Thứ Tư, 10 tháng 5, 2023

48 Năm, Ngày Mất Nhà Báo, Nhà Văn Chu Tử - Vương Trùng Dương

 Nhân kỷ niệm 38 năm ngày giỗ Chu Tử, Nhìn lại vụ Chu Tử bị ám sát hụt, ngày  16- 4-1966 | OVVNhà văn Chu Tử, và những ngày Tháng Tư, Viên Linh | Người Tình Hư VôNhà văn Chu Tử, và những ngày Tháng Tư, Viên Linh | Người Tình Hư VôChu Tử - Sách Truyện Tiểu Thuyết Thư Viện Việt Nam - Vietnamese Ebooks EPUB  PDF




Nhà báo, nhà văn Chu Tử vào thập niên 1960, chủ nhiệm nhật báo Sống, tác giả những cuốn tiểu thuyết chỉ một chữ với tác phẩm đầu tay như Yêu (1963) đến Sống (1963), Loạn (1964), Ghen (1964), Tiền (1965).

Với tác phẩm Sống, Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế đánh giá: “Sống quả là một tác phẩm ‘sống’ rất linh động, sâu sắc, mà gần mười năm nay, mới thấy xuất hiện trên mảnh đất văn nghệ hời hợt, giả tạo của chúng ta”.

Với bút hiệu Kha Trấn Ác trong mục Ao Thả Vịt trên nhật báo Sống, rất hấp dẫn nên thu hút độc giả ở miền Nam VN.

<!>

 

Theo nhà văn Hoàng Hải Thủy: “Kha Trấn Ác là tên một nhân vật trong tiểu thuyết Võ Lâm Ngũ Bá của Kim Dung. Kha Trấn Ác bị què một chân, phải chống nạng. Khoảng năm 1960, ký giả Văn Minh, tức Minh Vồ, chở ông Chu Tử trên xe Lambretta. Tới ngã ba, một xe taxi trờ tới, đụng ngay vào chân phải của ông Chu Tử. Ông bị dập xương ống chân, ông đi khập khiễng từ đó. Vì chân đi khập khiễng như nhân vật Kha Trấn Ác, ông lấy bút hiệu Kha Trấn Ác khi ông viết Ao Thả Vịt”.

“Ao Thả Vịt” dựa vào tuần báo trào phúng Le Canard Enchainé và mục La Mare aux Canards ở Paris, Pháp vào thập niên 1940.

Ao Thả Vịt đụng chạm đến nhiều nhân vật trong chính quyền nên chỉ được “thọ” trong vài năm khi tờ Sống bị đóng của, trong khi đó La Mare aux Canards sống hùng, sống mạnh, sống dai.

Vẫn theo Hoàng Hải Thủy: “Sau Tết Mậu Thân, báo Sống đang sống mạnh, sống vui thì bị đóng cưả. Nguyên nhân: báo Sống làm một phóng sự về Căn Cứ Quân Sự Mỹ ở Cam Ranh. Bán đảo Cam Ranh, giải đất nhô ra biển, được VNCH nhượng cho người Mỹ làm căn cứ. Mỹ xây lên trên giải đất này một bến tầu biển, một phi trường phi cơ phản lực xuống được. Tầu biển Mỹ, phi cơ Mỹ đến đi, xuống lên căn cứ này không phải xin phép cũng không phải báo cho chính quyền Việt Nam biết, giải đất bán đảo này thời gian ấy gần như một phần lãnh thổ Hoa Kỳ.

Ban đêm căn cứ đèn điện sáng choang, phi cơ phản lực quân sự Mỹ trắng như bằng bạc, sáng đèn cả trăm cửa sổ, lên xuống như cảnh phi trường bên Mỹ. Thường dân Việt, kể cả viên chức chính quyền Việt, không được vào căn cứ. Có chuyện rắc rối tới không ai ngờ là Căn Cứ US Cam Ranh không “cắm dzùi” trọn bán đảo, còn một khoảnh đất ở đầu bán đảo phiá ngoài biển ở ngoài hàng rào căn cứ. Một số dân nghèo Viêt dựng lều trên khoảnh đất ấy, họ sống với việc bán “xì ke” cho lính Mỹ. Quân Cảnh Mỹ trong căn cứ đến đuổi và phá mấy túp lều của dân Việt. Nhật báo Sống làm lớn vụ này, cáo buộc đây là “hành động quân Mỹ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam”. Phóng sự của báo Sống bị kết tội “gây chia rẽ giữa Việt Nam và quân đội Đồng Minh.”

Số phận của Chu Tử gặp đại nạn vào tháng Tư.

Ngày 16 tháng Tư năm 1966, ông bị ám sát bằng 4 viên đạn xuyên qua cổ, răng, miệng, nhưng không chết.

Ngày 30 tháng Tư năm 1975, tàu Việt Nam Thương Tín, đang từ sông Lòng Tảo, Vũng Tàu, khi qua cửa Cần Giờ, chạy ra khơi, một viên B40 từ bờ bắn lên tàu, lúc đó ông đứng trên mũi tàu bị trúng đạn bị tử thương và được hỏa táng ngay của biển.

Về vụ ám sát Chu Tử (Nhà báo Từ Chung, Thư Ký tòa soạn sáng lập nhật báo Chính Luận, bị hạ sát trưa ngày 30 tháng 12 năm 1965 hai đặc công cộng sản đã ám sát ông và hành động này đã được công khai tuyên dương trên mặt báo sau năm 1975.) lúc đó với nhiều nghi vấn về bên nầy và bên kia (VC) đã gay xôn xao trong dư luận…

Thường tuần tháng 5 năm 2013, 38 năm sau, bài viết của Trùng Dương: Nhìn lại vụ Chu Tử bị ám sát hụt, ngày 16.4.1966 trên VOA (Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ). Nhà văn, nhà báo Trùng Dương (Chủ Nhiệm nhật báo Sóng Thần, Chủ Biên: Chu Tử. Số ra mắt ngày 2 tháng 10 năm 1971). Bài viết nêu ra nhiều chi tiết, nêu lên nghi vấn… Và, nhắc đến câu chuyện:

Chu Tử gặp riêng Trùng Dương “Ông Chu Tử tay run run (từ ngày bị bắn tay ông vẫn run như vậy) rút trong túi ra hai trang giấy viết tay đưa cho tôi, trên đó ông ghi lại cuộc gặp gỡ với tên đã bắn ông, và đề nghị tôi viết lại cái “hồi ký” của tên sát nhân đăng thành nhiều kỳ trên báo. Theo ông thì một hồi ký như vậy sẽ rất “ăn khách”, mà tờ báo thì lúc nào cũng cần những bài nằm “ăn khách” như vậy để giữ độc giả...

Thú thực là tôi chưa hề làm “người viết ma” (ghost writer) cho ai bao giờ. Thế nhưng vì thương tờ báo, công trình đóng góp và kỳ vọng của nhiều người, và sự sống còn của nó để phục vụ lý tưởng làm sạch xã hội chúng tôi theo đuổi hồi đó, nên tôi không chút đắn đo nhận lời làm người viết ma cho người bắn ông Chu Tử...

Tôi không còn nhớ hết nội dung của hai trang giấy ông Chu Tử trao cho tôi. Nhưng đại khái, theo ghi nhận của Chu Tử, thì người nhận đã bắn ông thú nhận là anh ta là một Phật Tử theo phe Thượng Tọa Thích Thiện Minh, người đã bị ông Chu Tử lùa vào “Ao Thả Vịt”. Và anh ta bất bình về việc thần tượng của mình bị bôi nhọ, chứ anh ta không có dính dáng gì tới Việt Cộng. Luận điệu này phù hợp với lối suy luận của Chu Tử trong bài tự truyện “Chu Tử trong những suy nghiệm sinh tử của bản thân” in lại trong tập Chu Tử Không Còn Hận Thù. Và tôi đã dựng nên một “hồi ký” trong chiều hướng đó, dựa vào vỏn vẹn có hai trang giấy viết tay ghi lại cuộc gặp gỡ với kẻ tự nhận bắn mình của ông Chu Tử, với rất nhiều… tưởng tượng”.

Theo ghi chú của bà:

(Chu Tử Không Hận Thù, nhật báo Sống biên soạn và xuất bản, 1966, Sài Gòn, Việt Nam; Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ, 1987 (?). Sách dầy 200 trang, gồm bẩy phần: 1) Chu Tử trước mũi súng sát nhân, ghi nhận các sự kiện xung quanh vụ Chu Tử bị bắn; 2) Chu Tử trong cơn phẫn nộ thương yêu của công luận, ghi nhận phản ứng của đồng bào các giới với vụ khủng bố; 3) Chu Tử trong những suy nghiệm sinh tử của bản thân, là tập tự truyện của Chu Tử viết sau khi anh đã đối diện với cái chết, tr. 65-105; 4) Chu Tử trước ngòi bút thân ái của các văn hữu, gồm những bài viết đặc biệt về Chu Tử; 5) Chu Tử và anh em Sống; 6) Chu Tử và phản ứng chung của báo giới trong và ngoài nước; và 7) Chu Tử và vài hình ảnh vụ mưu sát. Sách hiện được lưu trữ tại Thư Viện Quốc Hội và các thư viện công cộng tại những vùng có đông người Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ. Độc giả có thể nhờ thư viện địa phương mượn giùm qua chương trình Interlibrary Loan).

 “Cuối cùng tôi có được cái link để tải xuống tài liệu mang số F034600991054 (****), trong đó có ghi tên đặc công Việt Cộng đã có nhiệm vụ hạ sát hai ký giả Từ Chung và Chu Tử: Huỳnh Văn Long. Do thành tích này, Long đã được thưởng huân chương thành tích đệ tam đẳng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tôi có hỏi xin bản sao nguyên tác bằng tiếng Việt nhưng được biết thường sau khi làm tường trình xong thì các tài liệu nguyên thủy bị hủy bỏ. Vậy xin ghi lại để rộng đường dư luận…”.

(Ghi chú: (****) Captured Documents (CDEC): Report of Viet Cong Plan of Assassination and Terrorist Action in Saigon City, 15 May 1967, Folder 1054, Box 0099, Vietnam Archive Collection, The Vietnam Center and Archive, Texas Tech University. Web link: http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=F034600991054.)

Về Hòa Thượng Thích Thiện Minh, theo Wikipedia & quangduc.com, Hoà Thượng Thích Thiện Minh (1921-1978), khi thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thầy được tuyển làm Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên…

Tháng 5 năm 1966, trong phong trào đấu tranh của Phật Giáo ở miền Trung, thầy được Viện Hóa Đạo và các phong trào cử làm Chủ Tịch. Ngày 29.5.1966, thầy bị ám sát bởi quả lựu đạn nổ khi vừa ra khỏi taxi, rất may chỉ bị thương tật ở chân.

Năm 1973, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viên tịch, thầy đảm nhiệm chức vụ quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.

Sua năm 1975, thầy bắt giam trong trại tù ở Hàm Tân, Bình Thuận. Tháng 10.1978, thầy chết trong trại tù. Hòa Thượng Thích Đôn Hậu cho biết, được tin Hòa Thượng Thích Thiện Minh chết, Viện Hoá Đạo cử thầy ra thăm viếng, nhưng chỉ thấy được cái mặt trong hòm, và không được phép mang về chôn cất. Cho đến nay cái chết bi thảm của thầy vẫn bí mật. (Có sự trùng hợp cùng pháp danh Thượng Tọa Thích Thiện Minh (1969-2018) sau nầy).

Rất tiếc không không còn lưu trữ trong mục Ao Thả Vịt để biết khi Chu Tử lùa thầy Thích Thiện Minh vào trong “ao” nầy với những lý do gì?. Hai vụ ám sát xảy ra cách nhau trong 6 tuần lễ đã đặt ra nhiều nghi vấn: ai, thế lực, phe nhóm, tổ chức nào gây xáo trộn và hoang mang trong dư luận? Trong giai đoạn nầy, chính quyền miền Nam VN được điều hành bởi Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia & Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Tháng 6.1965 đến tháng 11.1967) vì vậy có nhiều thành phần đối lập và đối phương đã tìm mọi cách cho tình thế thêm rối ren!

Vì vậy, vụ ám sát Chu Tử năm 1966 cho đến nay đã 57 năm (1966-2013) vẫn còn là bí ẩn. Có nhiều bài viết, tư liệu đã đề cập đến vụ ám sát nhưng trong phạm vi bài nầy chỉ tưởng nhớ ngày mất của nhà văn Chu Tử vào thời điểm nầy.

*

Trong tam bộ khúc Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung, nhân vật Kha Trấn Ác đứng đầu trong Giang Nam thất quái, xuất hiện từ chương II. Ông võ công thâm hậu, tính tình cổ quái, nóng vội, bất nhất. Tuy bị mù nhưng tai rất thính và giỏi về ném phi tiêu và sử dụng cây quải trượng bằng sắt nặng và ám khí độc lăng. Giang Nam thất quái là những người hiệp nghĩa, can đảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác

Khi gặp lại Đông Tà Hoàng Dược Sư, Kha Trấn Ác đã cùng Quách Tĩnh và Toàn Chân thất tử liên thủ đánh Đông Tà Hoàng Dược Sư. Tây Độc Âu Dương Phong, Dương Khang và Hoàng Nhan Hồng Liệt nhân cơ hội đó đã xua quân và dùng thủ đoạn độc hại bao vây toàn bộ bọn họ. Kha Trấn Ác bị trúng tên, may nhờ có Hoàng Dung (con gái Hoàng Dực Sư) cứu giúp và đưa vào miếu Thiết Thương lánh nạn. Tại đây, hai người đã vạch trần sự thật khi bọn người Hoàn Nhan Hồng Liệt vô tình vào đó nghỉ qua đêm. Kha Trấn Ác được Âu Dương Phong tha mạng. Ông đi báo với Quách Tĩnh về chuyện Âu Dương Phong hãm hại ngũ quái và bắt Hoàng Dung đi…

Cuối cùng Quách Tĩnh và Hoàng Dung trở về Đào Hoa đảo, Hoàng Dược Sư và Kha Trấn Ác chủ trì lễ thành hôn cho hai người.

Với mục phiếm Ao Thả Vịt, Chu Tử lấy nhận vật Kha Trấn Ác làm “nghĩa hiệp” trừ gian. Vì vậy ngòi bút của ông, tuy gọi là phiếm, thực hư khó biết, bán tín bán nghi nhưng khi đề cập đã đụng chạm khá nhiều, gây ân oán giang hồ… đáp ứng độc giả.

Thời đó, tác phẩm Yêu của Chu Tử rất ăn khách. Thầy Đạt, bạn của Thức được mời dạy Anh văn, Pháp văn cho 4 người con gái. Thế rồi chú Đạt và cháu Diễm yêu nhau… Cuộc tình đó, sau nầy thường nhan nhản xảy ra, nhất là những cụ “trâu già thích gặm cỏ non”.

 

Little Saigon, May 2023

Vương Trùng Dương

 K1/ĐH/CTCT/ĐL

(Tác giả gởi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Áo Tết - Nguyễn Ngọc Tư

  Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: -Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho m...