Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Đan Thọ (6/1924-9/2023) - Vương Trùng Dương

 Tưởng nhớ nhạc sĩ Đan Thọ – Saigon Nhỏ

nhạc sĩ đan thọ

 

Nhạc sĩ Đan Thọ qua đời ngày 4 tháng Chín năm 2023, thành phố Houston, Texas, hưởng đại thọ 99 tuổi. An giấc nghìn thu ngày 18 tháng Chín, tại Nhà Quàn Vĩnh Cửu (Chapel of Eternal Peace at Forest Park), Houston, Texas. Với tuổi ta, nhạc sĩ được bách niên (100 tuổi) tuổi hạc đại thượng thọ trên cõi trần.

<!>

 

Nhạc sĩ Đan Thọ thuy không sáng tác nhiều nhưng cả cuộc đời cho nghệ thuật với niềm đam mê âm nhạc và những đóng góp của ông trong lãnh vực nầy từ thời tiền chiến ở Hà Nội, hai thập niên ở Sài Gòn và thời gian ở hải ngoại.

Những nhạc phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Đan Thọ như: Bóng Quê Xưa (1952), Vọng Cố Đô (chung với Nhật Bằng), Thú Ly Hương… Tình Quê Hương (thơ Phan Lạc Tuyên), Mimosa Thôi Nở (thơ Nhất Tuấn), Chiều (lời Đinh Hùng). Có lẽ nhạc phẩm Dương Cầm của ông (ý thơ Mùi Quý Bồng, con rể) là ca khúc cuối đời. Trong đó hai ca khúc Tình Quê Hương và Chiều Tím được giới thưởng ngoạn âm nhạc yêu thích nhất.

Tài hoa của nhạc sĩ Đan Thọ điêu luyện với nhiều loại nhạc cụ khác nhau, ngón đàn violin điêu luyện và tiếng kèn saxophone rất tuyệt.

*

Đan Thọ tên thật là Đan Đình Thọ, sinh ngày 21 tháng 6 năm 1924 tại Nam Định, Bắc phần, theo học tại trường Saint Thomas D’Aquin trong khoảng từ năm 1936 đến 1941 và thơi goan nầy học vỹ cầm. Từ năm 1942 đến 1945, ông học hòa âm và sáng tác với các giáo sư, nhạc sĩ Tạ Phước (vị hiệu trưởng đầu tiên của Nhạc Viện Hà Nội). Năm 1945, ông chơi đàn violin cho phòng trà Thiên Thai của nhạc sĩ Hoàng Trọng (1922-1998) ở Nam Định.

Năm 1945, ông lập gia đình với cô thiếu nữ Hà Nội mới 16 tuổi, (sinh năm 1929) gia đình có phần e dè khi biết con gái sắp thành thân với nhạc sĩ. Thế nhưng ông bà sống với nhau trọn đời, cùng nuôi dạy nên người một con trai và ba con gái (trưởng nam Đan Đình Thành, trưởng nữ Đan Kim Tâm, thứ nữ Đan Kim Trang (quá vãng), út nữ Đan Kim Thư.

Năm 1948, nhạc sĩ Đan Thọ gia nhập Ban Quân Nhạc Đệ Tam Quân Khu Hà Nội cùng với các tên tuổi khác như Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng... Trong thời gian này, ông được nhạc trưởng quân nhạc Schmetzler hướng dẫn về kèn.

Năm 1954, ban quân nhạc cùng gia đình ông di cư vào Nha Trang. Năm 1956 vào Sài Gòn, ông được mời cộng tác với vũ trường Đại Thế Giới, và ông tiếp tục trau giồi môn kèn với nhạc sĩ Mano Umali người Phi Luật Tân.

Năm 1956, ông trưởng ban nhạc nhẹ của đài Ðài Phát Thanh Tiếng Nói Quân Ðội trong khoảng một thời gian mười năm, gồm các nhạc sĩ nổi tiếng như Xuân Tiên, Xuân Lôi, Canh Thân,… Năm 1965, Đan Thọ giải ngũ và sau đó tham gia vào ban nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh và tiếp tục chơi nhạc tại các phòng trà, vũ trường cho tới năm 1975.

Gia đình Đan Thọ kẹt lại Việt Nam đến tháng 3/1985 mới tới Hoa Kỳ, theo diện đoàn tụ do sự bảo lãnh của người em vợ, định cư ở Quận Cam, California. Nhạc sĩ Đan Thọ không định cư ở Washington D.C. lấy lý do sợ cái lạnh của vùng đông bắc Hoa Kỳ nên định cư ở nơi nắng ấm. Ông và vợ đi làm cho hãng General Ribbon ở Van Nuys. Vẫn nhớ bầu không khí của một thời xa xưa nên cuối tuần, ông chơi vỹ cầm, kèn saxo trong vũ trường Ritz.

Ngày 30 tháng 6 năm 1995, nhạc sĩ Đan Thọ mở đêm nhạc từ giã bạn bè California về Louisiana đoàn tụ với gia đình con gái Đan Tâm và rể là bác sĩ Mùi Quý Bồng.

Những tưởng an hưởng tuổi già với con cháu, năm 2005, trận bão Katrina quét qua New Orleans, trong thiên tai này, nhạc sĩ lại mất sạch những nhạc cụ ông yêu quý, trong đó có cây vỹ cầm đến hơn 250 tuổi và cây kèn saxo mạ vàng, hai báu vật của ông. Ông bà dọn về Florida lánh nạn ở nhà trưởng nam Đan Thành. Và những năm cuối đời ông bà dọn về Houston, Texas, cùng nơi cư ngụ của các con gái cho đến ngày nay.

Hồi Ức Về Nhạc Sĩ Đan Thọ của anh Đan Thành (trưởng nam, kiến trúc sư) viết về chiếc vỹ cầm vào năm 2017:

“Bố tôi cũng thế, ông nâng niu và xem chiếc vỹ cầm như một người tình, lãng mạn và hay hờn giận qua những lần thay giây đàn. Ông thương yêu, gìn giữ như một báu vật. Sau những buổi trình diễn, tôi thấy ông cẩn thận lau chùi, nhẹ nhàng cất vào hộp đàn với tấm nhung mềm mại che chở bao quanh người tình trẻ. Mọi người nhắc đến tên ông nhạc sĩ Đan Thọ luôn đi theo với tiếng vỹ cầm réo rắt của ông.

Chiếc vỹ cầm đã theo ông đi khắp miền đất nước, từ một góc quán Thiên Thai ở Nam Định, qua Hà Nội của những năm 40-45, xuống thôn Vĩ Dạ miền Trung, trong những hộp đêm tráng lệ Sài Gòn ngày nào... Tiếng đàn của ông cao vút bay xa, vượt qua khoảng không gian nhất định, chạm vào hơi thở của người đang thưởng thức, thật đúng như:

Tiếng đàn đã gíúp ông nuôi sống gìa đình, che chở đàn con khờ dại trong mấy chục năm trời.

… Bố tôi rửa tay gác kiếm, nói theo phong cách của nhà văn Kim Dung, hằng ngày vui cùng cỏ cây, thỉnh thoảng ông mang chiếc vỹ cầm xưa ra lau chùi và tấu lên giòng nhạc của dân du mục Gypsy xa xưa… âm thanh quyện với thời gian cùng tâm sự người xa xứ…

Tháng 8 năm 2005, chúng tôi lo ngại và thường xuyên gọi điện thoại thăm hỏi nhắc chừng. Sự lo ngại trở thành sự thật, cơn bão Katrina lớn quá sức tràn qua những vùng Bắc Florida, Albama và đổ vào New Orleans, trung tâm bão nằm ngay trên hồ điều chỉnh nước Lake Pontchartrain. Nước tràn qua đê ngăn và đổ xuống vùng thấp, nơi Bố Mẹ và gia đình hai em gái tôi đang trú ngụ.

Bố Mẹ tôi chỉ có 30 phút để chạy ra khỏi nhà, giòng nước mạnh bạo tràn xối xả vào khu dân cư tạo thành những giòng nước cao gần 15 feet… Từ ngày đó, Bố tôi thường nhắc đến chiếc đàn xưa của ông hãy còn chìm trong giòng nước lạnh”.

Sau trận thiên tai, anh Đan Thành đưa thân phụ trở lại căn nhà xưa:

“Tay Bố tôi run rẩy khi chạm vào chiếc vỹ cầm, hình như ông xúc động lắm khi nhìn những mảnh vỡ của chiếc vỹ cầm, như thấy đứa con trở về qua bao lần sóng gió. Ông cẩn thận gom từng mảnh vụn của chiếc đàn, lau chùi nhẹ nhàng đặt chúng theo thứ tự vào hộp, có lẽ trong đầu ông còn bàng hoàng không tin vào những gì đã xảy ra do cơn bão để lại”.

Hồi Ức Về Nhạc Sĩ Đan Thọ về ca khúc Dương Cầm của con rể Mùi Quý Bồng (bác sĩ, nhà thơ với thi phẩm Mong Manh (1994) và với bút hiệu Chẩm Tá Nhân, tập thơ vui Tiếu Lâm Chân Kinh dày 632 trang, ra mắt ở Little Saigon, July, 2022), anh viết:

“Một buổi chiều Thu năm ấy, đã lâu lắm rồi. Ngồi trên chiếc phi cơ từ Orange County, California trở về New Orleans, Louisiana, tôi gắn ống nghe vào tai, ngả đầu trên ghế, mở nhạc nghe cho qua thì giờ. Đột nhiên những âm thanh thánh thót, trầm bổng qua tiếng dương cầm trong bản Piano Concerto No 21 của Mozart trong một thoáng chốc bỗng đem tôi rời khỏi khung cảnh chật hẹp trong lòng chiếc phi cơ đến một cõi mộng mơ xa vời nào đó khiến tôi quên hết thực tại. Tôi thấy mình như đang bay bổng giữa một không gian Liêu Trai xa vắng, mơ hồ, ngây ngất. Bản nhạc vừa dứt thì tôi cũng bừng tỉnh, thoát khỏi cơn mơ. Ý thơ từ đâu bỗng cuồn cuộn chẩy đến, và tôi đã viết bài thơ Dương Cầm ngay lúc đó, trên một tờ napkin cô tiếp viên tóc vàng xinh xắn vừa đưa cho tôi cùng với ly cà phê ít phút truớc.

… Bận rôn với công việc, thời gian sau đó tôi cũng quên đi, không nhớ đến nó. Cho đến một hôm nhạc sĩ Đan Thọ đưa tôi xem bản nhạc Dương Cầm ông vừa viết xong, dựa theo ý bài thơ của tôi. Ông nói ông đã có cảm hứng khi ngồi nhìn và nghe cô cháu ngoại, YLan, ngồi trước cây đàn dương cầm, tập dượt cho một buổi trình tấu của Đại Học Loyola ở New Orleans. YLan là cô con gái thứ hai của tôi và Đan Kim Tâm, trưởng nữ của nhạc sĩ Đan Thọ.

… Một điểm thú vị là ít lâu sau đó nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm gửi cho tôi một phiên bản khác của Dương Cầm. Ông nói ông rắt thích bản Dương Cầm của Đan Thọ, nhưng ông muốn viết một phiên bản mới để giữ cho bản nhạc đi sát với lời thơ hơn.

… Tôi có cái may mắn được gọi nhạc sĩ Đan Thọ là nhạc phụ, và sau này, khi ông từ Orange County về New Orleans, rồi sau trận bão thảm khốc Katrina, qua Houston sinh sống, trở thành y sĩ riêng, chăm sóc sức khỏe cho ông, giữ cho ông còn được vui sống với con cháu cho đến ngày nay dù đã trên 90 tuổi”.

Tôi qua tháng 12 năm 73, sau một thời gian làm Orientation bên Wasington DC tôi xuống New Orleans luôn ở đó từ tháng giêng năm 74 cho đến trận bão catrina năm 2005

Tôi lập gia đình năm 71.

vợ con qua là tháng 4 năm 1979,

rồi trận bão Catrina ông mất hết trắng tay, và biển trời nước mênh mông, nhà thương cũng không còn,

nhà cũng k có, phòng mạch cũng không còn, phải bắt đầu lại,

Vâng, thì cũng vẫn còn nhớ, vẫn còn nghĩ mình là một thành phần của New Orleans mặc dù

bây giờ mình sống bên này, lý do mà tôi chọn Houston vì ông bà cụ tôi sống ở đây, các anh em đều ở đây

hết, và ông bà cụ cũng mất ở đây, các bạn bè thân của tôi cũng ở đây nhiều, số người Việt Nam ở đây

cũng đông đảo hơn, thực ra nếu nói về Houston đó thì đó là một thành phố mà sinh hoạt về văn hóa, về

tinh thần nó cao hơn, nhưng mà về phương diện người Mỹ đ

Là bạn của con rể bác Đan Thọ, tôi được nhiều dịp gặp và chuyện trò cùng bác. Kỷ niệm với bác Đan Thọ với tôi thì nhiều, nhưng tôi cứ nhớ mãi chuyện cây đàn Nga. Bác Đan Thọ là một nhạc sĩ tài hoa và rộng kiến thức. Bác là nhạc sĩ sáng tác, nhưng sống với cây đàn. Bác chơi Violin và kèn Saxophone, bác kể cho tôi nghe một cách thích thú khi ban nhạc của bác chơi trong vũ trường, chơi một bài Five Steps, khách Mỹ ngẩn mặt ra mà nghe. Loại nhạc này hiếm có bài và gần như chỉ có ban nhạc của Mỹ chơi, nay bỗng nhiên được nghe một ban nhạc Việt Nam chơi ở Saigon, thì họ ngạc nhiên quá, và từ đó khách Mỹ rủ nhau tới nghe ngày một đông.

Bác Thọ chơi saxophone, mà saxophone lại là một nhạc cụ ăn ý với nhạc Jazz, thế là ban nhạc của bác lại chơi Jazz hàng ngày. Không phải chỉ có khách Mỹ mê nghe ban nhạc của bác chơi Jazz mà khách Việt Nam cũng đến chật ních. Tôi rồi cũng lao thử vào con đường nghe nhạc Jazz và bắt đầu thấy người Mỹ có lý khi đi đâu cũng thấy chỉ có nhạc Jazz làm background music.

 Một lần qua New Orleans chơi với Bồng, con rể bác Đan Thọ, tôi được bác cho xem một cây đàn lạ mà bác mới mua được của một người Mỹ gốc Nga. Bác có cho tôi biết tên của cây đàn này, một lọai đàn riêng của sắc dân một nước nhỏ vừa tách rời nước Nga thời đó. Đàn có nhiều dây, cũng tương tự như đàn dương cầm nhưng không bấm phím mà lại gẩy bằng ngón. Tiếng đàn nghe rất ấm có lẽ vì có thùng đàn lớn và có thể chơi nhiều âm một lúc chứ không phải đơn âm. Cây đàn to và cồng kềnh quá, không biết các nhạc sĩ nước này sử dụng nhạc khí này thế nào, riêng tôi thì thấy không đủ sức khỏe và tầm vóc để chơi cây đàn này rồi. Tháng 8 năm 2005, bão Katrina thổi ào vào New Orleans nhận chìm nhà bác và luôn cả cây đàn. Gặp bác ở Houston, hỏi thăm bác về cây đàn, bác với giọng rầu rầu bảo bác bị mất cây đàn ấy rồi (1). Cây violin mà bác quý hơn vàng Carlo Bergonzi làm từ năm 1741 cũng bị hư luôn. Bác Đan Thọ sở trường về violin và saxophone nhưng tài bác không dừng lại ở đó, mà bác đã viết hòa âm bài Dương Cầm (nhạc Đan Thọ, lời Mùi Quý Bồng) cho violin và piano để hai ông cháu hòa tấu trong buổi tiệc sinh nhật của bác ở New Orleans. Bác thích thú phân tích với tôi từng khúc trong hòa âm bài này “làm sao cho cháu nó chơi được khúc này chứ”…

Cây đàn Nga này có một sức quyến rũ với tôi một cách đặc biệt, và cũng từ đó tôi ưa để ý đến những nhạc cụ dân tộc của từng xứ, nhất là những xứ Bắc Âu.

(1) Chú Thích của Mùi Quý Bồng:

Cây đàn Nhạc Sĩ Đan Thọ bị mất trong trận bão Katrina là đàn bandura, một nhạc cụ dân tộc của Ukraine. Ngày xưa các nhạc sĩ hát dạo Ukraine dùng cây đàn này cùng với những bài ca và nhạc của họ làm công cụ truyền tải từ thế hệ này đến thế hệ khác những thiên hùng ca của dân tộc Ukraine chiến đấu chống Nga Hoàng và đảng Cộng Sản Nga. Các nhạc sĩ này, đa số khiếm thị, vì thế đã bị chính quyền Nga giết hại. Đàn bandura được coi như biểu tượng của Ukraine và có một âm sắc hết sức độc đáo. Cây đàn bandura ngày nay có 65 dây.

*

Louisiana là nơi vợ chồng người con gái ông cư ngụ từ lâu trong khi đáng lẽ gia đình ông phải đi Washington D.C.  do một người em của vợ ông bảo lãnh. Đan Thọ lấy lý do sợ cái lạnh của vùng đông bắc Hoa Kỳ nên đã xin với phái đoàn phụ trách sắp xếp chuyến bay để qua sống tại New Orleans trước khi dời qua California một thời gian ngắn sau, trước khi quay trở lại sống ở New Orleans vào năm 1997.

Với hai nhạc phẩm “Red Eyes Are Smiling” và “Lòng Mẹ”, tiếng đàn vỹ cầm của Đan Thọ đã khiến cho những nhân viên Mỹ cũng như Việt của phái đoàn này cảm động để sau đó chiều theo lời đề nghị của ông.

Những năm tháng ở Orange County, nhạc sĩ Đan Thọ với số tuổi lúc đó đã ngoài 60, nhưng vẫn cùng với vợ xông xáo đi làm.  Trước đó, ông từng hy vọng sau khi ra đến hải ngoại sẽ tìm lại được hứng thú với những bạn bè cùng thời.  Nhưng với cuộc sống chạy theo kim đồng hồ ở một xã hội máy móc và do sự đòi hỏi của cuộc sống, cả hai ông bà cũng đã phải trải qua một giai đoạn vất vả với những công việc mưu sinh.

Ông làm việc trong công ty General Ribbon chuyên hãng sản xuất “ruy-băng” cho máy điện toán.  Vợ ông, sau khi thất bại trong việc khai thác một tiệm ăn, cũng đã vào làm cùng hãng với ông một thời gian trước khi cả hai ngưng nghỉ sau khi đã tỏ ra là những nhân viên siêng năng và cần mẫn. Riêng ông, cuối tuần vẫn chơi nhạc tại vũ trường Ritz của nhạc sĩ Ngọc Chánh.

Đến năm 95, Đan Thọ chính thức tuyên bố giải nghệ trong một đêm văn nghệ, tổ chức vào tối 30 tháng 6 tại vũ trường Ritz để đánh dấu quá trình hoạt động âm nhạc của ông.  Vì theo Đan Thọ, sự cống hiến cho âm nhạc của ông đã quá đủ.  Hơn nữa tuổi tác và sức khỏe của ông không còn cho phép ông đi theo con đường nghệ thuật.

Nhớ lại khoảng thời gian dài hoạt động không ngưng nghỉ của người chồng nghệ sĩ, bà Đan Thọ cũng đã phải khâm phục sức làm việc của ông.  Điều đó cũng đã chứng tỏ được sự thông cảm lớn lao của bà khi Đan Thọ dấn thân vào con đường phục vụ âm nhạc.

Đáng ghi nhận hơn cả là thời gian ông còn ở Sài Gòn: “Chưa bao giờ ông ấy có mặt ở nhà trước 2 giờ sáng… Từ sáng cho đến 2 giờ đêm, ông ấy ở đâu chứ không ở nhà”. Với một vẻ âu yếm, bà nói thêm “Ông ấy muốn làm gì ông ấy cứ việc làm, nhưng mà 2 giờ tôi cứ ngồi đợi cửa.  Không bao giờ tôi đi ngủ trước, mấy chục năm như vậy.  Thành ra ông ấy đâu có dám đi đâu vì biết tôi ngồi đợi cửa mà!”, như lời kể của bà Đan Thọ.

Một điều không ai ngờ là trong suốt quá trình hoạt động của Đan Thọ, hầu như  chưa hề ai thấy mặt vợ ông tại vũ trường cũng như tại các đài phát thanh ông cộng tác.  Hai vợ chồng nhạc sĩ Đan Thọ hiện đang hưởng những chuỗi ngày nhàn hạ, nương tựa nhau trong lúc xế chiều tại Houston với sự thường xuyên liên lạc hay gặp gỡ con cháu từ Tampa đến Houston.

   Khá nhiều bạn bè nghệ sĩ cùng thời với ông đã nhắm mắt xuôi tay.  Riêng Đan Thọ còn đây trong những buổi chiều tím của cuộc đời. Chắc hẳn người  nhạc sĩ lão thành đang mỉm cười mãn nguyện với những gì ông đã cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam, trong vai trò một nhạc sĩ sáng tác và nhất là một nhạc sĩ trình diễn bên cạnh cây vỹ cầm, giờ đây đã im tiếng.  Còn chăng chỉ còn là vang vọng dư âm của những ngày xưa cũ…

Trường Kỳ

*

Hồi Ức 8 Về Nhạc Sĩ Đan Thọ)

ÔNG NGOẠI

Ylan Mui (CNBC)

Lời giới thiệu: Ký giả Mùi Quý Y Lan là ái nữ của ông bà bác sĩ Mùi Quý Bồng – Đan Tâm. Là cháu ngoại của nhạc sĩ Đan Thọ, Mùi Quý Y Lan từ nhỏ chơi dương cầm và hình ảnh cô ngồi đàn piano thuở bé đã tạo cảm hứng cho ông ngoại sáng tác bản nhạc cuối cùng tựa đề “Dương Cầm” với ý thơ Mùi Quý Bồng.

Mùi Quý Y Lan tốt nghiệp chuyên ngành Truyền Thông với hai chuyên ngành phụ Triết Học và Sinh Vật Học từ đại học Loyola University ở New Orleans. Cô từng là giáo sư thỉnh giảng ngành báo chí tại đại học University of Maryland. Sau gần 15 năm làm phóng viên chuyên về giáo dục rồi tài chánh cho nhật báo The Washington Post, Mùi Quý Y Lan bước sang lãnh vực truyền hình và cộng tác với hệ thống CNBC kể từ tháng 2 năm 2017 tại văn phòng trụ sở ở thủ đô Washington DC. Đồng thời, ký giả Y Lan thường xuyên được mời xuất hiện trên đài C-SPAN.

Bài viết sau đây ghi lại những kỷ niệm và tâm tình của cháu ngoại Y Lan dành cho ông ngoại Đan Thọ, nguyên tác tiếng Anh đã được bác sĩ Mùi Quý Bồng dịch sang Việt ngữ. 

When I was a child, my grandparents lived in a modest house on a unassuming street in Garden Grove. It was a single level, with a pool and porch out back and a small kitchen. But to a 10-year-old girl, it was a magical world all its own.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét