Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

Sài Gòn, Những Ngày Cuối Tháng Tư - Nguyễn Hoài Nam

 

Fall of Saigon - Wikipedia

Bức ảnh lịch sử của phóng viên người Hà Lan Hubert Van Es.

1.     Phía Sau Bức Ảnh Lịch Sử

Sáng sớm ngày 29/4, đích thân đại sứ Mỹ ra sân bay giữa tiếng nổ "ầm ầm" của đạn pháo để chắc chắn rằng không thể di tản bằng đường hàng không được nữa. Tới 10:48 trưa, khi không còn có thể chần chừ thêm được nữa, ông liên lạc về Mỹ xin khởi động "Chiến Dịch Cơn Gió Lốc" (Operation Frequent Wind). Chỉ 3 phút sau, đề nghị nhanh chóng được chấp thuận. Giai điệu bài hát "White Christmas" vang lên trên sóng đài phát thanh quân đội Hoa Kỳ. Cuộc di tản bằng trực thăng lớn nhất trong lịch sử loài người chính thức bắt đầu. Những người nghe hiệu lệnh này bao gồm người Mỹ, người nước ngoài, và những người Việt được lựa chọn, phải ngay lập tức tập trung tại 1 trong 28 điểm tập trung đã định khắp thành phố. Tại đây, các chuyến xe bus theo 4 tuyến đường khác nhau sẽ đưa họ đến văn phòng Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ (DAO) cạnh sân bay. Từ căn cứ này, trực thăng sẽ chở người di tản ra các tàu của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đợi sẵn ở ngoài khơi biển Vũng Tàu.

Ca sĩ nhạc vàng hát nhạc đỏ - Lê Hữu


 

Bìa một bản nhạc đỏ

 

Ca sĩ miền Nam hát “nhạc đỏ” miền Bắc sau ngày 30/4 là chuyện thường tình và có thể hiểu được. Người nghe cảm thấy thế nào lại là chuyện khác.

Tôi nhớ, bài hát tôi nghe được lần đầu, khoảng năm 1977, với giọng ca sĩ miền Nam là bài “Con đường có lá me bay” (Hoàng Hiệp & Diệp Minh Tuyền).

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

ẢO ẢNH QUÊ NHÀ - Lê Văn Trung

 Handmade oil painting on cotton canvas on demand, rolled stretched or framed,Vietnam-Vietnamese Lady in Traditional Dress Ao Dai 22 wall art

 tranh nguyễn trung

 

 

ẢO ẢNH QUÊ NHÀ

 

 

Thương dòng nước miệt mài xuôi ra biển

Có còn nghe tiếng vọng thác ghềnh xưa

Thuyền ai neo ngàn năm sầu đứng đợi

Bến hoàng hôn lá đã rụng bao mùa

 

Ta, dòng nước cứ âm thầm chảy ngược

Vẫn hoài mong tìm quê quán cội nguồn

Nơi ta đã hân hoan chào mặt đất

Nơi vui đùa tắm gội suối yêu thương

 

Ôi mãi miết chảy ngược dòng sinh tử

Bờ nào cho ta dừng lại đôi lần

Hay bất lực chạy vòng quanh số phận

Trả vay cùng duyên nợ cõi nhân gian

 

Hay bất lực như bọt bèo trôi nổi

Bến bờ xa mờ mịt khói sương chiều

Lòng bạc trắng như mây chiều bạc trắng

Trôi bập bềnh trong suốt cõi chiêm bao

Lê văn Trung

27.04.24


RU

 

 

Ngủ đi tôi

Ngủ đi thôi

Đêm sâu hun hút

Đêm dài mênh mang

Thắp chưa tàn một nén nhang

Tôi cầu xin chút bình an cuối cùng

Ngủ đi em

Mộng rất hiền

Ngủ đi

Ngủ suốt tận miền lãng quên

Ngủ đi tôi

Ngủ đi em

Vòng tay Nhật Nguyệt ôm quanh cõi người.

 

24. 08. 20

Lê Văn Trung

(Viên Hướng gởi)

 

Tưởng Nhớ Nhà Văn Linh Bảo, Vĩnh Biệt “Mây Tần” - Vương Trùng Dương

 Vĩnh biệt nhà văn Linh Bảo, vĩnh biệt ...

Vietnamese Ebooks EPUB PDFVĩnh biệt nhà văn Linh Bảo, vĩnh biệt ...

Nhà thơ Phan Xuân Sinh tổ chức sinh nhật ngày 02 tháng 01 năm 2024 tại Texas, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Tưởng nhớ người bạn văn, tôi viết Phan Xuân Sinh, Không Còn “Đứng Dưới Trời Đỗ Nát” (đây là tập thơ đầu tiên của anh khi định cư tại Hoa Kỳ).

vẫn là chiêm bao - Vinh Lê

Ngày 30/04 qua cái nhìn của thế hệ sau ...

 
vẫn là chiêm bao
( bài ca tháng tư)

Vẫn còn đó một tháng tư 
Nên lòng còn mãi ngậm ngùi tháng năm
Vẫn còn một ánh trăng răm
Nên hồn còn chút ruột tằm héo tơ

Biết bao giờ đến bao giờ?
Dòng sông nước chảy vẫn ngờ hôm qua
Vẫn đầu đình vẫn cây đa
Vẫn trăng cổ độ vẫn tà huy xưa

Vẫn là ngày nắng đêm mưa
Vẫn hồn thục đế còn chưa trở về
Nhớ câu thề? giữ câu thề?
Mà trong một hướng chia lìa thiên thu 

Vẫn câu thường mộng em ru
Vẫn tờ cổ tích đền bù thần hôn
Nắng xưa còn đọng mái hồn
Nên chân lãng tử vẫn còn xa xôi

Vẫn còn kiếm báu bên trời
Nao nao tiếng vọng gọi mời tử sinh
Vẫn là bóng vẫn là hình
Máu đào còn đượm ân tình dễ phai

Vẫn là nguyệt mãn hoa khai
Vẫn là đá nát vàng phai vẫn là
Vẫn là người vẫn là ta
Vẫn là dâu biển vẫn là chiêm bao.
 

Tên giữ đền.


Tôi biét, rồi em sẽ ra đi
Như dòng sông không bao giờ ngừng chảy
Như máu trong tim không thể nào đứng lại
Và em đi em sẽ không về.

Tôi chỉ là một gã u mê
Một tên giữ đền khờ khạo
Giữ đền thiêng mà không sùng đạo
Nên suốt đời làm kẻ gác dan

Tôi vẫn lau chùi từng thềm cửa bực thang
Vẫn chắt chiu những tượng hình đã cũ
Những sáng nắng tươi những chiều mưa phủ
Vẫn hoa hồng và những hồi chuông

Dĩ nhiên là tôi sẽ hết buồn
Khi ngôi đền xưa không còn thiêng nữa
Tên giữ đền sẽ âm thầm đóng cửa
Và ra đi trong một tối im lìm

Nhưng giữa đền vẫn còn một trái tim...


Vinh Lê
(TTP gởi)

ĐỌC “NGÔ THẾ VINH, BẰNG HỮU VÀ VĂN CHƯƠNG”. - SONG THAO

 

 

Thời gian gần đây, tạp chí Ngôn Ngữ mỗi kỳ giới thiệu đặc biệt một tác giả. Thường thì số bài dành cho phần đặc biệt này chiếm nửa số báo, khoảng 150 trang. Nhưng có những tác giả có nhiều bài viết, chiếm quá số trang nên phải làm một phụ bản riêng. Mỗi số Ngôn Ngữ dày khoảng 300 trang, thường các phụ bản trước của các tác giả Tô Thùy Yên và Hoàng Ngọc Biên, Cung Tích Biền số trang ngang bằng với Ngôn Ngữ. Kỳ này, cuốn “Ngô Thế Vinh, Bằng Hữu và Văn Chương” chiếm kỷ lục, tới 700 trang lận, gấp đôi số báo thường. Cứ tưởng tượng mỗi số Ngôn Ngữ như một anh chàng khôi ngô tuấn tú vác một phụ bản như vác một cái ba-lô. Anh chàng 300 kí vác cái ba-lô 700 ký, lăn kềnh là cái chắc. Nhưng nhà văn Ngô Thế Vinh xứng đáng với sức nặng này.

Đêm hội ở Phan Sơn - Lê Thanh Hùng

    Đêm hội ở Phan Sơn                                              Tặng anh K’Bé Em gái K’ho, cõng chiều qua núi Nắng nhảy ngập ngừ...