Vâng! Bản nhạc Nắng Chiều của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã cất cánh bay cao và sẽ còn bay mãi khắp bốn phương trời, để rồi lặng lẽ thẩm thấu vào lòng người, nhất là những lúc lữ khách dừng bước giang hồ ở bất kỳ nơi nào có những hình ảnh bến nước bờ tre, hình ảnh sân vương nắng chiều đầy ắp những kỷ niệm của môt thời vang bóng. Ai đã từng nghe bản nhạc Nắng Chiều của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đều cảm thấy hồn mình bâng khuâng nhung nhớ, cảm thấy lòng mình lạc lõng bơ vơ vì trái tim mình đang thổn thức theo nhịp điệu trữ tình bởi những giai điệu khi trầm khi bỗng. Không bơ vơ lạc lõng, không nhung nhớ bâng khuâng sao được khi những ca từ cũng như giai điệu của Nắng Chiều làm cho con tim của lữ khách như muốn quặn thắt vì nhung nhớ người yêu. Nhất là những lúc trời chiều nhạt nắng còn vương vương ở ven đồi và áng mây trời đang trôi nhè nhẹ về nơi chân trời vô định.
<!>
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
khi đến cuối thôn chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
Má em màu ngà tóc thề nhẹ vương
Nay anh về qua sân nắng
chạnh nhớ câu thề tim tái tê
chẳng biết bây giờ
người em gái duyên ghé về đâu
Nay anh về nương dâu úa
giọng hát câu hò thôi hết đưa
hình dáng yêu kiều
kề hoa tím biết đâu mà tìm
Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn anh em nói: "Mến anh!"
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi...
Chính nhịp điệu Rumba Bolero thật duyên dáng, dễ thương và những ca từ thật mộc mạc, chân tình, đã làm cho lòng bất kỳ người lữ khách nào cũng phải xúc động nhiều khi đến nghẹn ngào vì chạnh nhớ câu thề làm cho tim tê tái, để rồi chẳng biết bây giờ người em gái đang ở đâu mà tìm! Được biết điệu Bolero bắt nguồn từ Tây Ban Nha ở vào cuối thế kỷ thứ 18 sáng tác theo nhịp 3/4 tốc độ chậm tựa như điệu boston hay slow waltz. Tại Cuba, vào đầu thế kỷ thứ 19, loại Bolero này lại được viết theo nhịp 2/4, tốc độ nhanh hơn, nguồn gốc từ châu Mỹ Latin. Thế rồi từ châu Mỹ Latin bắt đầu xuất hiện điệu nhạc pha trộn Bolero và Rumba thành điệu nhạc Rumba Bolero viết theo nhịp 4/4. Khi du nhập vào Việt nam, điệu nhạc này thường được gọi là điệu Bolero. Với điệu nhạc này người nghe cảm thấy du dương nhè nhẹ, cảm thấy man mác bâng khuâng, nên giai điệu dễ đi vào lòng người
Nay anh về qua sân nắng
chạnh nhớ câu thề tim tái tê
chẳng biết bây giờ
người em gái duyên ghé về đâu
Nay anh về nương dâu úa
giọng hát câu hò thôi hết đưa
hình dáng yêu kiều
kề hoa tím biết đâu mà tìm
Chính vì bản nhạc Nắng Chiều của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã làm xúc động được lòng người nên mọi người đã tiếp nhận một cách nhanh chóng bất chấp cả thời gian lẫn không gian.
Thêm vào đó một dịp may lại đến với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là :
“Năm 1957, Lê Trọng Nguyễn vào Sài Gòn. Ðúng dịp đoàn ca nhạc Nhật Bản sang thăm, ban nhạc Toho Geino có nhờ người chọn ra 12 bản nhạc Việt Nam đang nổi tiếng thời đó để chuẩn bị tập dượt và trình diễn tại Sài Gòn lẫn Nhật Bản, trong đó có bản "Nắng Chiều" và bản này đã được cô ca sĩ nhật Midori Satsuki hát.”
Thế rồi đến năm “1960 Ki Lo Ha, một ca sĩ người Hoa, cô yêu mến bản Nắng Chiều nên viết sang lời Hoa ngữ và phổ biến bản này sang Ðài Loan và Hồng Kông. Nhờ mấy may mắn đó mà Nắng Chiều cứ thế được biết tới tại ngoại quốc”.
Lời bài hát
Bản gốc
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa khi đến cuối thôn chân bước không hồn Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm Má em màu ngà tóc thề nhẹ vương
Nay anh về qua sân nắng chạnh nhớ câu thề tim tái tê chẳng biết bây giờ người em gái duyên ghé về đâu Nay anh về nương dâu úa giọng hát câu hò thôi hết đưa hình dáng yêu kiều kề hoa tím biết đâu mà tìm
Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà Gợn buồn nhìn anh em nói em nói: "Mến anh!" Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi... |
Bản dịch tiếng Hoa
我又來到舊日海邊 海風依舊吹皺海面 那樣熟悉那樣依戀 只有舊日人兒不見 不敢來到舊日海邊 海霞嬌豔湧著海面 那樣熟悉那樣依戀 只有故人離去多年
往事一慕慕囘 到我眼前是夢景 令人常懷念的夢景 令人懷念 何日夢景能再 回到眼前 你又在我的身邊 無限情意纏綿
不敢來到舊日海邊 海霞嬌豔湧著海面 那樣熟悉那樣依戀 只有故人離去多年 |
(Nguồn Wikipedia)
Vì vậy, chính nhờ ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh Midori Sastsuki của Nhật bản và ca sĩ Ki Lo Ha của Đài loan đã chuyển ngữ ra tiếng Nhật và tiếng Hoa rồi hát trên khắp hai nước, khiến bản nhạc Nắng Chiều của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã cất cánh bay cao lại càng bay cao hơn nữa để rồi lan toả khắp bốn phương trời.
Đã thế, bản nhạc Nắng Chiều này cũng đã được nhiều người dịch sang tiếng Anh nên cả thế giới đều biết. Để rồi những cặp tình nhân hay những lữ khách phương xa người ngoại quốc mỗi khi chợt nghe giai điệu của bản nhạc Nắng Chiều, bỗng thấy tim mình xúc động rồi rung cảm theo giai điệu tuyệt vời này.
Crepuscular Sun
Music and Lyrics by Lê Trọng Nguyễn
Rumba Boléro
Stepping
onto the old dusky leaf-girt landing,
Where flowers swayed so softly in the waning sun,
I reached the hamlet's edge mindlessly numb
From loneliness for old beloved, heartache gnawing.
Recalling
her a lithe and slender girl of yore,
Sweet eyes whose sparkling gaze meant love me true;
I fancied her steps through the sun-bathed porch,
Her bobbing hair stroking her face a creamy hue.
Now
I am back crossing the sun-swept yard,
Memories of the old love oath tighten my heart,
Wondering where my former sweet has given hers.
Now
that I'm back to dear wilted mulberry row;
Her voice no longer sings the old folk songs.
Where did her shapely figure by the pansies go?
My
wounded heart carries the saddened sight of you,
Who said, “love you” under the silver-leaf bamboo.
The straggling clouds floating across the sun-soaked hill
Evoke the thought of gentle you in twilight still.
Translated
by Thomas D. Le
1 July 2007
( Lời Anh ngữ trích từ:Vietnamese Song Lyrics - The literary forum, Le cercle litteraire, The ... http://thehuuvandan.org/songlyrics.html)
Cuối cùng thì phải nói rằng, bản nhạc Nắng Chiều của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn được sáng tác với cung sol trưởng và điệu Rumba Bolero, là một trong những bản tình ca bất hủ của nền âm nhạc Việt nam nên đã đi vào lòng người một cách tự nhiên bất chấp cả thời gian lẫn không gian.
California ngày 01 tháng 06 năm 2017.
Dương Viết Điền
K1/ĐH/CTCT/ĐL
(Tác giả gởi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét