHQG Hà Nội (PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên – Thạc Sĩ Hà Thị Quế Hương) thực hiện đã ấn hành năm 2017. Mãi đến năm 2020, giới truyền thông trong nước mới đề cập đến những sai sót, nhầm lẫn, tối nghĩa… và gần đây trên internet loan tải, gây xôn xao trong dư luận.
Tôi không có cuốn tự điển nầy để đối chiếu nên chỉ dựa vào những ý kiến đóng góp, phê phán đã dẫn chứng ở trong nước để tránh định kiến về chính trị...
Bà Nguyễn Thị Hồng Nga phó giám đốc Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho biết cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của PGS.TS Hà Quang Năng (chủ biên) và thạc sĩ Hà Thị Quế Hương, do Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội xuất bản năm 2017 vừa chính thức được nhà xuất bản này quyết định tạm đình chỉ phát hành vào hôm qua, 10-6/2020
TIN TỨC - SỰ KIỆNChủ Nhật, 07/06/2020 13:46:44 +07:00
Cuốn Từ điển Chính Tả Tiếng Việt của NXB ĐHQG Hà Nội (PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên – ThS Hà Thị Quế Hương) có quá nhiều lỗi chính tả.
Sách xuất bản năm 2017, có 718 trang, khổ 14,5 x 20,5 cm, in 5.000 cuốn, giá bìa 185.000 đồng; đơn vị liên kết và phát hành là Công ty TNHH MTV TM - DV Văn hóa Minh Long.
Theo sự ghi nhận, cuốn tự điển nầy mắc nhiều sai sót, nhầm lẫn rất khó chấp nhận. Ví dụ: Nhầm lẫn S với X; X với S; không phân biệt được D hay Gi; Tr hay Ch; N hay Ng; In hay Inh, C hay Q, Iu hay Ưu, R hay Gi, R hay D... Nhầm lẫn giữa cách viết đã từng tồn tại với tiêu chuẩn chính tả hiện hành; giữa từ đồng nghĩa với từ có hai dạng chính tả...
Đầy lỗi chính tả trong Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt. Sai chính tả do không phân biệt được sự khác nhau giữa phát âm và chữ viết; không hiểu nghĩa từ nguyên hoặc không chính xác về tiếng Việt.
Có rất nhiều lỗi, dẫn chứng tiêu biểu:
1. bàn hoàn thay vì đúng nghĩa (tv) bàng hoàng
bàng hoàng: ngẩn người ra, choáng váng đến mức như không còn ý thức được gì nữa.
2. bánh dày tv bánh giầy hoặc bánh giày (tên gọi bánh theo cách chế biến giày, xéo cho nát nhuyễn ra).
3. bơi chải tv bơi trải (vì trải là một loại thuyền nhỏ, dài, dùng trong các cuộc thi bơi thuyền).
4. con chai tv 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒓𝒂𝒊 (nghêu sò). Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi. (* xem tiếp phần sau)
5. chầy chật tv trầy trật (trầy da, trật xương)
6. chéo ngoe tv tréo ngoe (tréo = cái nọ quặp, ngoắc, vắt lên cái kia); trong khi chéo chỉ là những đường xiên cắt nhau. Ví dụ bắt chéo chân.
7. chỉnh chu tv chỉn chu. Vì chỉn nghĩa là vốn, thật (Đạo trời, báo phục chỉn ghê, Khéo thay một mẻ tóm về đầy nơi - Kiều.
8. xuôi chiều mát mái tv xuôi chèo (chèo = chèo thuyền), đối với mát mái (mái = mái chèo). Dị bản: Chèo xuôi mát mái; Êm chèo mát mái.[K]
9. xung công tv sung công, sung là từ Việt gốc Hán = nhận thêm, nhập vào.
10. dằng xé; dằng níu tv giằng xé; giằng níu.
11. dày trông mai đợi tv rày trông mai đợi = Nay trông mai đợi. Vì rày có nghĩa là nay, nên thường thấy như: rày nắng mai mưa; rày đây mai đó; rày/nay trông mai đợi…
12. dãy nảy tv giãy nảy (giãy trong giãy đạp, không phải dãy trong dãy bàn ghế).
13. dẫy dụa, dẫy nẩy tv giẫy giụa, giẫy nẩy.
14. dấu diếm tv giấu giếm (giấu trong giấu kín; không phải dấu trong dấu vết).
15. dở trò tv giở trò (giở trong giở ra; không phải dở trong dở dang).
16. dục dịch. Tiếng Việt không có chữ này, chỉ có rục rịch
17. giây dưa tv dây dưa. Dây dưa (dây của cây dưa). Vì dây dưa bò lan, nhánh nọ đẻ nhánh kia, nên có một nghĩa bóng chỉ anh em họ hàng xa. Ví dụ: Hai nhà ấy có dây dưa gì với nhau đâu! (tương tự dây mơ rễ má). Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức): dây dưa. Nghĩa bóng: Họ hàng xa; lôi thôi không dứt.
18. ma chơi tv ma trơi. Trơi ở đây là dối, có mà không thật. Ma trơi là ánh lửa lập lòe thường xuất hiện ở bãi tha ma vào những đêm mưa thâm gió bấc, khi ta đến gần thì vụt tắt tựa như ảo ảnh, có hình sắc mà như không.
19. trứng quốc tv trứng cuốc
20. thôi sao tv thôi xao. Nguyên Giả Ðảo đời Đường có câu thơ: “Điểu túc trì trung thụ, Tăng xao nguyệt hạ môn”. Nhà thơ định dùng chữ thôi là đẩy (cửa), rồi lại định dùng chữ xao là gõ (cửa), băn khoăn mãi mà không biết nên chọn chữ nào. Khi hỏi Hàn Dũ, ông bảo nên dùng chữ xao. Sau này thôi xao được dùng với nghĩa cân nhắc, lựa chọn chữ nghĩa.
21. sẻ đàn tan nghé tv sẩy đàn tan nghé. Sẩy có nghĩa là hụt, lạc, lỡ, mất (như sẩy nạ quạ tha; sẩy miệng buột lời).
22. chiết suất đứng riêng tối nghĩa. Ví dụ nếu chiết suất (vật lý) thì đúng, còn chiết suất (công nghiệp) với nghĩa tách để lấy tinh chất từ thảo mộc hoặc một hỗn hợp chất nào đó thì sai.
23. xét sử tv xét xử. Xử là từ Việt gốc Hán, có nghĩa xử hình án; còn sử có nghĩa là khiến, sai khiến (viết xét sử có thể bị suy diễn thành: xét hỏi + sai khiến, ép cung). Cũng như phải viết xử án chứ không phải sử án.
24. reo rắc tv gieo rắc.
25. trừu mến tv 𝒕𝒓𝒊̀𝒖 𝒎𝒆̂́𝒏. Ví dụ trong ca khúc có câu: Vài hàng gởi anh trìu mến
26. táng gia bại sản tv 𝒕𝒂́𝒏 𝒈𝒊𝒂 𝒃𝒂̣𝒊 sản.
27. xỉ mắng tv sỉ mắng.
28. sít xoa tv xuýt 𝒙𝒐𝒂.
29. xừng xộ tv sừng sộ.
30. triêu mộ tv chiêu mộ
chiêu mộ đgt: tuyển người làm một việc gì (tuyển mộ), còn triêu mộ (sớm chiều), như “Tiếng Chuông Triêu Mộ” tác phẩm của nhà văn Võ Hồng.
31. sán lạn tv xán lạn
xán có nghĩa là rực rỡ, chói lọi; lạn cũng có nghĩa là tươi sáng, rực rỡ. Hán Ngữ Đại Từ Điển giảng: “xán lạn: vẻ rực rỡ, tươi đẹp; hình dung sự việc hoặc sự nghiệp huy hoàng, tốt đẹp. Viết đúng chính tả là sáng lạn - không viết: sán.
32. siêu tán tv xiêu tán. Xiêu có nghĩa là trôi nổi, lưu lạc (hồn xiêu phách lạc, xiêu lạc, xiêu dạt, xiêu lưu…).
33. trưởng bạ tv chưởng bạ. Chưởng nghĩa là nắm, giữ; “chưởng bạ” là người nắm giữ sổ sách giấy tờ; “chưởng ấn” là người giữ ấn tín.
34. thống xuất tv thống suất. Suất có nghĩa là dẫn đầu, chỉ huy. Thống suất đg là chỉ huy, đốc suất toàn quân đội…
Theo sự nhận xét thì cuốn tự điển nầy chép nguyên cuốn Tự Điển Chính Tả Tiếng Việt Phổ Thông của Nguyên Văn Khang, ấn hành năm 2003.
*
Ý kiến đóng góp, phê bình
Cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt” do PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên được Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành hồi năm 2017. Tuy nhiên, sau 3 năm được xuất bản, quyển từ điển này đang thu hút sự quan tâm của giới học thuật bởi vì là một quyển từ điển về chính tả nhưng lại bị sai chính tả.
Nhà giáo Chu Mộng Long, trên trang Facebook cá nhân đã viết bài “Từ điển chính tả hay từ điển ẩu tả?”. Ông Chu Mộng Long lập luận rằng “việc chuẩn hóa chữ viết là công việc của ngành giáo dục vì chữ viết là công cụ quan trọng nhất của giáo dục”, và “sách giáo khoa dạy chữ đã là luật”. Ông Chu Mộng Long kết luận rằng những cách viết khác nằm ngoài cái khế ước đã được cộng đồng thừa nhận đều bị xem là tùy tiện, ẩu tả và một từ điển ẩu tả như “Từ điển chính tả tiếng Việt” của ông Hà Quang Năng không thể xem là từ điển chính tả.
Nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc, cũng có bài viết đăng tải trên báo mạng khẳng định rằng lời giải thích của chủ biên Hà Quang Năng là “sự ngụy biện nguy hiểm”.
PGS-TS Hoàng Dũng dẫn lời rằng các tác giả của từ điển chính tả… sai chính tả đừng quanh co nữa.
TS Hoàng Dũng trình bày rõ thêm với RFA về nhận xét của ông trước lời giải thích biện minh của chủ biên Hà Quang Năng:
“Tôi nghĩ rằng ông nói không đúng. Ông nói rằng mục đích của ông chỉ cung cấp những từ ngữ ấy cho mọi người đọc, hiểu và giúp cho những người biên soạn từ điển dựa vào đó để xây dựng bảng từ. Tôi chưa thấy một cuốn từ điển chính tả nào mà tác giả của nó nói sai đến mức thế! Bởi vì mục đích giúp cho người biên soạn dựa vào đó để xây dựng bảng từ thì mục đích đó lớn quá. Và từ điển chính tả, như cái tên của nó, chỉ tập trung vào những trường hợp có thể sai chính tả thôi cho nên không thể đáp ứng mục đích đó được. Còn việc cung cấp những từ ngữ ấy để mọi người đọc hiểu thì cũng không ổn. Vì người ta tra chính tả không phải để hiểu từ mà để biết rằng chữ người ta đang nghĩ tới viết thế nào là đúng. Thành ra mục đích biên soạn của ông nói như vậy phải nói là kỳ lạ, xưa nay chưa từng có.”
Quyển từ điển đó cần phải hủy, đình bản và thu hồi ngay lập tức. Nếu mà vương vãi trong xã hội thì các em học sinh cần tra cứu mà trong quyển từ điển bị sai sót như thế càng chết dở. Do đó cần phải đình bản và không cho phát hành nữa. Và thật ra, từ điển tiếng Việt có nhiều lắm rồi, ở trên mạng cũng có, bách khoa toàn thư mở cũng có cho nên không cần các ông bà ấy phải làm những cuốn sách gây bất bình xã hội như vậy. Viết vớ viết vẩn nhữ thế không thể nào chấp nhận được. Kiên quyết đình bản và cấm không cho phát hành quyển sách nào
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa lên tiếng với RFA về quyển “Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt” do PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên:
“Tôi cũng đã đọc qua rồi và thấy nó sai sót ghê gớm. Tiếng Việt vốn trong sáng, nghĩa cũng rất rõ ràng, hàm ý rất đầy đủ. Tuy nhiên, sao lại có thể có những biên soạn sai mà không chấp nhận được?”
“Quan điểm của tôi thì quyển từ điển đó cần phải hủy, đình bản và thu hồi ngay lập tức. Nếu mà vương vãi trong xã hội thì các em học sinh cần tra cứu mà trong quyển từ điển bị sai sót như thế càng chết dở. Do đó cần phải đình bản và không cho phát hành nữa. Và thật ra, từ điển tiếng Việt có nhiều lắm rồi, ở trên mạng cũng có, bách khoa toàn thư mở cũng có cho nên không cần các ông bà ấy phải làm những cuốn sách gây bất bình xã hội như vậy. Viết vớ viết vẩn nhữ thế không thể nào chấp nhận được. Kiên quyết đình bản và cấm không cho phát hành quyển sách nào. Đó là quan điểm của tôi.”
Truyền thông trong nước, vào ngày 11/6/2020 loan tin Phó Giám Đốc NXB Hà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hồng Nga cho hay công tác biên tập cuốn “Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt” của PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên, được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình. Bà Hồng Nga đồng thời cũng cho biết sẽ phối hợp với giới chuyên môn và tác giả để “xử lý”. Vẫn theo lời bà Nga “Quá trình biên tập bản thảo diễn ra theo đúng nguyên tắc, quy trình thẩm định nghiêm ngặt và có đối chiếu với các cuốn sách từ điển ra đời trước đó”. Và “Để phân định được vấn đề về chính tả này đúng hay sai, cần có kết luận chính thức từ các hội đồng chuyên môn uy tín. NXB không thể đưa ra ý kiến cá nhân một chiều, cần có sự tư vấn kỹ lưỡng”.
Đại diện NXB ĐHQGHN cho rằng để phân định được các từ chính tả viết đúng hay sai, cần có kết luận chính thức từ hội đồng chuyên môn uy tín…
Sau khi giới truyền thông trong nước nêu ra vấn đề sai sót, ảnh hưởng với học sinh… Ngày 10/6/2020, bà Nguyễn Thị Hồng Nga cho biết cuốn Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt vừa chính thức được nhà xuất bản này quyết định tạm đình chỉ phát hành. Nhưng cuốn tự điển nầy vẫn còn bán và để lâu nên “cứt trâu hóa bùn” vì vậy giới truyền thông trong và ngoài nước mới nhắc lại “Lẩm cẩm quanh chuyện Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt” như “nước đổ đầu vịt”!.
Ông Hà Quang Năng giải thích (với lập luận ngụy biện)
Đáp trả đối với những phát hiện quyển từ điển chính tả bị sai chính tả của mình, PGS-TS Hà Quang Năng đăng đàn cho biết rằng “đó không phải là sai” vì mục đích biên soạn của cuốn từ điển này được ghi rõ là “cung cấp một hệ thống những từ ngữ được dùng trong tiếng Việt hiện nay, trong đó có cả những dạng chuẩn lẫn những dạng chưa chuẩn nhưng vẫn được dùng”. Vị chủ biên đưa ra dẫn chứng với lời giải thích như từ “xét xử” trong mục chữ “X”, có nghĩa là “xử án” và từ “xét sử” trong mục chữ “S”, có nghĩa là “xem xét lại lịch sử”.
Ông Hà Quang Năng còn nhấn mạnh rằng “Nhà nước chưa có một văn bản nào ở cấp nhà nước về chuẩn chính tả” và bản thân ông đã nghiên cứu rất kỹ về chính tả tiếng Việt. Qua đó, ông nhận thấy rất nhiều trường hợp có những cách viết khác nhau mà không có cách nào được coi là chuẩn tuyệt đối vì không ai đủ tư cách để đánh giá cái này đúng hơn cái kia.
(*) Trong lời giải thích của ông Hà Quang Năng cho rằng những tư liệu này chúng tôi lấy dựa trên ngân hàng dữ liệu của Viện Từ Điển, không phải tôi bịa ra. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay có rất nhiều từ ngữ mới có thể rất xa lạ với người đọc. Mục đích của tôi là chỉ cung cấp những từ ngữ ấy để mọi người đọc, hiểu và giúp cho những người biên soạn từ điển dựa vào đó để xây dựng bảng từ. Nếu mà từ điển cỡ nhỏ 30.000 mục từ thì họ sẽ lấy những từ nào, cỡ trung 40.000 mục từ hay cỡ lớn 65.000 mục từ thì họ sẽ lấy những mục từ nào trong đó.
Tôi ví dụ, có ý kiến cho rằng tiếng Việt chỉ có con “trai”, nhưng thực tế tiếng Việt có từ chỉ con cá chai, một loại cá giống cá thờn bơn nhưng méo một miệng, thế nên có câu “thờn bơn méo miệng chê chai lệch mồm”.
Nhân đây, dẫn chứng chữ chai, trang 109 trong cuốn tự điển của ông Hà Quang Năng ghi chai: chai bia, chai đá, chai mặt, chai nước, chai rượu, chai sạn, chai tay - con chai, canh chai.
Đúng ra phải mở ngoặc đơn con chai (cá chai) để tránh nhầm lẫn con trai (nghêu sò). Trong khi chưa nêu hết chữ chai (chai cứng: đất vẫn còn chai cứng), chai lọ trong đơn vị đo lường có chai (3/4 lít), lít, xị (1/4 lít), chai ba (1/3 lít), chai bảy (1/7 lít). Còn có chai thủy tinh, chai nhựa… để phân biệt chai bia, chai rượu… chai nước ngọt, nước lạnh.
Như đã đề cập ở phần đầu, biên soạn tự điển không phải là công trình sáng tạo mà chỉ là công việc tra cứu, gom góp tài liệu (tự điển) đã ấn hành… rồi “hệ thống hóa” theo mẫu tự Alphabet để thực hiện. Việc tự tiện biên soạn theo cảm quan cá nhân mà theo ông Hà Quang Năng cho rằng “Nhà nước chưa có một văn bản nào ở cấp nhà nước về chuẩn chính tả” mặc nhiên chê bai suốt những thập niên với các viện đình đám về ngôn ngữ chẳng làm được trò trống gì (trong đó có ông). Đúng là chai: chai lì.
Thiện tai!
Little Saigon, July 2023
Vương Trùng Dương
Từ trước đến nay đã ấn hành nhiều cuốn Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt. Biên soạn tự điển không phải là công trình sáng tạo mà chỉ là công việc tra cứu, gom góp tài liệu (tự điển) đã ấn hành… rồi “hệ thống hóa” theo mẫu tự Alphabet để thực hiện. Ngày nay trên internet đã phổ biến vài cuốn tự điển nên có thể download rồi edit lại cũng dễ dàng.
<!>
Với cuốn Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt, đơn giản vì chỉ ghép những chữ (từ vựng) cùng đi chung với nhau. Ví dụ chữ ác: có ác cảm, ác chiến, ác đạo, ác độc, ác hại, ác khẩu, ác liệt, ác mộng, ác nghiệt, ác ôn, ác thú, ác tính, ác ý… Nếu kèm theo vài thành ngữ như: ác giả ác báo, ác giả ác lai, ác khẩu thụ chi, ác nhân ác đức, ác nguyệt đàm phong, ác quán mãn doanh. “Ác nhân tự hữu ác nhân ma” (Trong tự điển của Paulus Của Huỳnh-Tịnh năm 1897). Trong bộ sách kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung có tứ đại các nhân được xếp theo thứ tự cao thấp với chữ ác: Ác Quán Mãn Doanh, Vô Ác Bất Tác, Hung Thần Ác Sát, Cùng Hung Cực Ác.
Cuốn Từ điển Chính Tả Tiếng Việt của NXB ĐHQG Hà Nội (PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên – Thạc Sĩ Hà Thị Quế Hương) thực hiện đã ấn hành năm 2017. Mãi đến năm 2020, giới truyền thông trong nước mới đề cập đến những sai sót, nhầm lẫn, tối nghĩa… và gần đây trên internet loan tải, gây xôn xao trong dư luận.
Tôi không có cuốn tự điển nầy để đối chiếu nên chỉ dựa vào những ý kiến đóng góp, phê phán đã dẫn chứng ở trong nước để tránh định kiến về chính trị...
Bà Nguyễn Thị Hồng Nga phó giám đốc Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho biết cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của PGS.TS Hà Quang Năng (chủ biên) và thạc sĩ Hà Thị Quế Hương, do Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội xuất bản năm 2017 vừa chính thức được nhà xuất bản này quyết định tạm đình chỉ phát hành vào hôm qua, 10-6/2020
TIN TỨC - SỰ KIỆNChủ Nhật, 07/06/2020 13:46:44 +07:00
Cuốn Từ điển Chính Tả Tiếng Việt của NXB ĐHQG Hà Nội (PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên – ThS Hà Thị Quế Hương) có quá nhiều lỗi chính tả.
Sách xuất bản năm 2017, có 718 trang, khổ 14,5 x 20,5 cm, in 5.000 cuốn, giá bìa 185.000 đồng; đơn vị liên kết và phát hành là Công ty TNHH MTV TM - DV Văn hóa Minh Long.
Theo sự ghi nhận, cuốn tự điển nầy mắc nhiều sai sót, nhầm lẫn rất khó chấp nhận. Ví dụ: Nhầm lẫn S với X; X với S; không phân biệt được D hay Gi; Tr hay Ch; N hay Ng; In hay Inh, C hay Q, Iu hay Ưu, R hay Gi, R hay D... Nhầm lẫn giữa cách viết đã từng tồn tại với tiêu chuẩn chính tả hiện hành; giữa từ đồng nghĩa với từ có hai dạng chính tả...
Đầy lỗi chính tả trong Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt. Sai chính tả do không phân biệt được sự khác nhau giữa phát âm và chữ viết; không hiểu nghĩa từ nguyên hoặc không chính xác về tiếng Việt.
Có rất nhiều lỗi, dẫn chứng tiêu biểu:
1. bàn hoàn thay vì đúng nghĩa (tv) bàng hoàng
bàng hoàng: ngẩn người ra, choáng váng đến mức như không còn ý thức được gì nữa.
2. bánh dày tv bánh giầy hoặc bánh giày (tên gọi bánh theo cách chế biến giày, xéo cho nát nhuyễn ra).
3. bơi chải tv bơi trải (vì trải là một loại thuyền nhỏ, dài, dùng trong các cuộc thi bơi thuyền).
4. con chai tv 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒓𝒂𝒊 (nghêu sò). Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi. (* xem tiếp phần sau)
5. chầy chật tv trầy trật (trầy da, trật xương)
6. chéo ngoe tv tréo ngoe (tréo = cái nọ quặp, ngoắc, vắt lên cái kia); trong khi chéo chỉ là những đường xiên cắt nhau. Ví dụ bắt chéo chân.
7. chỉnh chu tv chỉn chu. Vì chỉn nghĩa là vốn, thật (Đạo trời, báo phục chỉn ghê, Khéo thay một mẻ tóm về đầy nơi - Kiều.
8. xuôi chiều mát mái tv xuôi chèo (chèo = chèo thuyền), đối với mát mái (mái = mái chèo). Dị bản: Chèo xuôi mát mái; Êm chèo mát mái.[K]
9. xung công tv sung công, sung là từ Việt gốc Hán = nhận thêm, nhập vào.
10. dằng xé; dằng níu tv giằng xé; giằng níu.
11. dày trông mai đợi tv rày trông mai đợi = Nay trông mai đợi. Vì rày có nghĩa là nay, nên thường thấy như: rày nắng mai mưa; rày đây mai đó; rày/nay trông mai đợi…
12. dãy nảy tv giãy nảy (giãy trong giãy đạp, không phải dãy trong dãy bàn ghế).
13. dẫy dụa, dẫy nẩy tv giẫy giụa, giẫy nẩy.
14. dấu diếm tv giấu giếm (giấu trong giấu kín; không phải dấu trong dấu vết).
15. dở trò tv giở trò (giở trong giở ra; không phải dở trong dở dang).
16. dục dịch. Tiếng Việt không có chữ này, chỉ có rục rịch
17. giây dưa tv dây dưa. Dây dưa (dây của cây dưa). Vì dây dưa bò lan, nhánh nọ đẻ nhánh kia, nên có một nghĩa bóng chỉ anh em họ hàng xa. Ví dụ: Hai nhà ấy có dây dưa gì với nhau đâu! (tương tự dây mơ rễ má). Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức): dây dưa. Nghĩa bóng: Họ hàng xa; lôi thôi không dứt.
18. ma chơi tv ma trơi. Trơi ở đây là dối, có mà không thật. Ma trơi là ánh lửa lập lòe thường xuất hiện ở bãi tha ma vào những đêm mưa thâm gió bấc, khi ta đến gần thì vụt tắt tựa như ảo ảnh, có hình sắc mà như không.
19. trứng quốc tv trứng cuốc
20. thôi sao tv thôi xao. Nguyên Giả Ðảo đời Đường có câu thơ: “Điểu túc trì trung thụ, Tăng xao nguyệt hạ môn”. Nhà thơ định dùng chữ thôi là đẩy (cửa), rồi lại định dùng chữ xao là gõ (cửa), băn khoăn mãi mà không biết nên chọn chữ nào. Khi hỏi Hàn Dũ, ông bảo nên dùng chữ xao. Sau này thôi xao được dùng với nghĩa cân nhắc, lựa chọn chữ nghĩa.
21. sẻ đàn tan nghé tv sẩy đàn tan nghé. Sẩy có nghĩa là hụt, lạc, lỡ, mất (như sẩy nạ quạ tha; sẩy miệng buột lời).
22. chiết suất đứng riêng tối nghĩa. Ví dụ nếu chiết suất (vật lý) thì đúng, còn chiết suất (công nghiệp) với nghĩa tách để lấy tinh chất từ thảo mộc hoặc một hỗn hợp chất nào đó thì sai.
23. xét sử tv xét xử. Xử là từ Việt gốc Hán, có nghĩa xử hình án; còn sử có nghĩa là khiến, sai khiến (viết xét sử có thể bị suy diễn thành: xét hỏi + sai khiến, ép cung). Cũng như phải viết xử án chứ không phải sử án.
24. reo rắc tv gieo rắc.
25. trừu mến tv 𝒕𝒓𝒊̀𝒖 𝒎𝒆̂́𝒏. Ví dụ trong ca khúc có câu: Vài hàng gởi anh trìu mến
26. táng gia bại sản tv 𝒕𝒂́𝒏 𝒈𝒊𝒂 𝒃𝒂̣𝒊 sản.
27. xỉ mắng tv sỉ mắng.
28. sít xoa tv xuýt 𝒙𝒐𝒂.
29. xừng xộ tv sừng sộ.
30. triêu mộ tv chiêu mộ
chiêu mộ đgt: tuyển người làm một việc gì (tuyển mộ), còn triêu mộ (sớm chiều), như “Tiếng Chuông Triêu Mộ” tác phẩm của nhà văn Võ Hồng.
31. sán lạn tv xán lạn
xán có nghĩa là rực rỡ, chói lọi; lạn cũng có nghĩa là tươi sáng, rực rỡ. Hán Ngữ Đại Từ Điển giảng: “xán lạn: vẻ rực rỡ, tươi đẹp; hình dung sự việc hoặc sự nghiệp huy hoàng, tốt đẹp. Viết đúng chính tả là sáng lạn - không viết: sán.
32. siêu tán tv xiêu tán. Xiêu có nghĩa là trôi nổi, lưu lạc (hồn xiêu phách lạc, xiêu lạc, xiêu dạt, xiêu lưu…).
33. trưởng bạ tv chưởng bạ. Chưởng nghĩa là nắm, giữ; “chưởng bạ” là người nắm giữ sổ sách giấy tờ; “chưởng ấn” là người giữ ấn tín.
34. thống xuất tv thống suất. Suất có nghĩa là dẫn đầu, chỉ huy. Thống suất đg là chỉ huy, đốc suất toàn quân đội…
Theo sự nhận xét thì cuốn tự điển nầy chép nguyên cuốn Tự Điển Chính Tả Tiếng Việt Phổ Thông của Nguyên Văn Khang, ấn hành năm 2003.
*
Ý kiến đóng góp, phê bình
Cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt” do PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên được Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành hồi năm 2017. Tuy nhiên, sau 3 năm được xuất bản, quyển từ điển này đang thu hút sự quan tâm của giới học thuật bởi vì là một quyển từ điển về chính tả nhưng lại bị sai chính tả.
Nhà giáo Chu Mộng Long, trên trang Facebook cá nhân đã viết bài “Từ điển chính tả hay từ điển ẩu tả?”. Ông Chu Mộng Long lập luận rằng “việc chuẩn hóa chữ viết là công việc của ngành giáo dục vì chữ viết là công cụ quan trọng nhất của giáo dục”, và “sách giáo khoa dạy chữ đã là luật”. Ông Chu Mộng Long kết luận rằng những cách viết khác nằm ngoài cái khế ước đã được cộng đồng thừa nhận đều bị xem là tùy tiện, ẩu tả và một từ điển ẩu tả như “Từ điển chính tả tiếng Việt” của ông Hà Quang Năng không thể xem là từ điển chính tả.
Nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc, cũng có bài viết đăng tải trên báo mạng khẳng định rằng lời giải thích của chủ biên Hà Quang Năng là “sự ngụy biện nguy hiểm”.
PGS-TS Hoàng Dũng dẫn lời rằng các tác giả của từ điển chính tả… sai chính tả đừng quanh co nữa.
TS Hoàng Dũng trình bày rõ thêm với RFA về nhận xét của ông trước lời giải thích biện minh của chủ biên Hà Quang Năng:
“Tôi nghĩ rằng ông nói không đúng. Ông nói rằng mục đích của ông chỉ cung cấp những từ ngữ ấy cho mọi người đọc, hiểu và giúp cho những người biên soạn từ điển dựa vào đó để xây dựng bảng từ. Tôi chưa thấy một cuốn từ điển chính tả nào mà tác giả của nó nói sai đến mức thế! Bởi vì mục đích giúp cho người biên soạn dựa vào đó để xây dựng bảng từ thì mục đích đó lớn quá. Và từ điển chính tả, như cái tên của nó, chỉ tập trung vào những trường hợp có thể sai chính tả thôi cho nên không thể đáp ứng mục đích đó được. Còn việc cung cấp những từ ngữ ấy để mọi người đọc hiểu thì cũng không ổn. Vì người ta tra chính tả không phải để hiểu từ mà để biết rằng chữ người ta đang nghĩ tới viết thế nào là đúng. Thành ra mục đích biên soạn của ông nói như vậy phải nói là kỳ lạ, xưa nay chưa từng có.”
Quyển từ điển đó cần phải hủy, đình bản và thu hồi ngay lập tức. Nếu mà vương vãi trong xã hội thì các em học sinh cần tra cứu mà trong quyển từ điển bị sai sót như thế càng chết dở. Do đó cần phải đình bản và không cho phát hành nữa. Và thật ra, từ điển tiếng Việt có nhiều lắm rồi, ở trên mạng cũng có, bách khoa toàn thư mở cũng có cho nên không cần các ông bà ấy phải làm những cuốn sách gây bất bình xã hội như vậy. Viết vớ viết vẩn nhữ thế không thể nào chấp nhận được. Kiên quyết đình bản và cấm không cho phát hành quyển sách nào
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa lên tiếng với RFA về quyển “Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt” do PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên:
“Tôi cũng đã đọc qua rồi và thấy nó sai sót ghê gớm. Tiếng Việt vốn trong sáng, nghĩa cũng rất rõ ràng, hàm ý rất đầy đủ. Tuy nhiên, sao lại có thể có những biên soạn sai mà không chấp nhận được?”
“Quan điểm của tôi thì quyển từ điển đó cần phải hủy, đình bản và thu hồi ngay lập tức. Nếu mà vương vãi trong xã hội thì các em học sinh cần tra cứu mà trong quyển từ điển bị sai sót như thế càng chết dở. Do đó cần phải đình bản và không cho phát hành nữa. Và thật ra, từ điển tiếng Việt có nhiều lắm rồi, ở trên mạng cũng có, bách khoa toàn thư mở cũng có cho nên không cần các ông bà ấy phải làm những cuốn sách gây bất bình xã hội như vậy. Viết vớ viết vẩn nhữ thế không thể nào chấp nhận được. Kiên quyết đình bản và cấm không cho phát hành quyển sách nào. Đó là quan điểm của tôi.”
Truyền thông trong nước, vào ngày 11/6/2020 loan tin Phó Giám Đốc NXB Hà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hồng Nga cho hay công tác biên tập cuốn “Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt” của PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên, được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình. Bà Hồng Nga đồng thời cũng cho biết sẽ phối hợp với giới chuyên môn và tác giả để “xử lý”. Vẫn theo lời bà Nga “Quá trình biên tập bản thảo diễn ra theo đúng nguyên tắc, quy trình thẩm định nghiêm ngặt và có đối chiếu với các cuốn sách từ điển ra đời trước đó”. Và “Để phân định được vấn đề về chính tả này đúng hay sai, cần có kết luận chính thức từ các hội đồng chuyên môn uy tín. NXB không thể đưa ra ý kiến cá nhân một chiều, cần có sự tư vấn kỹ lưỡng”.
Đại diện NXB ĐHQGHN cho rằng để phân định được các từ chính tả viết đúng hay sai, cần có kết luận chính thức từ hội đồng chuyên môn uy tín…
Sau khi giới truyền thông trong nước nêu ra vấn đề sai sót, ảnh hưởng với học sinh… Ngày 10/6/2020, bà Nguyễn Thị Hồng Nga cho biết cuốn Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt vừa chính thức được nhà xuất bản này quyết định tạm đình chỉ phát hành. Nhưng cuốn tự điển nầy vẫn còn bán và để lâu nên “cứt trâu hóa bùn” vì vậy giới truyền thông trong và ngoài nước mới nhắc lại “Lẩm cẩm quanh chuyện Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt” như “nước đổ đầu vịt”!.
Ông Hà Quang Năng giải thích (với lập luận ngụy biện)
Đáp trả đối với những phát hiện quyển từ điển chính tả bị sai chính tả của mình, PGS-TS Hà Quang Năng đăng đàn cho biết rằng “đó không phải là sai” vì mục đích biên soạn của cuốn từ điển này được ghi rõ là “cung cấp một hệ thống những từ ngữ được dùng trong tiếng Việt hiện nay, trong đó có cả những dạng chuẩn lẫn những dạng chưa chuẩn nhưng vẫn được dùng”. Vị chủ biên đưa ra dẫn chứng với lời giải thích như từ “xét xử” trong mục chữ “X”, có nghĩa là “xử án” và từ “xét sử” trong mục chữ “S”, có nghĩa là “xem xét lại lịch sử”.
Ông Hà Quang Năng còn nhấn mạnh rằng “Nhà nước chưa có một văn bản nào ở cấp nhà nước về chuẩn chính tả” và bản thân ông đã nghiên cứu rất kỹ về chính tả tiếng Việt. Qua đó, ông nhận thấy rất nhiều trường hợp có những cách viết khác nhau mà không có cách nào được coi là chuẩn tuyệt đối vì không ai đủ tư cách để đánh giá cái này đúng hơn cái kia.
(*) Trong lời giải thích của ông Hà Quang Năng cho rằng những tư liệu này chúng tôi lấy dựa trên ngân hàng dữ liệu của Viện Từ Điển, không phải tôi bịa ra. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay có rất nhiều từ ngữ mới có thể rất xa lạ với người đọc. Mục đích của tôi là chỉ cung cấp những từ ngữ ấy để mọi người đọc, hiểu và giúp cho những người biên soạn từ điển dựa vào đó để xây dựng bảng từ. Nếu mà từ điển cỡ nhỏ 30.000 mục từ thì họ sẽ lấy những từ nào, cỡ trung 40.000 mục từ hay cỡ lớn 65.000 mục từ thì họ sẽ lấy những mục từ nào trong đó.
Tôi ví dụ, có ý kiến cho rằng tiếng Việt chỉ có con “trai”, nhưng thực tế tiếng Việt có từ chỉ con cá chai, một loại cá giống cá thờn bơn nhưng méo một miệng, thế nên có câu “thờn bơn méo miệng chê chai lệch mồm”.
Nhân đây, dẫn chứng chữ chai, trang 109 trong cuốn tự điển của ông Hà Quang Năng ghi chai: chai bia, chai đá, chai mặt, chai nước, chai rượu, chai sạn, chai tay - con chai, canh chai.
Đúng ra phải mở ngoặc đơn con chai (cá chai) để tránh nhầm lẫn con trai (nghêu sò). Trong khi chưa nêu hết chữ chai (chai cứng: đất vẫn còn chai cứng), chai lọ trong đơn vị đo lường có chai (3/4 lít), lít, xị (1/4 lít), chai ba (1/3 lít), chai bảy (1/7 lít). Còn có chai thủy tinh, chai nhựa… để phân biệt chai bia, chai rượu… chai nước ngọt, nước lạnh.
Như đã đề cập ở phần đầu, biên soạn tự điển không phải là công trình sáng tạo mà chỉ là công việc tra cứu, gom góp tài liệu (tự điển) đã ấn hành… rồi “hệ thống hóa” theo mẫu tự Alphabet để thực hiện. Việc tự tiện biên soạn theo cảm quan cá nhân mà theo ông Hà Quang Năng cho rằng “Nhà nước chưa có một văn bản nào ở cấp nhà nước về chuẩn chính tả” mặc nhiên chê bai suốt những thập niên với các viện đình đám về ngôn ngữ chẳng làm được trò trống gì (trong đó có ông). Đúng là chai: chai lì.
Thiện tai!
Little Saigon, July 2023
Vương Trùng Dương
(Tác giả gởi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét