Thứ Tư, 15 tháng 1, 2025

Áo Tết - Nguyễn Ngọc Tư

Top 10 đồ tết cho bé trai đẹp, quần áo ...

 Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:

-Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.
Nó nghĩ và nó muốn chia sẽ với con Bích, bạn nó.
Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về Ngoại thì mùng Hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2025

Bọ ngựa - Song Thao

 

 

Lóng rày tôi hay tẩn mẩn viết về những hồi tưởng tuổi thơ, nhất là những côn trùng ngày xa xưa đó như chuồn chuồn, bươm bướm, ve sầu, dế mèn…Nhiều lúc ngồi nghĩ lẩn thẩn: tại sao vậy? Chắc đó là tâm trạng của người tuổi sắp hết đếm số, tiếc nuối những khi còn cắp sách tới trường. Cắp sách tới trường không phải là chuyện vui nhưng tuổi học trò thì vui thật. Lúc nào, khi nào, chỗ nào cũng toàn thấy chuyện vui chơi. Bạn chơi là người nhưng nhiều lúc là những côn trùng quanh quẩn bên người. Một ông bạn mới gặp nhướng mắt hỏi tôi viết về những bạn chơi nhiều hơn hai chân nhưng chưa thấy nhắc tới bạn của ông ấy. Đó là bọ ngựa. Ông này thuộc loại rắn mắt. Tôi không chung tuổi thơ với ông nhưng chắc ông cũng thuộc loại phá làng phá xóm. Ông kể chuyện ăn me chua trước mấy ông lính thổi kèn trong hàng ngũ khiến mấy ông thợ kèn này chảy nước miếng thổi không được. Tôi thuộc loại hiền nên không có bạn không hiền như bọ ngựa. Ông ta thì khoái bọ ngựa.

Khuất Đẩu: Đi tìm bóng mình trong cơn lũ cuồng nộ của lịch sử - Trịnh Y Thư

 Khuất Đẩu: Đi tìm bóng mình trong cơn ...


1.

Tình cờ tôi được một người bạn cho mượn tập truyện nhan đề Người giữ nhà thờ họ và những truyện khác của nhà văn Khuất Đẩu. Tập truyện do nhà Ý Thức xuất bản năm 2009 gồm hai truyện vừa Người giữ nhà thờ họ, Huyền Trân công chúa, và một số truyện ngắn. Đọc xong tập truyện, tuy muộn màng, nhưng tôi vẫn muốn viết ra đây vài ba cảm nhận chủ quan của mình bởi đây là cuốn sách đáng đọc và có nhiều điều đáng nói trong đó.

Phạm Cao Hoàng với những bạn văn ngày ấy - Trần Yên Hòa

BBT: Được tin nhà thơ Phạm Cao Hoàng Ngưng thực hiện trang Văn Học Nghệ Thuật Phạm Cao Hoàng, tôi rất buồn, vì từ 12 năm qua, Phạm Cao Hoàng đã theo đuổi và thực hiện trang VHNT rất giá trị này, được anh em văn nghệ khắp nơi theo dõi rất nhiều.

Nay, tôi đăng lại bài viết về Phạm Cao Hoàng trên trang Văn Học Nghệ Thuật báo Người Việt, tặng PCH, chúc bạn luôn Sức Khỏe nhé...TYH




ANAHEIM, California (NV) – Trong những năm gần đây, khi các tạp chí văn học (báo giấy) lần lượt đình bản do vấn đề tài chánh, tiền in lên cao, người đọc giảm, không có hệ thống phát hành rộng rãi, thì Thư Quán Bản Thảo, do nhà văn Trần Hoài Thư chủ trương, một tập san ra hai tháng một kỳ, gởi biếu (không) đến cho độc giả, vẫn âm thầm tồn tại.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2025

NHỚ ANH ĐINH CƯỜNG - Hoàng Xuân Sơn

 Họa sĩ Đinh Cường đã ra đi - Tuổi Trẻ ...

 họa sĩ đinh cường

 

N H Ớ  A N H  Đ I N H  C Ư Ờ N G

[1939 - 8/1/2016]


Tưởng Niệm Họa Sĩ Đinh Cường (1939-2016 ...

 tranh đinh cường

 

Đôi câu trong những đoạn ghi của Đinh Cường :

“ ngồi uống tách trà nhớ bụi hoa trang bên vườn

  hai đứa đứng chụp bóng, chữ bóng nghe rất Huế “ …

 

đọc âm bản núi đinh trường chinh nhớ sơn. cường

 

núi.  dựng lên dựng lên

những cánh sườn

triền dốc ứng trực

một lần chân em cho tôi ghé

không có gì xuyên thủng được bàu trời nguy nga

huy hoàng áo nghĩa

niềm tấy sưng của sắc màu

vẽ thầm tiếng nhạc

bầy xương cá thuỷ táng trên không

xác chim in hằn vết suối

linh thạch hóa hình

rì rào âm bản

núi

lạnh ngời thiên san

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2025

ĐƯỜNG VỀ - TRẦN THANH CẢNH


NhaVanTranThanhCanh
Nhà văn Trần Thanh Cảnh
 

       Mãi rồi cũng về đến núi.

Chính xác là về đến chân núi, đèo Ngao. Vượt qua con đèo dài 32 cây số cả lên lẫn xuống này, mới đến bản Tồng, quê Mìn. Nhảy xuống khỏi thùng cái xe tải chở hàng cứu trợ, nằm vật xuống bãi cỏ bên một búi tre chân đèo. Thở dốc. Mệt mỏi. Mìn ngửa mặt nhìn trời. Trời đầu thu xanh thẳm không một gợn mây, nắng vàng rười rượi ấm áp tỏa khắp nhân gian. Vậy mà sao Mìn thấy lạnh lẽo quá. Lạnh từ trong tâm can ruột rà sâu thẳm lạnh ra. Xung quanh không một bóng người, không một tiếng gà kêu chó sủa. Con đường quốc lộ chạy qua chân đèo, con đường đèo nối mấy huyện vùng cao thường ngày tấp nập người xe, vậy mà nay vắng lạnh. Mà mới chỉ đầu giờ chiều. Mọi thứ như có một cái phép thần của mụ phù thủy, vung lên một cái, biến sạch.

Khi dời bản bỏ núi xuống phố làm thuê, ba tay Mìn, Lù, Phủ đã uống rượu thề sống chết có nhau. Thế mà bây giờ, về tới chân núi chỉ còn có một mình…

KHÁNH TRƯỜNG (1948-2024) - THỤY KHUÊ

 

KhanhTruong0
Khánh Trường tháng 5-1990 tại phòng tranh

Đôi dòng tiểu sử

Họa sĩ, nhà văn, nhà báo, Khánh Trường tên thật là Nguyễn Khánh Trường, sinh ngày 8-4-1948, tại xã Khánh Thọ, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Chính quán Nam Định. Qua đời ngày 29-12-2024 tại Fountain Valley, California, Hoa Kỳ.

Bút hiệu khác: Kim Thi, Nguyễn Thị Giáng Châu. Năm sinh đích thực là 1947, Khánh Trường chào đời khi cha mẹ chạy tản cư, không nhớ rõ ngày tháng, khi đi học, mới làm giấy khai sinh, ghi ngày 8-4-1948. Con ông Nguyễn Viết Hậu (1913-1986), họa sĩ, quê Nam Định và bà Hà Thị Chân (1920-1953) quê Lai Châu. Khánh Trường là anh cả của ba người em: Nguyễn Thị Minh Thi, Nguyễn Khánh Thọ (đã qua đời), Nguyễn Khánh Thịnh, hiện sống tại Đà Nẵng.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2025

MƯỜI NĂM BIỆT PHỐ - Nguyễn Vũ Sinh

 Thơ Đinh Trường Chinh | Văn Việt

 tranh đinh trường chinh
 
 
MƯỜI NĂM BIỆT PHỐ 

Mười năm xa thành phố thân thương 
Nhớ lắm hàng cây những con đường
Bao cô thanh nữ khoe màu áo 
Đồi non hừng hực lửa phi trường.

Mười năm từ biệt miền thùy dương 
Nhớ cốc rượu nâng thuở vui buồn
Nghe tiếng thủy tinh cười giòn giã
Mười năm giờ tóc ngã màu sương.

Ta như con thuyền nhớ trùng dương 
Khơi xa lướt sóng giong cánh buồm 
Làm sao đong đếm từng giọt nhớ
Đành gởi mây bay khắp viễn phương.

Giờ đây tìm lại chút dư hương
Đời nổi trôi kiếp sống vô thường
Thân phận như con còng bé nhỏ
Trên bãi cát vàng sóng triều dương.
 
TRỞ VỀ CỐ QUẬN 

Khi trở về bước đôi chân vội vã
Dù khoan thai cũng vấp ngã bao lần
Nên bỗng sợ có khi nào mệt lả
Quỵ trên đường vì rệu rã bàn chân.

Sợ nhiều lúc thân gầy mang thương tích
Mắt mờ đi tay tìm gậy dò đường
Nhà ta đó - nơi miền quê hoang tịch
Có bếp lửa chiều- nồng ấm yêu thương.

Rồi mai mốt khi xa đời biệt tích
Mong ngày về trời mưa gió thôi giăng
Ta sẽ về dù mây đen mờ mịt
Quên đời lao đao - bao nỗi thăng trầm.

Tìm lại nơi góc vườn xưa ngày cũ
Chiếc cuốc rỉ han mài lại sắc ngời
Những nhát cuốc đầu tiên khi vung xuống
Đất cựa mình mai mầm nảy sinh sôi.

Bên giếng nước năm xưa ra soi bóng
Thấy chao nghiêng in nét mặt bụi trần
Rửa thật sạch ta nằm trên chiếc võng
Ru nhịp đong đưa nhìn bóng mình lay.
(Diên Khánh-13-1-2025)
 
DIỆP HOÀNG

Mịt mờ trong cõi nhân sinh
Dang tay hạt bụi vô tình bám theo
Đường hoa dốc thẳm cheo leo
Chồn chân gối mỏi khó trèo đỉnh cao.

Lá phong bay rụng xạc xào
Nhà tranh vọng tiếng mời chào khách du
Phên thưa gió thổi qua lùa
Tường rêu xanh bám mấy mùa xuân sang.


Nguyễn Vũ Sinh
(Diên Khánh-9-1-2025)
(Tác giả gởi)

Nhà Văn Phạm Tín An Ninh và Tình Chiến Hữu - Vương Trùng Dương

 Phạm Tín An Ninh


“Con người sống không có tình yêu thương cũng giống như vườn hoa không có ánh mặt trời, không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”

(Nhà văn Victor Hugo)

Nếu bạn có thể kể chuyện, tạo nhân vật, nghĩ ra các sự cố xảy ra và có sự chân thành và đam mê thì việc bạn viết như thế nào cũng không thành vấn đề”

(Nhà văn Somerset Maugham)

Áo Tết - Nguyễn Ngọc Tư

  Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: -Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho m...