hình lượm trên net, chỉ có tính cach minh họa
Tôi nhìn sững vào con bé đen (nên gọi là con bé hay là cô bé đây). Nó đang đứng nói chuyện với một người đàn ông Mỹ lớn tuổi, cũng đen như nó, ở trước cửa phòng ra vào khu tập thể dục. Con bé chừng mười bảy, mười tám tuổi là cùng, nước da đen cáy trông như một pho tượng đồng đen. Thân hình bó sát trong bộ đồ tập thể dục, khoe ra cặp đùi thuôn dài, khoẻ mạnh. Bờ ngực tròn, vun cao, hơi lấp ló ra ngoài chiếc áo che ngực ngắn. Mà tại sao tôi chú ý sững sờ đến con bé nầy vậy cà. Không biết nó là Mỹ đen thiệt, hay đen lai Mễ, Ấn Độ, Phi Luật Tân, hay Việt Nam cũng không chừng. Nhìn nó đang líu lo nói chuyện với người đàn ông Mỹ, tôi không phân biệt được người đàn ông là gì của nó. Nhưng nhìn nhân dáng nó là tôi thoáng hiện trong ý nghĩ, nó có nét Á Đông phản phất trong nụ cười. Mà Á Đông là quê tôi, Việt Nam là quê tôi mà.
<!>
Tôi leo
lên máy, "set up" và bắt đầu chạy theo tốc độ ấn định. Thời gian gần
đây, tôi thấy mình nặng thêm mấy chục lps,
nên tôi phải tìm đến nơi nầy để mỗi buổi sáng, tôi leo lên máy chạy. Thế mà
khoẻ. Chạy đổ mồ hôi, rồi vào phòng xông hơi, tắm nước lạnh, rồi về chuẩn bị đi
làm ca đêm. Cuộc sống tôi như một cuốn phim, quay chậm, từng giờ, từng phút,
như định sẵn.
Phòng tập thể dục lúc nầy rất khá, có trang bị TV, để người tập vừa xem TV (hay nghe
nhạc) cho cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn, vừa tập. Đó là vấn đề tâm lý.
Tôi mãi miết nhìn lên màn ảnh xem ông Tổng Thống Bush đang tuyên bố gì về chiến
tranh chống khủng bố. Tin nầy giật gân đây. Nước Mỹ đang bình yên bỗng dưng sôi
sục. Dân chúng hoang
mang vì bọn khủng bố cướp máy bay đâm vào hai khu thương mại to nhất nước Mỹ.
Chưa hết, nay Mỹ còn đem quân đánh sang sào huyệt bọn chúng. Dĩ nhiên là khi đã
đưa bọn khủng bố vào chân tường, bọn nó sẽ dội ngược lại. Không biết màn thứ hai
của bọn nầy là gì đây.
Khi tôi rời máy truyền hình ngó qua
bên phải thì thấy con đen cũng đang chạy trên máy gần tôi. Nhìn kỹ, tôi thấy nó
đen mà hấp dẫn dễ sợ. Hai gò ngực vun cao, nhô lên như muốn thoát ra khỏi vòng
nịt... Gò ngực nầy là nguyên si con gái đây, không bơm, độn, chưa chửa đẻ. Và
cái eo nhỏ của nó thật hết sẫy. Cái eo rất thon.
Tôi nhìn rõ hết vì nó mặc chiếc áo ngắn củn, để lòi cả lỗ rún ra. Trên lỗ rún,
con bé còn đeo tòng teng
một cái vòng. Đây chắc là mốt thời thượng của tuổi trẻ bây giờ. Ở đâu cũng đeo
khoen được hết. Lỗ mũi, bên mắt, lỗ rún, kể cả dưới lưỡi cũng đeo khoen, kể cả
chỗ kín nhất có đứa cũng có hột. Thật tôi không hiểu nổi bọn nhóc muốn gì. Với
con bé đen nầy, tôi chỉ thấy được cái khoen ở chỗ lỗ rún thôi, chứ mấy chỗ kia
làm sao thấy được.
Tôi vừa chạy vừa nhìn nó, nó cũng xoay lại nhìn tôi cười hồn nhiên.
- Hi
- Hi
- Xin lỗi, cô là người Mễ.
Tôi hỏi cho có chuyện
Con bé cười lắc đầu:
- Mỹ lai Việt.
- Ô
Tôi la lên, vì tôi đoán trúng, tôi
mừng thiệt tình vì tôi gặp một đồng hương đen. Dĩ nhiên, ở xứ nầy gặp các em
đen là chuyện thường tình. Đây là quê hương chính của họ mà. Nhưng con bé nầy
lai Việt Nam nên cùng gốc gát với tôi. Dù dưới dạng nào đi nữa. Con bé cũng có
chút máu của tôi trong đó. Máu của ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Dù trải qua
mấy ngàn năm rồi, mà lại lai nữa, nên giòng máu nầy chắc cũng lạc nhách rồi.
- Mẹ you là người Việt?
- Ờ hớ.
- You có biết Việt Nam là xứ nào không?
Bỗng nhiên con bé trổ tiếng Việt ngon lành:
- Chú tưởng cháu không nói được tiếng Việt hả, cháu sinh tại Mỹ nhưng mẹ cháu
đã dạy cháu tiếng Việt từ nhỏ, cháu nói còn hay hơn chú nữa đó.
Tôi ngẫn ra. Thế là tôi bị hố, cứ nghĩ người Việt nào qua Mỹ cũng thích nói
tiếng Mỹ, để chứng tỏ mình qua Mỹ lâu, quên hết tiếng Việt cũng là điều hãnh
diện. Không như tôi. Đã bảy năm ở xứ sở nầy mà gặp người Mỹ nào là nói như muốn
bạnh quai hàm, vừa nói vừa lấy tay làm dấu.
- Thế mẹ cháu sang đây năm mấy?
- Thưa chú, hình như năm bảy lăm.
Con bé ngoan, mẹ nó biết dạy nó lễ phép.
- Mẹ cháu nói hồi đó, mẹ cháu hoảng quá, từ miền Trung di tản vô Sài Gòn, một
thân một mình cô quạnh. Thấy người ta chạy thì cũng chạy. Chạy xuống bến Bạch
Đằng thấy tàu nào cũng leo lên. May mà đi đươc.
- Mẹ cháu đi một mình qua đây?
- Một mình chứ mấy mình, qua đây mấy năm mới gặp ba cháu, ba cháu cũng đi tập ở
đây. Ông đang đạp xe trên máy đàng kia kìa.
Tôi nhìn theo hướng tay nó chỉ và thấy người Mỹ đen khi nãy.
- Ở Việt Nam mẹ cháu ở tỉnh nào, biết không?
- Quận Lý tín, Tỉnh Quảng Tín, thường gọi là Chu Lai đó.
Tôi giật thốt người lên. Chu Lai là nơi tôi đã gắn bó từ thời chiến tranh, tôi
đã đi dạy học ở đó, quen biết khắp cả vùng Lý Tín.
Tôi đáp vội vàng như được gặp một người dân... Chu Lai.
- Thì chú cũng là dân Chu Lai đây nầy.
Con bé trố mắt nhìn tôi:
- Chú biết An Tân không? cháu đã về thăm Việt Nam năm ngoái, cháu về An Tân ở
cả tháng, mẹ cháu dẫn cháu đi chơi cùng hết. Qua đây cháu nhớ bên đó lắm.
Mẹ cháu tên gì?
- Như Thi
Tôi hoảng hốt một lần nữa:
- A, cháu là con của Như Thi hả. Chú biết mẹ cháu mà. Thất lạc nhau cũng hơn ba
mươi mấy năm rồi.
Tôi mừng nên nói mò, nhưng mà Như Thi thì ở An Tân ai mà không biết, chắc không
có sự trùng tên đâu. Tôi nghĩ thế.
*
An Tân là vùng đất cuối của quận Lý
Tín, giáp ranh với Quảng Ngãi. Ngày Mỹ qua, đóng ở căn cứ Chu Lai, An Tân cũng
đươc đồng hoá, gọi là Chu Lai, cùng nghĩa với một nơi ăn chơi của lính Mỹ. Ở
đâu có lính Mỹ là ở đó có "gái". Gái từ vùng quê lên, gái từ Đà Nẵng
vào, gái từ Sài Gòn ra, tấp nập, ồn ào, son phấn. Những snack bar mọc lên như
nấm trên các nhà dọc theo quốc lộ một ở An Tân. Rồi qua khỏi cầu ông Bộ, nơi
trên đồi cao, có một đơn vị lính Mỹ đóng trên đó, gái cũng theo ra lập những
cái chòi dã chiến để "tiếp khách". Những chàng GI xa xứ, mỗi lần từ
trên núi xuống thì tấp vào đây du hí. Thôi thì ô kê salem loạn xà ngầu. Nơi nầy
gọi là Quán Bà Miết.
Không biết cái bà Miết nào đó, đầu tiên đến đây lập quán, nuôi em út, tiếp khứa
Mỹ, mà tên gọi trở thành một địa danh của giới ăn chơi. Địa danh nầy được làm
bạn đồng hành với khu Khâm Thiên Hà Nội ngày trước, hay khu Ngã ba chú Ía ở Sài
Gòn, nhưng mà cũng có cái khác nhau, khu Ngã Năm chuồng chó, Ngã ba Chú Ía tiếp
khách Việt, còn quán bà Miết thì chuyên tiếp toàn khứa Mỹ.
Một buổi chiều trời mưa tầm tả. Sau giờ dạy học, tôi chạy xe gắn máy từ trường trung học Lý Tín về Tam Kỳ. Mưa loang loáng nước và gió tạt mạnh, tôi thu người trong chiếc áo đi mưa, cố tránh những giòng nước chảy tràn vào thân thể. Qua khỏi cầu ông Bộ một đoạn là gần tới quán bà Miết, khu nầy bắt đầu lên đèn. Những ngọn đèn được thắp bằng pin của máy PRC25 của lính Mỹ cho, cũng đủ sáng một dãy hàng quán dài chừng nửa cây số. Nhà nào cũng nuôi em út nên hể người lính Mỹ nào xuống đây ăn chơi đều bị xin pin máy PCR25. Nhờ vậy, khu hàng quán tuy không có điện nhưng đèn đuốc cũng sáng choang. Trời mưa chạy xe đàng xa, nhìn tới quán bà Miết tôi thấy lấp lánh sáng như một dãy sao.
Một chiếc xe jeep nhà binh chạy vụt
qua chỗ tôi. Trên xe, phía trước, một chàng lính Mỹ lái xe mặt đỏ gay, ngồi bên
là một chàng lính Mỹ khác và một cô gái. Tôi cứ tưởng hai người đang âu yếm
nhau, nhưng sao ô kìa, không phải, hai người đang dằng co nhau. Bỗng người lính
Mỹ lái xe dừng xe lại, đột ngột, người lính Mỳ ngồi với người con gái, đứng lên
đẩy người con gái xuống xe, cái đẩy khá mạnh khiến cô gái chúi nhũi xuống mặt
đường, nằm bò lê trên đường, miệng cô tuôn ra một tràn chữi thề, đ.m.
Trời vẫn mưa dầm dề, tôi chạy xe qua cô gái, cô gái thôi chữi nhưng miệng tru
tréo:
- Đồ chơi chạy, đồ đ. chạy, đ. mẹ nó chứ, hu hu!
Tôi chạy xe qua, cô gái ngoắc tay
lia lịa, tôi biết từ đây ra tới quán bà Miết cũng khá xa, đi bộ cũng mất nửa
tiếng đồng hồ, tôi đâm lòng trắc ẩn, nên dừng xe:
- Có chuyện gì, trời mưa trời gió thế nầy mà bị bỏ giữa đường ướt nhem hết vậy?
Cô gái lại chữi một tràn dài nữa:
- Đ. me mấy thằng Mỹ chạy làng. Trời mưa thế nầy mà bà chủ còn bắt tiếp khách.
Tụi Mỹ bảo lên đồn với nó, chơi xong nó trả tiền, nào ngờ, hai thằng chơi xong
chở xuống đây rồi bỏ chạy luôn, không trả đồng xu nào.
Tôi nhìn cô gái, son phấn dày dạng
đã che lấp đi trong cô sự hồn nhiên, chứ thật ra, cô còn trẻ lắm, khoảng mười
tám mười chín, giọng nói, chính là giọng nói con gái Lý Tín, vì những học trò
tôi cũng nói giọng nói ấy. Tôi thấy thương cảm bèn lên tiếng:
- Thôi đừng khóc nữa, lên xe tôi chở về, chứ không mưa ướt hết.
- Anh cho em về quán bà Miết.
Cô gái lên ngồi phía sau tôi và nói vậy.
Tôi rồ ga, xe vọt đi, mưa càng lúc
càng nặng hạt. tôi quay lại hỏi chuyện (cho có hỏi):
- Cô làm gì ở đây?
Cô gái trả lời không ngượng ngùng:
- Anh biết rồi mà cố hỏi, làm gái chứ làm gì, ở khu nầy thì chỉ làm gái cho Mỹ
thôi.
Tôi buôc miệng nói một câu lạc nhách:
- Sao không kiếm nghề khác?
- Vùng nầy toàn cát và dương liễu có nghề gì mà làm đâu. Xin đi làm sở Mỹ ở Chu
Lai rồi tụi Mỹ cũng tìm cách chơi, thôi làm gái cho xong.
Cô gái trả lời gọn bâng, tỉnh bơ,
như đang nói một chuyện làm ăn bình thường nào đó, khiến tôi không còn mở miệng
để khuyên răn hoặc an ủi câu nào nữa, tôi hỏi tiếp:
- "Làm" ở đây có khá không?
- Thì anh thấy đó, gặp thằng Mỹ tốt thì nó ăn bánh trả tiền đàng hoàng, còn
không thì nó đ. chạy.’’
Tôi nghe lạnh xương sống. Xã hội đã đưa cô gái vào đường tội lỗi và ăn nói trây
trúa quá, không ngượng miệng. Trong lớp học, tôi đã dạy các học trò những điều
đạo đức, như hãy làm ăn lương thiện, mà ngoài đời, sát nách cuộc sống chứ có
đâu xa, những cảnh tượng mời chào, đón khách của gái diễn ra nhan nhãn khắp
vùng Chu Lai nầy, tôi còn có thể đứng trên bục giảng để nói những điều sách vở
nữa không?
Nhưng tôi cũng chống chế:
- Đừng nói vậy, cô biết tôi là thầy giáo dạy ở trường trung học Lý Tín không?
Giọng cô gái phía sau:
- Em biết chớ sao không, cái quận lỵ nhỏ xíu nầy chuyện gì mà không biết. Anh
mới đổi về dạy đây mà ai cũng đồn rân.
- Họ đồn gì?
- Đồn anh yêu cô giáo Uyên.
- Ai nói vậy?
- Thì học trò anh nói chứ ai.
- Tụi nó đồn bậy đó, đó chỉ là tình đồng nghiệp thôi.
Tôi không muốn giải thích với cô gái
nầy, có ich gì đâu, những lời đồn vẫn thường có giữa học trò với thầy giáo hay
giữa các thầy cô giáo. Chuyện đó cải chính làm gì cho mệt.
Khi đến quán bà Miết, tôi dừng xe, cô gái xuống. Trước khi đi, tôi hỏi:
- Cô tên gì?
- Thi, Như Thi.
- Tên nghe đẹp ghê, thôi cô vào nhà đi kẻo ướt hết, hẹn có dịp gặp lại.
Một lần khác, mà lần nầy là lần
quyết định. Tôi cũng đi dạy về, chạy xe ngang qua chỗ "làm ăn" của
Như Thi ở quán bà Miết, cô thấy tôi chạy xe qua, từ trong nhà, cô chạy ra đường
ngoắc tay lia lia:
- Anh Khôi, anh Khôi, dừng xe lại em nói cái nầy.
Tôi phải dừng xe lại, cô đến cầm ghi đông xe rồi kéo tôi vào quán:
- Vào đây chơi mà, lâu quá mới gặp anh, em nhớ anh muốn chết...
Tôi biết cô gái nói chơi thôi, nhưng điệu bộ của cô làm tôi cảm động.
- Anh ngồi xuống đây, anh có sợ khi học trò anh đi qua thấy không?
Tôi làm bộ anh hùng rơm:
- Sợ gì, có gì đâu mà sợ. Nhưng hôm nay tôi bận về nhà có chuyện.
- Thì ngồi chơi chút hãy về, anh uống bia và ăn mực khô Đại Hàn nhé.
Không cần tôi có ý kiến, cô gái đem ra mấy lon bia Ham cuả Mỹ và một bịch mực
khô thơm phứt. Cô khui bia đưa tận tay tôi:
- Anh uống đi, em mời anh vào đây là để cảm ơn anh hôm đó đã chở giúp em về.
- Ơn nghĩa gì.
Nói vậy chứ tôi cũng thấy vui vui khi có người mang ơn mình, tôi uống một ngụm
bia mà nghe mát lạnh cả cổ. Cô gái cũng cầm một lon bia cụng với tôi:
- Mời thầy, em gọi thầy như học trò thầy nghe, thầy dô năm mươi phần trăm với
em nghe.
- Không đươc, tôi uống bia không được nhiều.
- Con trai gì mà dở ẹt vậy?
Tôi bị khích tướng nên uống một hơi
cạn hết lon bia. Cô gái lấy lon bia khác. Mở nắp, cứ như vậy, tôi uống đến lon
thứ ba thì nghe mình quờ quang, ăn nói lắp bắp. Tôi nghe tiếng cô gái:
- Anh say rồi, vào giường em nằm nghỉ đi.
Tôi được cô gái xóc nách đem vào phía trong, nơi đây có nhiều giường kê sát
nhau, chỉ che một tấm vải màn ngăn cách. Tôi nằm xuống giường, cô gái đắp lên
đầu tôi chiếc khăn tẩm nước đá mát lạnh. Tôi cầm tay cô gái vuốt nhẹ, tự dưng
một luồng điện chạy rần rật trong người tôi. Đó là sự thèm muốn một thân thể
đàn bà. Có rượu vào, khiến tôi mạnh dạng thêm lên, tôi kéo cô gái xuống gần tôi
và hôn lên mặt cô, cô để yên, tôi đưa tay sờ soạn vào ngực, núm vú nhỏ, căng
tròn, rất thon. Cô gái lại chủ động tự cởi áo quần ra. Tôi mù mờ trong một cảm
giác sướng khoái, tôi mê man trong những cái vuốt ve của cô gái, tôi mơ hồ thấy
cô lại cởi áo quần tôi ra, rồi leo lên tôi. Một lúc sau tôi rùng mình...sướng
quằn quại, rồi thiếp đi. Tôi nghe thoảng theo hơi gió mùi thơm của loại nước
hoa rẻ tiền và giọng nói của cô gái đâu đó với mấy người bạn ‘’ông thầy còn
trai tân mầy ơi.’’
Tôi với cô giáo Uyên vừa có cảm tình
với nhau, bỗng nhiên cô nghe đồn tôi bồ với một ‘’con đĩ’’ ngoài quán bà Miết,
cô khinh tôi ra mặt. Các thầy cô cũng nói ra nói vào, đại ý là ‘’làm đĩ mười
phương cũng nên để một phương lấy chồng’’ nghĩa là tôi đã dạy học ở đây thì
phải giữ thể diện cho học sinh. Tôi không biết nói gì hơn là tự tách mình ra
khỏi đám thầy cô đạo đức đó, để yêu Như Thi, bởi vì tôi thấy, trong tận cùng,
Như Thi có một cái gì đó rất đáng quý, như là sự hiền lành, chân thật và nhất
là Như Thi luôn luôn bảo tôi, ‘’anh phải xa em đi, đừng phải vì em mà anh mang
tiếng’’.
Tôi làm anh hùng rơm một lần nữa, trả lời:
- Anh yêu em có gì đâu mà xấu, tình yêu cao quý lắm.
Thường như vậy, Như Thi hay khóc nhoè nhoẹt trên vai tôi.
Năm đó tôi bị động viên đi lính. Tôi thấy như mình đươc giải thoát, giải thoát
khỏi cái trường lớp nặng nề với những lời ong tiếng ve. Tôi muốn làm anh hùng
kiểu ‘’anh là lính đa tình’’ . Có lẽ, lính tráng thích hợp với tôi hơn và cũng
hợp với hoàn cảnh của tôi hiện giờ.
Tôi thụ huấn ở quân trường Thủ Đức chín tháng. Khi ra trường, tôi quyết tâm đổi
về Sư Đoàn 2 bộ binh, nhưng không được, vì nhu cầu quân số tôi phải về Sư Đoàn
5 BB, đóng ở Bến Cát Bình Dương. Với đơn vị mới, tôi phải lặn lội hành quân
suốt năm, suốt tháng. Tôi không liên lạc được với Như Thi từ ngày đó. Càng cách
xa, tôi có thì giờ để tự hỏi lại mình, tôi có yêu em không? hay là yêu em chỉ
vì sự thèm muốn xác thịt của một người con trai mới lớn. Tôi không giám nói ra,
nhưng mỗi lúc tôi bị dằng xé về tình cảm đó thì có một tiếng nói mơ hồ ở đâu
vang vọng trong tai tôi ’’em là con đĩ, em là con đĩ, anh quên em đi". Tôi
cương quyết dứt khoát không nghĩ tới em nữa, nhưng, mỗi lần nghĩ tới em, lòng
tôi vẫn thấy đau như dao cắt.
*
Con bé đen nói:
- Chú có muốn gặp mẹ cháu không?
- A à, để lúc nào rảnh chú sẽ ghé thăm mẹ cháu, mẹ cháu khoẻ không?
- Cũng khoẻ, mẹ cháu nhớ Việt Nam lắm nên mẹ cháu hay buồn lắm. Chắc gặp lai
chú mẹ cháu sẽ vui. Chú đến nhà cháu chơi nghe chú.
- A à, chú sẽ đến chứ, nhưng hôm nay chú phải đi làm, cháu cho chú số phone để
chú gọi thăm mẹ cháu.
Con đen tìm cây viết và ghi số phone cho tôi.
Tôi bỏ mảnh giấy vào túi áo và nói.
- Chắc chắn chú sẽ đến thăm. Thôi chú về trước nghe.
Tôi đi về như chạy.
*
Khi về nhà, tôi cởi áo ra bỏ vào chỗ đồ dơ. Buổi chiều vợ tôi lấy áo quần dơ đi
giặt, nên ướt và rách luôn tấm giấy ghi đia chỉ và số phone của Như Thi. Tôi
không tìm đâu ra tấm giấy ấy một lần nữa, nên không thể gọi hoặc đến thăm nàng.
Tôi đi tập thể dục cũng chẳng bao giờ gặp lại ‘’con đen’’ nữa. Tôi không hiểu
tại sao nó cũng biệt tăm như vậy.
Trần Yên Hòa
*
Mời đọc qua Ebooks các Sách của Trần Yên Hòa đã xuất bản:
Xin click vào link sau:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét