Tôi lên vùng núi lần này không phải vì ham vui. Thực sự trong lòng tôi không còn chỗ cho những buồn vui của cuộc sống thường nhật. Lòng tôi thực sự cô quạnh. Nỗi cô quạnh váng vất, bao bọc, bóp nghẹt từng hơi thở từng khoảnh khắc.<!>
<!>
Khi trái tim bạn tràn đầy nước mắt, khi mỗi bước chân của bạn rỉ máu vì những mũi gai, hãy mỉm cười để cho mình thêm một chút dũng khí, để vững tin bước đi trên con đường đời phía trước. Và ít nhất thì mỉm cười để làm chỗ dựa cho người khác khi họ lâm vào hoàn cảnh như bạn, mỉm cười để không ai phải buồn khổ như ta nữa… Khi mỗi ngày mới đến với cuộc đời bạn, hãy mỉm cười để cảm ơn cuộc đời đã cho bạn thêm một ngày để được yêu thương, để có thêm thời gian nói với những người bạn yêu thương rằng bạn dành cho họ nhiều tình cảm đến mức nào…
Một ai đó đã gửi cho tôi bức thông điệp này. Tôi nhớ ra người đàn ông đã mấy năm nay kiên trì mỗi tuần một lần, gửi cho tôi những thông điệp như vậy. Những khi nhận được, tôi thường không mấy quan tâm. Những bức thông điệp chẳng mấy chốc bị ném ra thùng rác.
Chiếc xe lao lên cung đường có nhiều đèo dốc quanh co. Lên đến đỉnh đèo Non Cao, lái xe bảo:
– Ta nghỉ một lát nhé?
Xe tạt vào lề. Cả đoàn lục tục kéo vào cái quán nhỏ bên đường.
Trước cửa quán, một cây sau sau lá đang ngả sang màu đỏ, ánh đỏ hắt vào cửa quán những vầng lung linh mê hoặc.
Mùa thu đang về.
– Đẹp quá!
Mọi người cùng ngước nhìn những cánh lá mong manh màu đỏ dụ.
Trong quán có đủ thứ cho khách qua đường. Trứng gà trứng vịt luộc, trà, hồng ngâm… Lại có cả cà phê tan được pha và lắc trong những hộp nhựa, rồi đổ ra mấy cái ly được đánh bóng loáng.
Chủ quán là một thiếu phụ. Chị ngồi quay lưng ra đường. Ngay cả khi khách bước vào cũng cứ chìa cái lưng đập vào mặt khách một thân hình khá thon thả. Bộ đồ đen dày và khá tiện dụng của dân vùng cao có mấy cái túi căng phồng. Dễ tưởng tượng trong đó nào bọc tiền lẻ, nào bật lửa, nào các loại thuốc bằng lá được sấy khô.
Tôi nhìn chằm chằm vào cái lưng mặc đồ đen.
Thiếu phụ quay ra nhìn chúng tôi không nói không rằng, rồi đưa mắt lên mấy cành lá đỏ phất phơ ngoài cửa.
– Đấy là cây phong hương.
– Phong hương?
Tôi chưa nghe tên loài cây này bao giờ.
– Nó chính là phong hương. Trên này chúng tôi không gọi là cây sau hay cây trước gì cả.
Tôi nhìn quanh căn nhà. Mọi thứ được sắp xếp khá gọn gàng và sạch sẽ.
– Mà… cô dùng gì? Mọi người cứ tự nhiên nhé. Tự pha trà cũng được. Đấy, các thứ tôi để sẵn…
Tôi hơi ngỡ ngàng. Người đàn bà này có giọng nói khá ấm, phát âm chuẩn âm ngữ vùng kinh bắc. Khi chị đưa hai bàn tay lên ngang mặt bàn, mới biết cả hai tay đang cuốn băng trắng xóa.
Mấy người cùng đoàn liền chủ động lấy ấm pha trà và cắn hạt hướng dương tí tách.
Tôi hỏi:
– Tay chị sao vậy?
– Bỏng ga thôi. Tôi bất cẩn.
– Sao lại băng? Bỏng không nên băng đâu.
– Tôi bó thuốc, phải băng mấy tiếng rồi tháo ra để tự khỏi.
Tôi nhìn quanh bức tường. Trên cao có mấy tấm ảnh không được rõ lắm. Những hình người nheo nheo con mắt nhìn đoàn lữ khách.
– Chị… có bánh dẻo bánh nướng không? Chúng tôi đi vội không kịp mua. Hôm nay là rằm 14 rồi. Tối nay chúng tôi mới đến nơi nghỉ, sợ không kịp mua để đón trăng.
Nói vậy là do tôi cũng vừa liếc thấy trong tủ kính bán hàng một cặp bánh dẻo.
Thiếu phụ lắc đầu:
– Tôi chỉ có một cặp bánh dẻo, lại không có bánh nướng. Tôi cũng chỉ cần một cái thôi. Cô lấy một cái đi.
– Nhà mình có mấy người mà chỉ cần một cái vậy chị?
– Một mình tôi thôi… Cô không lấy tôi cũng không ăn hết mà.
Tôi quay ra cái tủ kính cóc cạnh, mở cửa tủ lấy chiếc bánh dẻo.
Rồi lại quay ra bàn, ngồi xuống gần người phụ nữ hơn…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét