Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

Chuyện vãn: Ba, Tam, Số 3 - Vương Trùng Dương

 

 

 

Trước đây, tình cờ vào FB Từ Nguyên, nhà báo Từ Nguyên Trần Văn Ngô trước năm 1975, Tổng Giám Đốc Việt Tấn Xã, nay ở Paris. Anh đăng bài viết về số 3, chữ ba và với hai bài viết của Tiểu Tử & Tôi.

Theo Từ Nguyên, trong mấy con số từ 1 đến 10 con số 3 là đặc biệt nhất, vì nó lúc nào cũng thấy có mặt trong cuộc sống hằng ngày.

<!>

 

Đây ví dụ, bà Hai cúng Phật: Bàn thờ Phật được gọi là “Ngôi Tam Bảo”, trên bàn thờ có bộ ba “lư hương và hai chân đèn”, có ba chung nước, xá ba xá rồi lấy ba chung nước đem đi lau rồi cho nước mới vào mang lại đặt lên bàn Phật, thắp ba cây nhang, chắp vào hai bàn tay xá ba lần mới cắm nhang vào lư hương, xong là xá ba xá, mới gõ ba tiếng chuông rồi quỳ xuống lạy ba lạy, đứng lên xá ba xá hướng về bốn hướng.

Đó: chỉ việc cúng Phật mà đã có biết bao nhiêu lần ba?

Trong ngôn ngữ thông thường, để nói về một người không đứng đắn, người ta gọi người đó là “thằng ba trợn, thằng ba xạo, thằng ba que xỏ lá, thằng ba gai, thằng ba phải, thằng ba búa…”.     

Trường hợp hơi gấp cần gặp nhau để “nói ba điều bốn chuyện rồi đi!”. Lỡ gặp bữa cơm thì “ăn ba miếng rồi đi!”. Bữa nay ngày rằm mà không có cơm chay. Thôi thì “và ba miếng cơm lạt trước khi ăn cũng được!”.

Thông thường, nhà xưa có nền hơi cao nên phải bước lên tam cấp để vào nhà! Ngôi nhà có ba gian hai chái với hàng ba rộng. Trong bếp có ông Táo là ba cục đất, hoặc ba viên gạch... Theo truyền thuyết, đó là “một Bà và hai Ông”. Họ như vậy mà vẫn chịu nổi sức nóng của lửa củi! Hay quá!

Đàn bà đi chợ, cho dù món hàng chỉ có đôi ba đồng, họ vẫn trả giá đôi ba lần. Để khỏi bị hố! Cuộc sống của họ dính liền với “ba cọc ba đồng” đó mà!

À! Nhân nói về đàn bà mới nhớ ra theo truyền thống, họ phải chịu nép mình vào “Tam tòng tứ đức”!  Kẹt lắm chớ không phải chơi đâu! Trong lúc đàn ông thời xưa có “năm thê bảy thiếp” thì đàn bà thời nào cũng chỉ “Chính chuyên một chồng”!

Trên đây là nói về dân dã. Thử nhìn qua cuộc sống của một ông Vua coi ra sao bởi vì ông là “đối lập” với người dân…! Đầu tiên, ổng đi đâu cũng có “tiền hô hậu ủng”, có tới “ba đạo quân” đi theo bảo vệ! Cho nên khi nghe trên sân khấu ông Vua kêu lớn “Tam quân” là nghe dạ rân trên đó! Oai như vậy na!

Khi ông Vua giận kẻ phản tặc nào là ổng ra lịnh “tru di tam tộc” kẻ đó!  Ghê chưa! Bằng không thì ổng cho “Tam ban triều điển” để phạm nhân tự xử: đó là chén thuốc độc, sợi giây để thắt cổ và con dao nhọn để đâm vào bụng.

Chổ ở của ông Vua không phải là loại vi-la mà là một “Tam cung lục viện”,  mỗi viện, ổng cấp cho nơi chốn gái đẹp. Mấy cô nầy có trách nhiệm “phục vụ” ổng! Sướng vậy đó! Và nơi nầy không ai được vô nên được gọi là  “Tử cấm thành”, trong đó có tất cả những gì để ông Vua tiêu khiển, tránh cho ổng khỏi đi lan ban ra ngoài nguy hiểm!

Nhắc đến chuyện vua chúa, không quên hồi thời đó thường hay đọc truyện Tàu. Có truyện Tam Quốc Chí đọc cũng mê! Trong truyện Tàu có những nhân vật làm người đọc khó quên. Tỉ như: ba người kết nghĩa đào viên: Lưu, Quan, Trương, tỉ như Lưu Bị tam cố thảo lư, ba lần đến đứng trước cửa nhà Khổng Minh để cầu hiền, tỉ như ông Trình Giảo Kim nằm mơ thấy Tiên Ông dạy võ công với cái búa bửa củi. Đang học, bỗng ông ta giật mình thức dậy và chỉ nhớ có ba đường búa, tỉ như Quan Công Hầu hóa ngũ quan - hai cộng ba trảm lục tướng -  ba lần hai …vân vân …  và vân vân…

Cha!… Con số 3 nó hành tôi từ đầu câu chuyện làm tôi muốn  đo ván! Thôi, ngừng đây nghen! Bái bai!

(Từ Nguyên) 

*

Số Ba (Bài của Tiểu Tử)

Tháng 3 năm 2021, nhận được bài viết của nhà văn Tiểu Tử ở Pháp. Ông đã trên tuổi chín mươi nhưng vẫn còn minh mẫn viết lách. Ông tốt nghiệp kỹ sư tại Marseille, Pháp năm 1955. Ông về Việt Nam, dạy tại trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký niên khóa 1955-1956. Tháng 10 năm 1956, ông vào làm việc tại hãng xăng Shell Việt Nam cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Năm 1979, ông vượt biên và định cư tại Pháp.

Ông viết nhiều thể loại nhưng thú vị nhất là lối viết phiếm, dí dỏm, ví von của văn phong miền Nam.

Theo Tiểu Tử:

Trong mấy con số từ 1 đến 10 con số 3 là đặc biệt nhứt, vì nó lúc nào cũng thấy có mặt trong cuộc sống hằng ngày.

Đây ví dụ, cúng Phật: Bàn thờ Phật được gọi là “Ngôi Tam Bảo”, trên bàn thờ có bộ ba “lư hương và hai chân đèn”, có ba chung nước, bà Hai xá ba xá rồi lấy ba chung nước đem đi lau rồi cho nước mới vào mang lại đặt lên bàn Phật, thắp ba cây nhang, chắp vào hai bàn tay xá ba lần mới cắm nhang vào lư hương, xong là xá ba xá, mới gõ ba tiếng chuông rồi quỳ xuống lạy ba lạy, đứng lên xá ba xá hướng về bốn hướng.

Đó: chỉ việc cúng Phật mà đã có biết bao nhiêu lần ba?

Trong ngôn ngữ thông thường, để nói về một người không đứng đắn, người ta gọi người đó là “thằng ba trợn, thằng ba xạo, thằng ba que xỏ lá, thằng ba gai, thằng ba phải, thằng ba búa …”.    

Trường hợp hơi gấp cần gặp nhau để “nói ba điều bốn chuyện rồi đi!”. Lỡ gặp bữa cơm thì “ăn ba miếng rồi đi!”. Bữa nay ngày rằm mà không có cơm chay. Thôi thì “và ba miếng cơm lạt trước khi ăn cũng được!”.

Thông thường, nhà xưa có nền hơi cao nên phải bước lên tam cấp để vào nhà! Ngôi nhà có ba gian hai chái với hàng ba rộng. Trong bếp có ông Táo là ba cục đất, hoặc ba viên gạch... Theo truyền thuyết, đó là “một Bà và hai Ông”. Họ như vậy mà vẫn chịu nổi sức nóng của lửa củi! Hay quá!

 Đàn bà đi chợ, cho dù món hàng chỉ có đôi ba đồng, họ vẫn trả giá đôi ba lần. Để khỏi bị hố! Cuộc sống của họ dính liền với “ba cọc ba đồng” đó mà!

 À! Nhân nói về đàn bà mới nhớ ra theo truyền thống, họ phải chịu nép mình vào “Tam tòng tứ đức”!  Kẹt lắm chớ không phải chơi đâu! Trong lúc đàn ông thời xưa có “năm thê bảy thiếp” thì đàn bà thời nào cũng chỉ “Chính chuyên một chồng”!

Trên đây là nói về dân dã. Thử nhìn qua cuộc sống của một ông Vua coi ra sao bởi vì ông là “đối lập” với người dân…! Đầu tiên, ổng đi đâu cũng có “tiền hô hậu ủng”, có tới “ba đạo quân” đi theo bảo vệ! Cho nên khi nghe trên sân khấu ông Vua kêu lớn “Tam quân” là nghe dạ rân trên đó! Oai như vậy na!

Khi ông Vua giận kẻ phản tặc nào là ổng ra lịnh “tru di tam tộc” kẻ đó!  Ghê chưa! Bằng không thì ổng cho “Tam ban triều điển” để phạm nhân tự xử: đó là chén thuốc độc, sợi giây để thắt cổ và con dao nhọn để đâm vào bụng.

Chổ ở của ông Vua không phải là loại vi-la mà là một “Tam cung lục viện”,  mỗi viện, ổng cấp cho nơi chốn gái đẹp. Mấy cô nầy có trách nhiệm “phục vụ” ổng! Sướng vậy đó! Và nơi nầy không ai được vô nên được gọi là  “Tử cấm thành”, trong đó có tất cả những gì để ông Vua tiêu khiển, tránh cho ổng khỏi đi lan ban ra ngoài nguy hiểm!

Nhắc đến chuyện Vua chúa, không quên hồi thời đó thường hay đọc truyện Tàu. Có truyện Tam Quốc Chí đọc cũng mê! Trong truyện Tàu có những nhân vật làm người đọc khó quên. Tỉ như: ba người kết nghĩa đào viên: Lưu, Quan, Trương, tỉ như Lưu Bị tam cố thảo lư, ba lần đến đứng trước cửa nhà Khổng Minh để cầu hiền, tỉ như ông Trình Giảo Kim nằm mơ thấy Tiên Ông dạy võ công với cái búa bửa củi. Đang học, bỗng ông ta giật mình thức dậy và chỉ nhớ có ba đường búa, tỉ như Quan Công Hầu hóa ngũ quan - hai cộng ba trảm lục tướng -  ba lần hai… vân vân… và vân vân…

Cha!… Con số 3 nó hành tôi từ đầu câu chuyện làm tôi muốn  đo ván! Thôi, ngừng đây nghen! Bái bai!

(Tiểu Tử)  

*

Số Ba (Bài của VTrD)

Với chuyện viết tào lao cho vui nhưng cũng thú vị và hữu ích nên góp thêm vào bài viết.

Truyện Ba Giai Tú Xuất trong dân gian của ta khá phổ biến.

Trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du có câu:

“Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.”

Tại sao phải dùng ba thu mà không dùng năm, mười… phải chăng thi hào dựa vào Kinh Thi có câu “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” nghĩa là “một ngày không gặp dài như ba năm”…

Cũng con số 3 mà người xưa nói “Trong ba người đồng hành, ắt có người làm thầy của ta” cũng lấy ý từ Luận Ngữ “Tam nhan đồng hành…”. Và ca dao ta có câu;

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương trong bài thơ Ba Thứ Lăng Nhăng ví von:

“Một trà, một rượu, một đàn bà,

Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta”.

Nhà thơ Cao Bá Quát bị bắt giam tại nhà ngục Sơn Tây, rồi bị đóng cũi đưa về Hà Nội, và giải vào Huế.

Nằm trong ngục, Cao Bá Quát không hề sợ sệt, tự nhạo cái mộng đế vương của mình:

“Một chiếc cùm lim chân có đế

Ba vòng xích sắt bước thì vương”

Trước khi thọ hình, ông cũng còn ứng khẩu ngâm hai câu chửi rủa:

“Ba hồi trống giục mồ cha kiếp

Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời”

Cao Bá Quát treo câu đối nơi nhà dạy học

“Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái;

Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”

Tuy dùng chữ “nửa” nhưng tính ra 1/3 người, 1/3 ngợm và 1/3 đười ươi.

Tác phẩm Ba Sinh Hương Lửa của nhà văn Doãn Quốc Sỹ rất nổi tiếng vào đầu thập niên 60 ở miền Nam VN trong bộ trường thiên tiểu thuyết Khu Rừng Lau gồm 4 tập: Ba Sinh Hương Lửa, Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến, Tình Yêu Thánh Hóa, Đàm Thoại Độc Thoại. Truyện Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Sài Gòn năm 1960

Tác phẩm Les Trois Mousquetaires của văn hào Alexandre Dumas. Rất nổi tiếng và được dịch ra nhiều nhiều tiếng trên thế giới. Ở VN với tựa đề Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ. Điện ảnh Pháp với tác phẩm nầy đã ra đời vào năm 1921, nay đúng 100 năm.

Các bà nội trợ thì rành thịt ba chỉ hay thịt ba rọi (Pork belly) là loại thịt có cả phần nạc và mỡ, khi cắt ngang miếng thịt, bạn sẽ thấy được 3 lớp xen kẽ theo thứ tự thịt, mỡ, thịt. Thịt ba chỉ ngon thường nằm ở phần giữa cổ và vai (thường gọi là gáy) và phần chân giò. Loại thịt này sau khi chế biến thường không bị khô và tạo cảm giác ngấy cho người ăn. Loại thịt nầy nguồn cung cấp vitamin B1, B2, B5, B6, B12, PP, A, E… dồi dào và được chế biến nhiều món ăn khoái khẩu.

Câu nói ví von trong dân gian “Hai người đàn bà và một con vịt (vị chi là ba) làm thành cái chợ”.

Người xưa đã nói “sự bất quá tam” nhằm khuyên bảo việc gì cũng không nên quá nhiều lần. Nhiều lắm là 3 lần trở lại. Tha thứ kẻ lầm lỗi, chỉ nên tha ba lần, nếu vẫn còn tái phạm, lần thứ tư phải trách phạt. Luật ở Mỹ cũng kết án nặng khi phạm luật lần thứ ba như uống rượu lái xe… lần thứ tư thì… tiêu!

Các nước dân chủ trên thế giới với “Tam quyền phân lập” (Hành, Lập & Tư pháp) khi không thi hành đúng thì bị lệch lạc.

Khi nghe 3 chữ “tam tam chế” thì mọi người đều dị ứng nên khỏi bàn!

Ở Trung Hoa có hội Tam Điểm nhưng Illuminati & thuyết âm mưu Trật Tự Thế Giới đã hình thành mấy trăm năm về trước nhưng hiện nay trở thành đề tài tranh cãi rất nhiều vì đây thế lực của của quyền lực ngầm thao túng trên thế giới. Hình ảnh ban đầu còn in trong tờ 1 đồng Mỹ kim đầy bí ẩn.

Với số nhiều thì bắt đầu con số 2 nhưng con số nầy chưa hội đủ yếu tố nên chọn con số 3 và vì từ xa xưa hình ảnh pyramid với các công trình xây đụng đầy bí ẩn, trở thành kỳ quan trên thế giới. Và Số Pi (ký hiệu: π), hằng số toán học… cho đến nay vẫn là con số kỳ diệu và bí ẩn. Công thức tính số thập phân của hằng số Pi với số 3 đầu tiên và hàng số lẽ rất dài 3,14159265358979326433…) nếu liệt kê hết thì dài vô tận.

Nhưng quái gỡ nhất trên thế giới chỉ có Việt Nam tiền giấy 30 đồng phát hành lần đầu năm 1981, trên thế giới chưa có đồng bạc nào có mệnh giá lẻ 30.

Năm 1985 Ngân Hàng Nhà Nước tiếp tục phát hành tờ tiền 30 đồng lần thứ hai, nhiều người phản đối thì Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nguyễn Duy Gia giải thích rằng: Chúng ta đã tiêu loại tiền 30 đồng, còn bà con nào muốn cặp tròn thì dùng 3 loại 5+2+3=10. Ông tiến sĩ nầy ở trong lò ấp trứng… nên thiên hạ gọi ông là Tiến Sĩ 30 đồng. Hết ý!

Có lẽ còn nhiều điều thú vị nữa với con số 3… Quý thân hữu góp ý cho vui. Con số 3 và chữ ba cùng âm với nhau tuy không họ hàng dây mơ rễ má gì nhưng khi viết gì thì viết, nói gì thì nói mà nghe “ba nó ơi…”, tiếng gọi “thiêng liêng” đó phải ngưng… tán dốc!”

*

Nay có vài thân hữu nhắc tôi đề cập đến chữ ba, số 3 nên có những điều ghi thêm, trong đó có những dẫn chứng ở trên (đôi dòng trùng lặp) chỉ bổ túc đôi chút.

Trong mẫu tự Alphabet, chữ ba ở đầu vần B trong tự điển Viêt Nam có:

Ba (số 3), ba ba, ba hoa, ba má; ba mươi, ba (gãi, cào), ba ngận (vết sẹo), ba đẩu (các loại thúng mủng), ba tiêu (cây chuối), ba thái (rau mùng tơi), ba chạc, ba (cái bừa), ba hoa, ba (gãi, cào), ba ngận (vết sẹo), ba đào, ba gác, ba gai, ba lơn,, ba que, ba rọi (thịt)… ba cọc ba đồng, ba sinh hương lửa, ba chìm bảy nổi, ba hoa chích chòe, ba mặt một lời…

Ca dao, thành ngữ của ta đã đề cập nhiều, trong đó ví von nhất “Ba voi không được bát nước xáo” với hàm ý nói khoác, không đúng sự thật, huênh hoang, hứa nhiều nhưng không làm đúng như lời đã hứa, nói ba trợn… Một bên là voi, loài thú rất lớn, chỉ nói ba voi mà không nói năm, mười voi, và một bên là bát nước xáo, một lượng rất ít. Đó là nghĩa bóng của thành ngữ này.

Trong chữ Nho và chữ Việt, chữ tam, chữ ba đề cập nhiều nhất trong các lãnh vực như tôn giáo, chính trị, quân sự, đời sống… Chữ tam đi đầu hai chữ kế tiếp vừa có ý nghĩa tốt lẫn xấu.

Tam đại đồng đường, tam mộc thành sâm, tam cố mao lư, tam tòng tứ đức, tam hoàng ngũ đế, tam tỉnh ngô thân…

Trong Phật Giáo, Tam Bảo: Tam là ba; Bảo là quý báu. Tam Bảo là ba ngôi quý báu và được kể ra bao gồm Phật, Pháp và Tăng.

Trong Công Giáo, Ba Ngôi, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Chúa Thánh Linh).

Việt Nam thời kỳ Lý - Trần  với Tam Giáo Đồng Nguyên là sự dung hoà Nho Giáo, Phật Giáo Đạo Giáo.

Trong quân đội, như đề cập ở trên về ba quân… thông thường được tổ chức từ cập trung đội đến cấp sư đoàn, mỗi đơn vị có 3 đơn vị chính như trung đội có 3 tiểu đội… sư đoàn có 3 trung đoàn… Câu ca dao “Trai khôn tìm vợ chợ đông. Gái khôn tìm chồng ở chốn ba quân”, “chốn ba quân” là nơi tụ hội những anh hùng hào kiệt dấn thân làm nhiệm vụ bảo vệ giang sơn, bờ cõi, nơi đáng “chọn mặt gởi vàng”.

Trong bài thơ Thuật Hoài của danh tướng Phạm Ngũ Lão: “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu) để miêu tả khí thế mạnh mẽ của quân đội triều đình nhà Trần. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du tả về đội quân khởi nghĩa của Từ Hải: “Ba quân chỉ ngọn cờ đào”.

Từ thơi xa xưa, trong quân đội triều đình trung ương thường chia làm 3 lực lượng: Tả quân, trung quân, hữu quân. Khi quân đội triều đình hành quân đường xa, lại thường đi theo đội hình tiền quân, trung quân và hậu quân. Như vậy, cả trong tổ chức và trong hành tiến đều theo nguyên tắc ba quân. Vì lẽ đó mà ba quân trở thành từ dùng để chỉ quân đội.

Chữ ba còn là con số tượng trưng cho sự không may mắn, điềm gở. Không hiểu từ đâu mà sau nầy kỵ chụp hình 3 người. “Tháng ba ngày tám”, “tháng tám chưa qua tháng ba đã tới”. Theo quan niệm nông dân nước ta ngày xưa ở miền Bắc, Tháng ba và tháng tám là hai tháng giáp hạt trong vụ mùa ở đồng bằng, thóc vụ trước đã hết mà lúa vụ sau chưa gặt. Vào thời điểm này bà con nông dân hay lâm vào hoàn cảnh thiếu để gạo ăn, do không còn thóc, đến nỗi những gia đình đông con nhiều cháu còn có người bị chết đói. Từ đó trong dân gian mới có câu: “chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba”, khai trương, động thổ hay xuất hành người Việt Nam luôn cố tránh. Theo âm lịch “Ngày Tam Nương” có đến 6 ngày, không chỉ ngày 3, ngày 7 mà còn có 4 ngày 13, 18, 22, 27. Mỗi tháng mà kiêng cữ đến 7 ngày không dám xuất hành làm ăn thì chết đói nên sau đó chỉ còn 2 ngày. Giống như ở Mỹ kiêng kỵ ngày 13 Thứ Sáu.

Trong bài thơ Thuật Hoài của danh tướng Phạm Ngũ Lão: “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu) để miêu tả khí thế mạnh mẽ của quân đội triều đình nhà Trần. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du tả về đội quân khởi nghĩa của Từ Hải: “Ba quân chỉ ngọn cờ đào”.

Nếu đề cập đến chữ ba, tam và số 3 phải là công trình biên khảo hy vọng sẽ đề cập đầy đủ nhiều lãnh vực, nhiều khía cạnh, với chuyện vãn thì “Mua vui cũng được một vài trống canh” (Nguyễn Du)

Theo chu kỳ chia thành 12 canh, mỗi canh tương ứng với khoảng thời gian là 2 giờ theo các tính giờ hiện nay. Canh 3 từ 23 giờ ngày hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau. Đây là canh giờ giữa đêm hôm trước và ngày hôm sau. Người xưa đã khuyên: ‘Canh ba không tham dục, canh một không tham ăn”. Thức khuya mà làm chuyện “chăn gối” thì mệt phờ ra râu! Lấy đâu còn sức làm việc cho ngày mới.

 

Little Saigon, 3 September, 2024

Vương Trùng Dương

(Tác giả gởi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Áo Tết - Nguyễn Ngọc Tư

  Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: -Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho m...