Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

Em bé Napalm - Pham Terry The

 

286010087_3212369925701299_8189319212930659302_n

 

Tròn đúng 50 năm về trước, ngày 8 tháng 6 năm 1972, trong một trận bom Napalm của quân đội Mỹ dội xuống làng Trảng Bàng, Tây Ninh, Nam Việt. Hình ảnh ghi lại cảnh em bé 9 tuổi, Phan Thị Kim Phúc, đang trần truồng, hoảng loạn, gào thét bởi những đám cháy bỏng trên khắp thân thể chạy cùng với những đứa trẻ khác trên đường làng, phía sau là cảnh khói lửa mù mịt cùng những người lính VNCH.

<!>

Bức hình được chụp bởi nhà báo Nick Út, tên thật là Huỳnh Công Út, lúc đó mới 21 tuổi, phóng viên nhiếp ảnh chiến trường của hãng thông tấn AP Asociated Press. Bức ảnh này ngay sau đó đã nhanh chóng được đăng tải rộng rãi trên khắp thế giới, trên trang nhất của các nhật báo lớn, gây chấn động thế giới, nó chạm đến trái tim của nhân loại, nó đã góp phần làm thay đổi cách nhìn nhận về cuộc chiến tranh Việt – Mỹ. Và năm 1973 nó đã được trao giải thưởng danh giá Pulitzer. Bức ảnh được xếp hạng thứ 41 trong 100 bức hình có tầm ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.

Còn nạn nhân trong bức hình, ngay sau khi được chụp xong, em bé Kim Phúc đã được chính tay Nick Út bế vào xe và đưa tới bệnh viện gần đó. Những cuộc phẫu thuật cấy ghép da kéo dài triền miên đã giúp cô bé Kim Phúc dần lành lặn trở lại.

Năm 1986, Kim Phúc được gửi sang du học ngành y ở Cuba. Bà quá chán ghét cảnh, trong nhiều năm trời bị nhà nước Việt Nam lạm dụng làm biểu tượng nạn nhân của cuộc chiến tranh, phải chịu rất nhiều những cuộc phỏng vấn, chụp hình được sắp đặt theo chủ ý để nhằm mục đích tuyên truyền. Năm 1992, thời cơ đã đến, từ Cuba, trong một lần đi tuần trăng mật với người chồng mới cưới tới Moscow, khi máy bay ghé điểm tạm dừng tại sân bay tỉnh bang Newfoundland Canada, lên kế hoạch từ trước, bà cùng chồng đã rời khỏi máy bay và xin tị nạn chính trị với chính phủ Canada.

Hiện bà đang sống cùng chồng và hai con ở thành phố Toronto. Năm 1997 bà thành lập quỹ Kim Phuc Foundation nhằm cung cấp y tế cho các trẻ em là nạn nhân chiến tranh. Cùng năm 1997 bà cũng được mời là đại sứ thiện chí của UNESCO.

Tháng 10/2004, bà được trường đại học danh tiếng York Canada trao tặng bằng tiến sĩ danh dự vì những nỗ lực trợ giúp trẻ em là nạn nhân chiến tranh trên khắp thế giới, được tặng thưởng huân chương cao quý nhất của tỉnh bang Ontario, bà cũng được trao bằng tiến sĩ danh dự tại đại học Lethbridge, Alberta, Canada.

Tháng 9/2006 bà được tổ chức YWCA Hoa Kỳ tôn vinh là một trong 6 phụ nữ có những đóng góp thiết thực nổi bật trong cộng đồng và trao giải thưởng “Thành Tựu Nổi Bật Hàng Năm”.

Tháng 2/2019, bà Kim Phúc nhận được giải thưởng Dresden tại Đức vì những đóng góp cho UNESCO và giúp đỡ những em nhỏ bị thương trong chiến tranh.

Bức ảnh cũng đã gắn kết nhiếp ảnh gia Nick Ut và Kim Phúc trở thành tình bạn, hai người thường gặp nhau, cùng có những buổi đi thuyết trình trên thế giới về đề tài chống chiến tranh, về yêu thương, hoà giải.

Tháng tư năm nay, nhân kỷ niệm 50 năm ngày bức ảnh “Em Bé Napalm” ra đời, Nick Út và Kim Phúc đã cùng nhau trở lại quê hương Việt Nam để gặp gỡ và trưng bày bộ sưu tập ảnh về chiến tranh Việt Nam.

Ngày 11/5 vừa qua, phóng viên nhiếp ảnh Nick Út, nay đã 71 tuổi, và “ Em Bé Napalm” 59 tuổi cũng đã được diện kiến Đức giáo hoàng tại Rome.

Ba mươi năm trước, nếu bà Kim Phúc không kiếm tìm con đường tị nạn, phải trở về Việt Nam sau chuyến du học từ Cuba, thì cuộc đời bà sẽ ra sao?

Có những câu hỏi, mà khá nhiều người Việt trong chúng ta, không ai muốn nghe câu trả lời.

 

285521561_3212370019034623_1948707109176747353_n

 

Ảnh của AP and Getty Images

Nguồn: FB Pham Terry The – https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=3212370129034612&id=100007849697044

1 nhận xét:

  1. Sao cho mãi dến nay mà vẫn còn những người ngu quá vậy?! Tên Nick Út là người được VNCH nuôi nấng và cho ăn học mà chỉ vì chút hư danh mà phản bội lại VNCH. Sao nó không chụp hình cảnh học sinh trường tiểu học Cai Lậy bị Việt Cộng pháo kích nằm chết la liệt khắp sân trường, hay cảnh VC tàn sát dồng bào Huế trong thời gia bọn khát máu nầy chiếm đóng Huế? Những cảnh đó không phải là những thảm cảnh của chiến tranh hay sao? (chỉ khác là việc giết người của VC là cố ý với chủ trương khủng bố để dân chúng sợ khống dám công khai chống đối chúng, trong khi hình ảnh bé Kim Phúc chỉ là một tai nạn chiến tranh mà bất cứ cuộc chiến nào cũng có xảy ra). Thế mà ký giả Trọng Minh trong bộ "vẻ vang Dân Tộc Việt" đã liệt kê tên phản bội nầy là một người đáng được vinh danh! Đáng tiếc là khi đọc tập nầy tôi đã viết thư phản đối và đề nghị ký giả Trọng Minh xóa tên Nick Út vì y chỉ làm hại Dân Tộc Việt Nam chứ có "vẻ vang" cái khỉ mốc gì đâu, không biết ký giả Trọng Minh có nhận được thư của tôi không mà đến nay vẫn còn để tên khốn kiếp này đứng chung với những người thực sự làm VẺ VANG DÂN TỘC VIỆT???
    NT1 Trần Kim Khôi

    Trả lờiXóa

THƠ THÁNG 6 - Lý Thừa Nghiệp

  THƠ THÁNG 6    Một ngày tuyết sẽ tan thành sữa Én nhạn về quanh những cánh đồng Trùng trùng bông nắng và bông lúa Bát ngát là khi l...