Mục đích của việc xuất bản cuốn sách bằng Anh Ngữ là để giúp cho các thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên tại hải ngoại, các quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt, các nhà nghiên cứu quân sử và công chúng các quốc gia am tường Anh Ngữ trên thế giới hiểu biết thêm về Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (1948 – 1975) và Chiến Tranh Việt Nam.
<!>
Để đạt được mục đích đó, một Ban Biên Soạn độc lậ p gồm các Cựu Sinh Viên Sĩ Quan của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã được thành lậ p trên tinh thần tự nguyện, tự tú c về tài chánh, để thực hiện một biên khảo lịch sử về Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN) và chiến tranh Việt Nam bằng Anh Ngữ.
Vào tháng 12 năm 2020, t ậ p biên khảo THE VIETNAMESE NATIONAL MILITARY ACADEMY AND THE VIETNAM WAR (1948 – 1975) đã hoàn tất và được Amazon phát hành rộng rãi trên nhiều quốc gia. Ngoài các đ ề mục thông thường của một biên khảo lịch sử cần phải có, nội dung của tập biên khảo này có các đ ề mục chính sau đây:
1- Truyền thống của TVBQGVN: Xuất phát từ truyền thống ái quốc mà TVBQGVN đã truyền đạt cho các Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) trong th ời gian thụ huấn, được thể hiện qua tên gọi của nhiều Khóa, qua các ca khúc quân hành, qua các khẩu hiệu trong doanh trại, qua các vở kịch lịch sử trong ngày mãn khóa... tất cả những dữ kiện này có cùng một mục đích là hun đúc lòng á i qu ốc cho người SVSQ, nâng cao tinh thần phục vụ của người SVSQ đối với quốc gia và dân tộc. Cũng trong đề mục này, lịch sử và địa lý Việt Nam được trình bày khái quát nhưng đ ầy đủ, kể từ khi lậ p quốc cho đến thời hiện đại. Những thăng trầm của dân tộc Việt Nam qua từng giai đoạn:
Từ thời kỳ lậ p quốc, Bắc Thuộc, cuộc Nam Tiến kéo dài 700 năm, Pháp Thu ộc, cho đến hoàn cảnh hiện nay. Phần này được trình bày như một “toát yếu” về lịch sử và địa lý, giúp cho đ ộc giả có được những hiểu biết căn bản về đất nước và dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước.
2- TVBQGVN, lịch sử hình thành và phát triển: Tiến trình hình thành và phát triển của TVBQGVN kéo dài trong 27 năm (1948-1975). Những thay đổi về trường sở, mục tiêu và đường hướng huấn luyện theo nhu cầu của quốc gia và những biến chuyển của chiến trường; những truyền thống và cơ cấu tổ chức của trường cũng được trình bày trong phần
này.
3- Các Khóa Thụ Huấn: Đây là phần lược sử các Khóa, đặc biệt những sự kiện chính trị và quân sự trong khoảng thời gian tuyển mộ, thụ huấn và mãn khóa của mỗi Khóa được đề
cậ p đến, cho thấy ảnh hưởng của chính trường và chiến trường Việt Nam đã có tác đ ộng khác nhau lên thành quả, và sự hy sinh của các sĩ quan t ốt nghiệp của từng Khóa.
4- TVBQGVN trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam: Phần này trình bày nhiệm vụ của các SVSQ tốt nghiệp, đồng thời đề cập đến những hy sinh và cống hiến của các sĩ quan xuấtthân từ TVBQGVN trong chiến tranh Việt Nam. Cũng vì thế mà lịch sử của TVBQGVN gắn liền với lịch sử của chiến tranh Việt Nam.
Cũng trong phần này, những lý do đưa đến sự thất bại của Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam được phân tích và bình luậ n, dựa trên những chứng cớ và sự kiện lịch sử đã xảy ra trên các bình diện chính trị, quân sự và địa chính trị.
5- Phần phụ lục để giúp làm rõ hơn nh ững đề mục chính trong nội dung của tậ p biên khảo, đã có thêm các ph ụ lục sau đây:
- Tiến trình hình thành của Quốc Gia Việt Nam;
- Hành trình của ngôn ngữ Việt Nam kể từ thời lậ p quốc cho đến thời cận đại;
- Vai trò của TVBQGVN trong quốc gia Việt Nam Cộng Hòa;
- Lịch sử của thành phố Đà Lạt: những hình ảnh yêu quý của “Đà Lạt ngày tháng cũ” trước năm 1975, trong nỗi nhớ không rời của người sĩ quan xuất thân từ TVBQGVN. Lý do của
tên gọi hàm chứa niềm tin tưởng và lòng thương mến của người dân miền Nam Việt Nam đối với người “Sĩ Quan Đà Lạt”;
- Bài phản biện loạt phim truyền hình “Vietnam: A television History (1983)” “PBS’ Vietnam: A Television History Series: A History or Just Another Story? – A South Vietnamese Perspective”;
- Thư mục chọn lọc (Selected bibliography in English Language by RVNAF authors): Liệt kê một số tác phẩm viết về Chiến Tranh Việt Nam bằng Anh Ngữ của các cựu tướng lãnh và cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
6- Niên Biểu Lịch Sử: TVBQGVN và Chiến Tranh Việt Nam qua những sự kiện lịch sử theo dòng thời gian (The Synoptic Outline of The VNMA and Việt Nam War in the Passage of
History 1945 – 1975): Phần này trình bày quá trình của chiến tranh Việt Nam và TVBQGVN qua việc đào tạo sĩ quan các Khóa trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam ngày càng lan rộng và khốc liệt theo thứ tự thời gian (1945 – 1975). Những sự kiện chính trị, quân sự đã ảnh hưởng tới các Khóa của TVBQGVN như thế nào, những thay đổi quan trọng của QLVNCH về cơ cấu tổ chức, trang bị; tiến trình rút lui của quân đội Hoa Kỳ và đồng minh ra khỏi chiến trường Việt Nam, Hiệp Định Paris 1973 và những đạo luậ t, nghị quyết của Quốc Hội Hoa Kỳ liên quan tới chiến tranh Việt nam cũng được đề cậ p đến trong phần này.
7- Bản Việt Ngữ: Để đáp ứng yêu cầu của những độc giả am tường tiếng Việt, một ấn bản Việt Ngữ đã được phát hành trên cơ s ở Amazon vào tháng 12 năm 2022 (tròn 2 năm sau
ấn bản Anh Ngữ). Bản Việt Ngữ được bổ túc thêm hai đề mục:
- Đáp Lời Sông Núi: Nêu lên những tấm gương hy sinh của các sĩ quan xu ất thân từ TVBQGVN trong chiến tranh Việt Nam, trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975, và trong lao tù Cộng Sản.
- Dấu Binh Lửa: Giới thiệu những bút ký, hồi ký chiến trường, những biên khảo lịch sử tiêu biểu của các CSVSQ của TVBQGVN.
8- Ban Biên Soạn (The Editorial Board):
- Tiến Sĩ Nguyễn Cao Đàm - TVBQBVN/ Khóa 14, (1960) Trưởng Ban
- Trần Mộng Di - TVBQBVN/ Khóa 10, (1954) Cố Vấn Định Chế.
- Lưu Xuân Phước - TVBQBVN/ Khóa 24, (1971) Thành Viên.
- Nguyễn Anh Dũng - TVBQBVN/ Khóa 25, (1972) Thành Viên.
- Nguyễn Sanh - TVBQBVN/ Khóa 28, (1975) Thành Viên.
- Huỳnh Tiến - TVBQBVN/ Khóa 28, (1975) Thành Viên
Phát Hành: Sách đư ợc phát hành trên mạng Amazon (www.amazon.com) với giá tiền $15.99 cho bản Anh Ngữ (Link) và $25 cho bản Việt Ngữ (Link). Để liên lạc với Ban Biên Soạn xin email về CSVSQ Nguyễn Sanh Khóa 28 ở địa chỉ: nssn28@hotmail.com
Nguyễn Sanh
(K28, gởi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét