Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

Cá Tháng Tư, Fake News & Báo Lá Cải - Vương Trùng Dương

 Báo lá cải



Hằng năm vào ngày 1 tháng Tư là Ngày Cá Tháng Tư còn được gọi là ngày nói dối, ngày nói đùa hay ngày nói khoác. Đây cũng là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày mà mọi người trên thế giới có thể nói dối với nhau mà không lo người kia giận dữ. Trong ngày này có thể nói dối càng nhiều càng tốt. Tung tin vô thưởng vô phạt với trò đùa độc đáo, thú vị nhằm thỏa thích tò mò, không gây hại cho mọi người để có được tiếng cười sảng khoái. Có một số nơi việc nói dối sẽ được kết thúc vào buổi trưa và những ai tiếp tục nói dối sau đó thì sẽ gặp những điều không may mắn.

Cá Tháng Tư chỉ được phổ biến ở các nước tự do dân chủ, còn các nước độc tài, đảng trị thì người dân không được vi phạm. Giới cầm quyền không chỉ có ngày nầy mà cả năm.

 <!>

 

Fake News

Theo định nghĩa từ Fake News của Collins Dictionary, đó là các thông tin giả mạo, sai lệch và giật gân được phát đi dưới hình thức tin tức trên hệ thống truyền thông.

Trước năm 1975 ở Sài Gòn, mục “Ao Thả Vịt” của Kha Trấn Ác (Chu Tử) rất ăn khách. Tin vịt, tin giả, tin xe cán chó… thực hư thế nào không biết nhưng cũng mớm “không có khói sao có lửa” để loan tải.

Trong bài viết của Phong Cao “Fake News đã chính thức trở thành cụm từ nổi bật nhất của năm 2017. Cụm từ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong năm nay và được liệt vào "từ của năm" do từ điển Collins Dictionary của Anh lựa chọn”. Thú vị hơn, chính Tổng thống Mỹ Donal Trump là người đã góp phần đưa cụm từ này trở nên phổ biến đến vậy.

Từ Fake News sẽ được in trong ấn bản tiếp theo của từ điển Collins Dictionary. Theo nhật báo Anh The Indepedent, việc sử dụng từ Fake News đã tăng 365% kể từ năm 2016 khi ở xa lắc xa lơ chỉa mõ vào nội tình chính trị ở Mỹ.

Xếp sau Fake News trong danh sách là các từ "gig economy", "fidget spinner" và "echo chamber". Ngoài ra còn một số từ khác như "Antifa", "gender-fluid". Một trong số đó là từ "Corbynmania", tạm dịch là "hội chứng cuồng Corbyn" đã quay trở lại danh sách vào 2017 nhờ cuộc vận động bầu cử của ông Jeremy Corbyn, thủ lĩnh Đảng Lao Động nước Anh. Từ này từng xuất hiện vào năm 2015.

Tất cả những từ mới sẽ được thêm vào từ điển Collins Dictionary trên website. Nhóm phát triển Collins Dictionary đã cùng hợp tác với Hiệp Hội The Free Association, Anh Quốc để tạo ra một bản tin Fake News nhằm đánh dấu từ của năm 2017.

Đài BBCcho biết Fake News thường lan truyền nhanh hơn tin thật, theo nghiên cứu mới của MIT.

“Một nghiên cứu về 126.000 tin đồn và tin vịt trên mạng Twitter trong 11 năm qua cho thấy chúng lan nhanh và đến với nhiều người hơn so với tin thật. Các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) còn phát hiện rằng tin giả mạo thường được người dùng đăng tải lại (re-tweet) nhiều hơn so với robot mạng. Họ cho rằng lý do có thể là do Fake News mới mẻ hơn”.

(Trở lại thời điểm tháng Ba và tháng Tư năm 1975, đài BBC loan tin thất thiệt (?) ở miền Nam VN khi địch chưa vào thành phố mà đã tất thủ làm người dân bỏ của chạy thoát chết)

Fake News đã có từ lâu nhưng trong trong những năm gần đây vài tờ báo uy tín, nổi tiếng ở Mỹ lại trở thánh Báo Lá Cải được phổ biến rộng rãi vì tin tức đã tràn lan trên internet!

Với ngôn ngữ Việt Nam thì Fake News gọi là Tin Vịt rất thú vị, vô thưởng vô phạt, hư hư thực thực và có ý mỉa mai…

*

Báo Lá Cải

Về hình thức khổ báo có 3 khổ chính là standard (nhật báo), tabloid (tuần báo), magazine (khổ 8.5x11’), hầu hết với khổ tabloid… Chữ Báo Lá Cải theo tiếng Pháp, Feuille de Chou, chỉ loại báo rẻ tiền. Trong tiếng Anh, người ta dùng từ tabloid (hoặc gutter press, hoặc có khi, rag, như một tiếng lóng), “Báo Lá Cải” (Tabloid Journalism) nhắm đến việc giải trí, đọc xong rồi vất đi. Câu khách độc giả tin giật gân, tin phịa miễn sao bán cho thật chạy.

Tờ báo lá cải bán chạy nhất Mỹ, tuần báo National Enquirer. Nhưng cũng có những tờ báo chính thống pha lẫn “lá cải” như New York Daily News, Boston Herald, New York Times, Washington Post, New York Daily News… hiện nay những tờ báo chính thống tìm cách khai thác rẽ tiền, lách và dìm nhau nên xảy ra tình trạng nầy!

Tập đoàn báo chí American Media với các tờ báo lá cải như National Enquirer, Star, Globe... hằng năm chi hơn 30 triệu USD để nuôi đội ngũ luật sư của họ và trả tiền bồi thường. Tuần báo The National Enquirer tìm cách khai thác các nhân vật nổi tiếng trên thế giới đều đã từng xuất hiện trên tờ báo này với bộ mặt tiêu cực. Đây là tờ đầu tiên khui ra nghi án ngôi sao bóng bầu dục O.J Simpson giết vợ và người tình của vợ, rồi scandal tình ái giữa cựu Tổng Thống Mỹ Bill Clinton và cô thư ký tập sự Monica Lewinsky...

Nhiều người thắc mắc: Tại sao lại là “lá cải” chứ không phải là “lá đa”, “lá mít”, “lá tre”, “lá ổi”...? Ngoài những điều đã đề cập ở trên, có nhiều giải thích ví von như lá cải luộc lạt nhách, muốn nuốt cho trôi cổ họng phải thêm mắm muối, gia vị… cho nên loại báo nầy nếu không tạo scandal, không có chuyện ruồi bu, không có khai thác vớ vẩn “ông ăn chả, bà ăn nem” nhảm nhí, giật gân… thì chắng có ai để ý.

Đơn cử hai tờ báo lá cải gắn liền với Tin Vịt vì danh xưng của nó.

Theo Kiwipedia, tờ báo Le Canard Enchaîné của Michel Gaillard ở Pháp ra đời năm 1915 vẫn còn lưu hành đến nay với nửa riệu ấn bản.

Le Canard Enchaîné (Con Vịt Bị Trói, Con Vịt Buộc hay là Tờ Báo Bị Trói - "canard" là tiếng lóng tiếng Pháp có nghĩa là "tờ báo") là một tờ báo trào phúng xuất bản hàng tuần tại Pháp. Ra đời trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ I, báo này nổi bật với thể loại báo chí điều tra và rò rỉ từ các nguồn bên trong chính phủ Pháp, thế giới chính trị Pháp và thế giới kinh doanh Pháp, cũng như nhiều câu chuyện cười và tranh biếm họa hài hước.

Nhà văn Vũ Bằng trong tác phẩm Bốn Mươi Năm Nói Láo có bài viết viết Vịt Đực:

“Trong suốt thời kỳ làm Vịt Đực đường Cột Cờ, những vở kịch bi hài như vậy diễn ra thường xuyên, cũng làm cho anh em đỡ buồn và quên đi chốc lát cuộc đời. Tuy nhiên, mỗi lúc kiểm điểm lại công việc, xem báo lỗ lã ra sao thì không anh nào vui hết, vì báo đứng, mà đứng thì nguy, vì số chi nặng hơn là số thu. Giữa lúc đó, có vài anh em đề nghị với tôi nhường Vịt Đực lại cho một người khác vẫn thì thọt lại chơi nhà báo, mà dường như có nhiều chân tay trong Sở Mật Thám. Trong mấy buổi họp ở quán Anh Mỹ của Bùi Trọng Hưu, bỉnh bút tờ Việt Báo của Bùi Xuân Học, tôi không phát biểu ý kiến. Đến tận giờ chót, sau khi đã điều đình được một nhà in mới nhận in tờ Vịt Đực, tôi nói thẳng là tôi không nhường báo lại cho ai cả, anh nào bằng lòng tiếp tục cộng tác thì ở, ai ngại vất vả, túng thiếu thì tùy nghi.

Báo Vịt Đực không nghỉ một số nào. Trụ sở từ đường Cột Cờ dọn lại phố nhà thương Phủ Doãn trên một cái gác bé nhỏ, oi bức, còn tòa soạn thì chỉ còn có hai người là Phùng Bảo Thạch và tôi chia nhau ra viết bốn trang khổ giấy 40×55 (cm), không quảng cáo. Nhờ vì chi tiêu ít, mà cũng may là có một vài sự việc xảy ra, báo lên lần lần. Chúng tôi thêm nhiều mục, thay đổi giọng văn và cách trình bày “việc có thực viết như là bịa, mà bịa thì viết y như có thực”. Độc giả ăn giọng dần dần, báo in tăng lên trông thấy.

Làm báo, không có gì khích lệ người ta hơn là thấy báo mỗi ngày mỗi chạy hơn. Không ai bảo ai, Phùng Bảo Thạch và tôi mát cả gan cả ruột, và lại càng cố gắng “học tập” tờ “Canard Enchainé” viết cho lâm ly quy phượng hơn nữa, hơn nhiều nữa. Phần lớn ý kiến là của Thạch; tôi có nhiệm vụ đào sâu và biến hóa các ý kiến đó khi viết bài. Tôi sẽ không thành thật nếu không nhận rằng cách thức viết Vịt Đực lúc ấy, một phần tôi đã chịu ảnh hưởng của tờ Duy Tân, nhưng dù sao báo Duy Tân cũng chỉ là một loại báo “mặn” ăn tục nói phét kiểu Frou Frou, Le Rire… nhiều khi đọc đểu quá, những người đứng đắn dù có muốn đọc cũng chỉ lén lút, chớ không dám cầm công khai ở tay đi ngoài đường. Chúng tôi muốn có một trình độ cao hơn thế ở tờ Vịt Đực, nghĩa là muốn làm tờ báo ấy thành một tờ báo chánh trị, xã hội, có một lối viết hư hư, thực thực, châm chọc nhưng không làm cho người ta tức giận, oán hờn, đùa cợt mà không làm thương tổn đến thuần phong mỹ tục…

Riêng tờ Vịt Đực, chúng tôi muốn có nhiều bài, nhiều mục mà văn thật ngắn, sỏ người ta càng kín đáo càng hay. Nhưng nghĩ một đàng mà làm được lại là việc khác. Số người bị sỏ mỗi ngày mỗi tăng thêm…

Điển hình là vụ bà Đốc Trịnh Thục Oanh, nổi tiếng một thời là gương xấu cho học trò con gái lúc bấy giờ. Vịt Đực chế nhạo bà. Tự cho là có thế lực, bà kiện Vịt Đực. Chúng tôi ra luôn mấy số báo tổng công kích, và cố nhiên thua kiện; nhưng tất cả chúng tôi bất cần, chúng tôi cứ pháo kích bà với những hỏa tiễn “bự thấy mồ” kèm những tranh vẽ bà Oanh, đại khái ngồi trước một cái chậu rửa mặt, mà mắt mũi đen thui như mực: “Bà đốc Oanh rửa mặt tại tòa”…

Vậy là chúng tôi chửi chí chạp, chửi chết thì thôi. Độc giả mua đọc nhiều. Nhưng dù sao, đó cũng là một cái “yếu” của chúng tôi làm cho Vịt Đực mất phần nào uy tín...

… Trong suốt cuộc đời làm báo, có lẽ không có hồi nào chúng tôi vui như lúc làm Vịt Đực: thường thường chúng tôi thức trắng đêm không ngủ, họp nhau tán gẫu và cứ tán gẫu như thế thì ra nhiều chuyện tức cười. Có đêm nghĩ ra một câu xỏ ngọt thần diệu, hay một vấn đề giễu cợt tài tình, chúng tôi cười thắt cả ruột, cười đau cả bụng. Thế rồi có khi vì sướng quá, có khi vì mệt quá, có khi vì chán đời quá, chúng tôi không ngủ nữa, nửa đêm kéo nhau đi ăn, đi hút, đi hát và thường thường đi hát như thế, chúng tôi không trở về nhà báo nữa, ở luôn cô đầu, ở nhà này vài đêm, nhà kia vài đêm, viết bài luôn tại chỗ, rồi đưa tùy phái đem về nhà in xếp chữ, “mi” lấy và in luôn, không cần “bon à tirer”…

… Kết cục, lần lượt chúng tôi nhận được ba trát đòi ra tòa hầu kiện. Cố nhiên, chúng tôi phải thua. Theo luật, Vịt Đực phải nộp tiền phạt trước mới có quyền chống án. Mà tiền thì dù lúc ấy chỉ cần độ một ngàn đồng, bói đâu ra? Thành thử án lịnh ban hành, chúng tôi biết ngay là báo sẽ chết và phải chết. Tuy nhiên, còn sống ngày nào chúng tôi cứ viết toáng lên cho sướng thần khẩu ngày ấy.

Vụ liều chót của Vịt Đực là vụ chơi Đề Đốc Terreau, liên quan tới vụ tàu Phoenix bị chìm ở ngoài khơi Bắc Việt. Mục đích làm to vụ này là định dọa chính phủ thực dân hồi đó, để bù lại, họ đứng ra dàn xếp cho xong vụ án “Vịt Đực – Bảo Đại”, hầu mua lấy sự im lặng của chúng tôi. Nhưng thực dân cứ áp dụng hành động quyết liệt: bắt quản lý và chủ nhiệm Vịt Đực, giam cầm hơn một tháng. Trong khi ấy, chúng tôi hết hạn nộp tiền để chống án. Vịt Đực phải tự đóng cửa sau năm mươi hai số đả kích không thiếu mặt nào trong xã hội Bắc Kỳ, làm cho nhiều người thích thú, nhưng đồng thời cũng gây ra không biết bao nhiêu kẻ thù lúc nào cũng vái Trời vái Phật cho Tây đóng cửa Vịt Đực sớm ngày nào hay ngày ấy…

Trước năm 1975 ở Sài Gòn mục Ao Thả Vịt của Kha Trấn Ác (bút hiệu của Chu Tử - chủ nhiệm - lấy nhân vật trong Kha Trấn Ác trong Anh Hùng Xạ Điệu) xuất hiện mỗi ngày trên nhật báo Sống gây nhức đầu cho Phủ Đầu Rồng và quan chức cao cấp… cho đến ngày báo bị đóng cửa.

Ao Thả Vịt lấy tin thật nhanh rồi “chuyện trong nhà chưa rõ, ngoài ngõ đã hay”, ATV đối đầu cả hai bên chính quyền và Mặt Giải phóng Miền Nam Cũng, ông bị mưu sát gần nhà, bị trúng đạn nhưng thoát chết, thủ phạm là Huỳnh Văn Long của MTGPMN, gây xôn xao, hoài nghi… sau nầy họ thừa nhận.

Có lẽ ảnh hưởng từ danh xưng hai tờ báo Le Canard Enchaîné và Vịt Đực nên loại tin tức nầy gọi là Tin Vịt cho dễ hiểu.

… Tu Chính Án Thứ Nhất (the First Amendment) được đưa ra vào năm 1789 và phê chuẩn vào năm 1791 trong Hiến pháp Hoa Kỳ, thường được gọi tu chính án về tự do ngôn luận (freedom of speech), có lẽ là tu chính án quan trọng nhất trong các tu chính án của Hiến Pháp Hoa Kỳ vì nó bảo vệ quyền căn bản nhất của công dân trong một quốc gia và của con người: quyền tự do ngôn luận; tự do phát biểu ý kiến; hoặc tự do diễn tả, biểu hiện ý tưởng; quyền tập hợp ôn hòa. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ qua nhiều phán quyết quan trọng dần dà nới rộng quyền tự do ngôn luận trên nhiều khía cạnh, đặc biệt bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dân trong việc chống đối chính quyền.

Chỉ trích chính quyền hoặc viên chức chính quyền thường nhắm vào chính sách nào đó của chính phủ hoặc một hay nhiều cá nhân là viên chức trong chính phủ. Nhiều khi chỉ trích chính quyền được diễn tả qua sự hài hước hoặc chế giễu. Một trong những nét đặc sắc của chính trị Hoa Kỳ là sự thịnh hành việc người dân chỉ trích, chế giễu, hoặc nhạo báng chính quyền, nhất là cấp lãnh đạo quốc gia như Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu… trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền thanh và truyền hình. Tại Hoa Kỳ, chỉ trích chính quyền và ủng hộ các ý tưởng không thịnh hành, mà người ta có thể coi là chướng hoặc đi ngược lại chính sách công, hầu như luôn luôn được cho phép…

Dựa vào Tu Chính Án Thứ Nhất, giới truyền thông Hoa Kỳ, vô hình chung trở thành “quyền lực đen” mà từ trước đến nay hầu hết các vị dân cử né tránh cuộc “đụng độ” vì sợ “lây ông tôi ở bụi nầy” bị xì ra trước công luận.

*

Phỉ Báng & Mạ Lỵ

Bài viết của LS Lưu Nguyễn Đạt “Báo Chí & Hiện Tượng Phỉ Báng Mạ Lỵ Tại Hoa Kỳ:

“Phỉ báng (libel) là những phát biểu bêu xấu, có thể trông thấy được, dưới hình thức văn bản, ấn loát, hình ảnh, phim ảnh. Còn mạ lỵ (slander) là những lời lẽ bêu xấu đã xuất khẩu và có người nghe được.

Phỉ báng và mạ lỵ là những sai phạm (torts/civil wrongs) trong việc phổ biến tin tức thất thiệt làm thiệt hại tới danh dự, nghề nghiệp, uy tín và tinh thần của một người trở thành nạn nhân của những sai phạm đó.  Luật pháp coi phỉ báng và mạ lỵ cùng một thành tố sai phạm như nhau.

Tại Hoa Kỳ hằng năm có cả hơn trăm vụ kiện về phỉ báng mạ lỵ, thì trong 75% các vụ kiện đó, bồi thẩm đoàn quyết định cho nguyên đơn được bồi thường cả triệu Mỹ kim. Nhưng khi có kháng cáo, thì các nhà báo bị kiện thường được tha bổng hoặc được giảm bớt số tiềm bồi thường. Lý do là tại tòa sơ thẩm địa hạt, bồi thẩm đoàn thường không mấy thông thạo về luật pháp, nên đã ứng dụng sai luật phỉ báng mạ lỵ khi cho nguyên đơn hưởng bồi thường quá dễ dáng, hoặc quá nhiều. Căn cứ vào những sơ hở kỹ thuật đó, luật sư bên bị đơn (phóng viên, toà soạn) có cơ sở để xin phúc thẩm và thắng kiện lại…

Hậu quả là những vụ kiện về phỉ báng mạ lỵ thường gây ra những sự xáo động mù mờ, vừa mất thì giờ tố tụng tranh cãi, vừa tốn kém nhiều tiền bạc, mà đôi khi kết quả lại bất giải, hoặc phải giải quyết ngoài pháp đường.  Cũng có dư luận cho rằng Tu Chính Án Thứ Nhất chỉ bênh vực giới báo chí mà không bênh vực nạn nhân của quyền lực thứ tư này, khi họ lạm quyền.

Chỉ những cơ sở truyền thông lớn như CBS, New York Times mới dư thừa tài chính để đương đầu với những vụ kiện về mạ lỵ phỉ báng, còn những nhà báo hoặc cơ sở truyền thông nhỏ cảm thấy rất khó khăn khi bị thưa kiện trong những vụ tương tự. Do đó, luật lệ chế tài phỉ báng mạ lỵ có hiệu ứng đòi hỏi nhà báo phỏng vấn và tường thuật tin tức một cách thận trọng, kỹ lưỡng hơn, giúp độc giả hiểu biết rõ rệt, đúng mức về tình hình thời cuộc liên quan tới đời sống chung quang họ.

Đó cũng là cơ hội để giới báo chí nói chung tự kiểm và phối hợp lương tâm nghề nghiệp với đà tiến hoá của nền dân chủ hiện đại, mỗi lức tăng trưởng và cải tiến để khỏi tự hủy”…

Những cơ sở truyền thông nổi tiếng của Hoa Kỳ đều ở trong tay những nhà trọc phú, có đội ngũ luật sư hùng hậu và dựa vào Tu Chính Án Thứ Nhất để để hành xử nên khi xảy ra đáo tụng đình thì phần nhiều tai qua nạn khỏi.

Với cộng đồng thiểu số, không nên bắt chước truyền thông nổi tiếng của bản xứ, cầm bút không phải là người “thế thiên hành đạo” và cũng không phải là vị phán quan… nên dễ bị thua khi đáo tụng đình. Khi hung thủ giết người, có nhân chứng, có hình ảnh nhưng vẫn gọi là nghi can, nghi phạm, sau bản án của tòa mới gọi là tội phạm. Thủ thuật viết phải biết lách, nếu dũng chữ “nghi” hay cuối câu có dấu hỏi chấm (?) coi như nghi vấn sẽ không còn ở thể khẳng định thì tránh được rắc rối. Cứ gọi nôm na là Tin Vịt để bàn dân thiên hạ phán xét, chết thằng Tây nào đâu?

Ngày nay sức mạnh lan truyền của Internet, nếu khác nhau lãnh thổ, có xảy ra phỉ báng, mạ lỵ… đành ngậm bồ hòn vì “con kiến mà kiện củ khoai” nhưng vớ vào đó mà xử dụng trên cơ sở truyền thông thì lãnh đạn.

Từ Fane News đến Báo Lá Cải nêu trên được trích dẫn từ các nguồn tin và các bài viết liên quan đến đề tài nầy để phác họa hình ảnh tổng quát mà trong quá khứ và hiện tại đang quan tâm.

Nhớ lại bài học hơn nửa thế kỷ về trước khi ở quân trường về tuyên truyền có trắng, đen và xám. Thành ngữ ta có câu “lộng giả thành chân” của lối tuyên truyền xám nầy mà ngày nay trên truyền thông và chính trường ở thời đại văn minh cũng bắt chước người xưa. Trong thất tình “hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục” và trong lục dục “nhãn dục, nhĩ dục, tỷ dục, thiệt dục, thân dục, ý dục” nó như chiếc vòng kim cô bao quanh con người, có mấy ai thoát khỏi? Đã ở trong vòng lẩn quẩn nầy thì mọi chuyện trên đời có thể xảy ra nên cuối cùng thi hào Nguyễn Du khuyên “cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa” nên mọi chuyện như hút xong điếu thuốc (tôi vừa nhớ nhà châm hết gói thuốc cho bài nầy) lá nào cũng là lá… giả nào cũng là giả, mũi, ngực, mông giả… càng hấp dẫn thì tin giả không lôi cuốn sao được. Sống trên đời có giả nào ngon hơn… giả cầy!

Little Saigon, April 01, 2024

Vương Trùng Dương


Hằng năm vào ngày 1 tháng Tư là Ngày Cá Tháng Tư còn được gọi là ngày nói dối, ngày nói đùa hay ngày nói khoác. Đây cũng là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày mà mọi người trên thế giới có thể nói dối với nhau mà không lo người kia giận dữ. Trong ngày này có thể nói dối càng nhiều càng tốt. Tung tin vô thưởng vô phạt với trò đùa độc đáo, thú vị nhằm thỏa thích tò mò, không gây hại cho mọi người để có được tiếng cười sảng khoái. Có một số nơi việc nói dối sẽ được kết thúc vào buổi trưa và những ai tiếp tục nói dối sau đó thì sẽ gặp những điều không may mắn.

Cá Tháng Tư chỉ được phổ biến ở các nước tự do dân chủ, còn các nước độc tài, đảng trị thì người dân không được vi phạm. Giới cầm quyền không chỉ có ngày nầy mà cả năm.

 <!>


Fake News

Theo định nghĩa từ Fake News của Collins Dictionary, đó là các thông tin giả mạo, sai lệch và giật gân được phát đi dưới hình thức tin tức trên hệ thống truyền thông.

Trước năm 1975 ở Sài Gòn, mục “Ao Thả Vịt” của Kha Trấn Ác (Chu Tử) rất ăn khách. Tin vịt, tin giả, tin xe cán chó… thực hư thế nào không biết nhưng cũng mớm “không có khói sao có lửa” để loan tải.

Trong bài viết của Phong Cao “Fake News đã chính thức trở thành cụm từ nổi bật nhất của năm 2017. Cụm từ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong năm nay và được liệt vào "từ của năm" do từ điển Collins Dictionary của Anh lựa chọn”. Thú vị hơn, chính Tổng thống Mỹ Donal Trump là người đã góp phần đưa cụm từ này trở nên phổ biến đến vậy.

Từ Fake News sẽ được in trong ấn bản tiếp theo của từ điển Collins Dictionary. Theo nhật báo Anh The Indepedent, việc sử dụng từ Fake News đã tăng 365% kể từ năm 2016 khi ở xa lắc xa lơ chỉa mõ vào nội tình chính trị ở Mỹ.

Xếp sau Fake News trong danh sách là các từ "gig economy", "fidget spinner" và "echo chamber". Ngoài ra còn một số từ khác như "Antifa", "gender-fluid". Một trong số đó là từ "Corbynmania", tạm dịch là "hội chứng cuồng Corbyn" đã quay trở lại danh sách vào 2017 nhờ cuộc vận động bầu cử của ông Jeremy Corbyn, thủ lĩnh Đảng Lao Động nước Anh. Từ này từng xuất hiện vào năm 2015.

Tất cả những từ mới sẽ được thêm vào từ điển Collins Dictionary trên website. Nhóm phát triển Collins Dictionary đã cùng hợp tác với Hiệp Hội The Free Association, Anh Quốc để tạo ra một bản tin Fake News nhằm đánh dấu từ của năm 2017.

Đài BBCcho biết Fake News thường lan truyền nhanh hơn tin thật, theo nghiên cứu mới của MIT.

“Một nghiên cứu về 126.000 tin đồn và tin vịt trên mạng Twitter trong 11 năm qua cho thấy chúng lan nhanh và đến với nhiều người hơn so với tin thật. Các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) còn phát hiện rằng tin giả mạo thường được người dùng đăng tải lại (re-tweet) nhiều hơn so với robot mạng. Họ cho rằng lý do có thể là do Fake News mới mẻ hơn”.

(Trở lại thời điểm tháng Ba và tháng Tư năm 1975, đài BBC loan tin thất thiệt (?) ở miền Nam VN khi địch chưa vào thành phố mà đã tất thủ làm người dân bỏ của chạy thoát chết)

Fake News đã có từ lâu nhưng trong trong những năm gần đây vài tờ báo uy tín, nổi tiếng ở Mỹ lại trở thánh Báo Lá Cải được phổ biến rộng rãi vì tin tức đã tràn lan trên internet!

Với ngôn ngữ Việt Nam thì Fake News gọi là Tin Vịt rất thú vị, vô thưởng vô phạt, hư hư thực thực và có ý mỉa mai…

*

Báo Lá Cải

Về hình thức khổ báo có 3 khổ chính là standard (nhật báo), tabloid (tuần báo), magazine (khổ 8.5x11’), hầu hết với khổ tabloid… Chữ Báo Lá Cải theo tiếng Pháp, Feuille de Chou, chỉ loại báo rẻ tiền. Trong tiếng Anh, người ta dùng từ tabloid (hoặc gutter press, hoặc có khi, rag, như một tiếng lóng), “Báo Lá Cải” (Tabloid Journalism) nhắm đến việc giải trí, đọc xong rồi vất đi. Câu khách độc giả tin giật gân, tin phịa miễn sao bán cho thật chạy.

Tờ báo lá cải bán chạy nhất Mỹ, tuần báo National Enquirer. Nhưng cũng có những tờ báo chính thống pha lẫn “lá cải” như New York Daily News, Boston Herald, New York Times, Washington Post, New York Daily News… hiện nay những tờ báo chính thống tìm cách khai thác rẽ tiền, lách và dìm nhau nên xảy ra tình trạng nầy!

Tập đoàn báo chí American Media với các tờ báo lá cải như National Enquirer, Star, Globe... hằng năm chi hơn 30 triệu USD để nuôi đội ngũ luật sư của họ và trả tiền bồi thường. Tuần báo The National Enquirer tìm cách khai thác các nhân vật nổi tiếng trên thế giới đều đã từng xuất hiện trên tờ báo này với bộ mặt tiêu cực. Đây là tờ đầu tiên khui ra nghi án ngôi sao bóng bầu dục O.J Simpson giết vợ và người tình của vợ, rồi scandal tình ái giữa cựu Tổng Thống Mỹ Bill Clinton và cô thư ký tập sự Monica Lewinsky...

Nhiều người thắc mắc: Tại sao lại là “lá cải” chứ không phải là “lá đa”, “lá mít”, “lá tre”, “lá ổi”...? Ngoài những điều đã đề cập ở trên, có nhiều giải thích ví von như lá cải luộc lạt nhách, muốn nuốt cho trôi cổ họng phải thêm mắm muối, gia vị… cho nên loại báo nầy nếu không tạo scandal, không có chuyện ruồi bu, không có khai thác vớ vẩn “ông ăn chả, bà ăn nem” nhảm nhí, giật gân… thì chắng có ai để ý.

Đơn cử hai tờ báo lá cải gắn liền với Tin Vịt vì danh xưng của nó.

Theo Kiwipedia, tờ báo Le Canard Enchaîné của Michel Gaillard ở Pháp ra đời năm 1915 vẫn còn lưu hành đến nay với nửa riệu ấn bản.

Le Canard Enchaîné (Con Vịt Bị Trói, Con Vịt Buộc hay là Tờ Báo Bị Trói - "canard" là tiếng lóng tiếng Pháp có nghĩa là "tờ báo") là một tờ báo trào phúng xuất bản hàng tuần tại Pháp. Ra đời trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ I, báo này nổi bật với thể loại báo chí điều tra và rò rỉ từ các nguồn bên trong chính phủ Pháp, thế giới chính trị Pháp và thế giới kinh doanh Pháp, cũng như nhiều câu chuyện cười và tranh biếm họa hài hước.

Nhà văn Vũ Bằng trong tác phẩm Bốn Mươi Năm Nói Láo có bài viết viết Vịt Đực:

“Trong suốt thời kỳ làm Vịt Đực đường Cột Cờ, những vở kịch bi hài như vậy diễn ra thường xuyên, cũng làm cho anh em đỡ buồn và quên đi chốc lát cuộc đời. Tuy nhiên, mỗi lúc kiểm điểm lại công việc, xem báo lỗ lã ra sao thì không anh nào vui hết, vì báo đứng, mà đứng thì nguy, vì số chi nặng hơn là số thu. Giữa lúc đó, có vài anh em đề nghị với tôi nhường Vịt Đực lại cho một người khác vẫn thì thọt lại chơi nhà báo, mà dường như có nhiều chân tay trong Sở Mật Thám. Trong mấy buổi họp ở quán Anh Mỹ của Bùi Trọng Hưu, bỉnh bút tờ Việt Báo của Bùi Xuân Học, tôi không phát biểu ý kiến. Đến tận giờ chót, sau khi đã điều đình được một nhà in mới nhận in tờ Vịt Đực, tôi nói thẳng là tôi không nhường báo lại cho ai cả, anh nào bằng lòng tiếp tục cộng tác thì ở, ai ngại vất vả, túng thiếu thì tùy nghi.

Báo Vịt Đực không nghỉ một số nào. Trụ sở từ đường Cột Cờ dọn lại phố nhà thương Phủ Doãn trên một cái gác bé nhỏ, oi bức, còn tòa soạn thì chỉ còn có hai người là Phùng Bảo Thạch và tôi chia nhau ra viết bốn trang khổ giấy 40×55 (cm), không quảng cáo. Nhờ vì chi tiêu ít, mà cũng may là có một vài sự việc xảy ra, báo lên lần lần. Chúng tôi thêm nhiều mục, thay đổi giọng văn và cách trình bày “việc có thực viết như là bịa, mà bịa thì viết y như có thực”. Độc giả ăn giọng dần dần, báo in tăng lên trông thấy.

Làm báo, không có gì khích lệ người ta hơn là thấy báo mỗi ngày mỗi chạy hơn. Không ai bảo ai, Phùng Bảo Thạch và tôi mát cả gan cả ruột, và lại càng cố gắng “học tập” tờ “Canard Enchainé” viết cho lâm ly quy phượng hơn nữa, hơn nhiều nữa. Phần lớn ý kiến là của Thạch; tôi có nhiệm vụ đào sâu và biến hóa các ý kiến đó khi viết bài. Tôi sẽ không thành thật nếu không nhận rằng cách thức viết Vịt Đực lúc ấy, một phần tôi đã chịu ảnh hưởng của tờ Duy Tân, nhưng dù sao báo Duy Tân cũng chỉ là một loại báo “mặn” ăn tục nói phét kiểu Frou Frou, Le Rire… nhiều khi đọc đểu quá, những người đứng đắn dù có muốn đọc cũng chỉ lén lút, chớ không dám cầm công khai ở tay đi ngoài đường. Chúng tôi muốn có một trình độ cao hơn thế ở tờ Vịt Đực, nghĩa là muốn làm tờ báo ấy thành một tờ báo chánh trị, xã hội, có một lối viết hư hư, thực thực, châm chọc nhưng không làm cho người ta tức giận, oán hờn, đùa cợt mà không làm thương tổn đến thuần phong mỹ tục…

Riêng tờ Vịt Đực, chúng tôi muốn có nhiều bài, nhiều mục mà văn thật ngắn, sỏ người ta càng kín đáo càng hay. Nhưng nghĩ một đàng mà làm được lại là việc khác. Số người bị sỏ mỗi ngày mỗi tăng thêm…

Điển hình là vụ bà Đốc Trịnh Thục Oanh, nổi tiếng một thời là gương xấu cho học trò con gái lúc bấy giờ. Vịt Đực chế nhạo bà. Tự cho là có thế lực, bà kiện Vịt Đực. Chúng tôi ra luôn mấy số báo tổng công kích, và cố nhiên thua kiện; nhưng tất cả chúng tôi bất cần, chúng tôi cứ pháo kích bà với những hỏa tiễn “bự thấy mồ” kèm những tranh vẽ bà Oanh, đại khái ngồi trước một cái chậu rửa mặt, mà mắt mũi đen thui như mực: “Bà đốc Oanh rửa mặt tại tòa”…

Vậy là chúng tôi chửi chí chạp, chửi chết thì thôi. Độc giả mua đọc nhiều. Nhưng dù sao, đó cũng là một cái “yếu” của chúng tôi làm cho Vịt Đực mất phần nào uy tín...

… Trong suốt cuộc đời làm báo, có lẽ không có hồi nào chúng tôi vui như lúc làm Vịt Đực: thường thường chúng tôi thức trắng đêm không ngủ, họp nhau tán gẫu và cứ tán gẫu như thế thì ra nhiều chuyện tức cười. Có đêm nghĩ ra một câu xỏ ngọt thần diệu, hay một vấn đề giễu cợt tài tình, chúng tôi cười thắt cả ruột, cười đau cả bụng. Thế rồi có khi vì sướng quá, có khi vì mệt quá, có khi vì chán đời quá, chúng tôi không ngủ nữa, nửa đêm kéo nhau đi ăn, đi hút, đi hát và thường thường đi hát như thế, chúng tôi không trở về nhà báo nữa, ở luôn cô đầu, ở nhà này vài đêm, nhà kia vài đêm, viết bài luôn tại chỗ, rồi đưa tùy phái đem về nhà in xếp chữ, “mi” lấy và in luôn, không cần “bon à tirer”…

… Kết cục, lần lượt chúng tôi nhận được ba trát đòi ra tòa hầu kiện. Cố nhiên, chúng tôi phải thua. Theo luật, Vịt Đực phải nộp tiền phạt trước mới có quyền chống án. Mà tiền thì dù lúc ấy chỉ cần độ một ngàn đồng, bói đâu ra? Thành thử án lịnh ban hành, chúng tôi biết ngay là báo sẽ chết và phải chết. Tuy nhiên, còn sống ngày nào chúng tôi cứ viết toáng lên cho sướng thần khẩu ngày ấy.

Vụ liều chót của Vịt Đực là vụ chơi Đề Đốc Terreau, liên quan tới vụ tàu Phoenix bị chìm ở ngoài khơi Bắc Việt. Mục đích làm to vụ này là định dọa chính phủ thực dân hồi đó, để bù lại, họ đứng ra dàn xếp cho xong vụ án “Vịt Đực – Bảo Đại”, hầu mua lấy sự im lặng của chúng tôi. Nhưng thực dân cứ áp dụng hành động quyết liệt: bắt quản lý và chủ nhiệm Vịt Đực, giam cầm hơn một tháng. Trong khi ấy, chúng tôi hết hạn nộp tiền để chống án. Vịt Đực phải tự đóng cửa sau năm mươi hai số đả kích không thiếu mặt nào trong xã hội Bắc Kỳ, làm cho nhiều người thích thú, nhưng đồng thời cũng gây ra không biết bao nhiêu kẻ thù lúc nào cũng vái Trời vái Phật cho Tây đóng cửa Vịt Đực sớm ngày nào hay ngày ấy…

Trước năm 1975 ở Sài Gòn mục Ao Thả Vịt của Kha Trấn Ác (bút hiệu của Chu Tử - chủ nhiệm - lấy nhân vật trong Kha Trấn Ác trong Anh Hùng Xạ Điệu) xuất hiện mỗi ngày trên nhật báo Sống gây nhức đầu cho Phủ Đầu Rồng và quan chức cao cấp… cho đến ngày báo bị đóng cửa.

Ao Thả Vịt lấy tin thật nhanh rồi “chuyện trong nhà chưa rõ, ngoài ngõ đã hay”, ATV đối đầu cả hai bên chính quyền và Mặt Giải phóng Miền Nam Cũng, ông bị mưu sát gần nhà, bị trúng đạn nhưng thoát chết, thủ phạm là Huỳnh Văn Long của MTGPMN, gây xôn xao, hoài nghi… sau nầy họ thừa nhận.

Có lẽ ảnh hưởng từ danh xưng hai tờ báo Le Canard Enchaîné và Vịt Đực nên loại tin tức nầy gọi là Tin Vịt cho dễ hiểu.

… Tu Chính Án Thứ Nhất (the First Amendment) được đưa ra vào năm 1789 và phê chuẩn vào năm 1791 trong Hiến pháp Hoa Kỳ, thường được gọi tu chính án về tự do ngôn luận (freedom of speech), có lẽ là tu chính án quan trọng nhất trong các tu chính án của Hiến Pháp Hoa Kỳ vì nó bảo vệ quyền căn bản nhất của công dân trong một quốc gia và của con người: quyền tự do ngôn luận; tự do phát biểu ý kiến; hoặc tự do diễn tả, biểu hiện ý tưởng; quyền tập hợp ôn hòa. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ qua nhiều phán quyết quan trọng dần dà nới rộng quyền tự do ngôn luận trên nhiều khía cạnh, đặc biệt bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dân trong việc chống đối chính quyền.

Chỉ trích chính quyền hoặc viên chức chính quyền thường nhắm vào chính sách nào đó của chính phủ hoặc một hay nhiều cá nhân là viên chức trong chính phủ. Nhiều khi chỉ trích chính quyền được diễn tả qua sự hài hước hoặc chế giễu. Một trong những nét đặc sắc của chính trị Hoa Kỳ là sự thịnh hành việc người dân chỉ trích, chế giễu, hoặc nhạo báng chính quyền, nhất là cấp lãnh đạo quốc gia như Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu… trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền thanh và truyền hình. Tại Hoa Kỳ, chỉ trích chính quyền và ủng hộ các ý tưởng không thịnh hành, mà người ta có thể coi là chướng hoặc đi ngược lại chính sách công, hầu như luôn luôn được cho phép…

Dựa vào Tu Chính Án Thứ Nhất, giới truyền thông Hoa Kỳ, vô hình chung trở thành “quyền lực đen” mà từ trước đến nay hầu hết các vị dân cử né tránh cuộc “đụng độ” vì sợ “lây ông tôi ở bụi nầy” bị xì ra trước công luận.

*

Phỉ Báng & Mạ Lỵ

Bài viết của LS Lưu Nguyễn Đạt “Báo Chí & Hiện Tượng Phỉ Báng Mạ Lỵ Tại Hoa Kỳ:

“Phỉ báng (libel) là những phát biểu bêu xấu, có thể trông thấy được, dưới hình thức văn bản, ấn loát, hình ảnh, phim ảnh. Còn mạ lỵ (slander) là những lời lẽ bêu xấu đã xuất khẩu và có người nghe được.

Phỉ báng và mạ lỵ là những sai phạm (torts/civil wrongs) trong việc phổ biến tin tức thất thiệt làm thiệt hại tới danh dự, nghề nghiệp, uy tín và tinh thần của một người trở thành nạn nhân của những sai phạm đó.  Luật pháp coi phỉ báng và mạ lỵ cùng một thành tố sai phạm như nhau.

Tại Hoa Kỳ hằng năm có cả hơn trăm vụ kiện về phỉ báng mạ lỵ, thì trong 75% các vụ kiện đó, bồi thẩm đoàn quyết định cho nguyên đơn được bồi thường cả triệu Mỹ kim. Nhưng khi có kháng cáo, thì các nhà báo bị kiện thường được tha bổng hoặc được giảm bớt số tiềm bồi thường. Lý do là tại tòa sơ thẩm địa hạt, bồi thẩm đoàn thường không mấy thông thạo về luật pháp, nên đã ứng dụng sai luật phỉ báng mạ lỵ khi cho nguyên đơn hưởng bồi thường quá dễ dáng, hoặc quá nhiều. Căn cứ vào những sơ hở kỹ thuật đó, luật sư bên bị đơn (phóng viên, toà soạn) có cơ sở để xin phúc thẩm và thắng kiện lại…

Hậu quả là những vụ kiện về phỉ báng mạ lỵ thường gây ra những sự xáo động mù mờ, vừa mất thì giờ tố tụng tranh cãi, vừa tốn kém nhiều tiền bạc, mà đôi khi kết quả lại bất giải, hoặc phải giải quyết ngoài pháp đường.  Cũng có dư luận cho rằng Tu Chính Án Thứ Nhất chỉ bênh vực giới báo chí mà không bênh vực nạn nhân của quyền lực thứ tư này, khi họ lạm quyền.

Chỉ những cơ sở truyền thông lớn như CBS, New York Times mới dư thừa tài chính để đương đầu với những vụ kiện về mạ lỵ phỉ báng, còn những nhà báo hoặc cơ sở truyền thông nhỏ cảm thấy rất khó khăn khi bị thưa kiện trong những vụ tương tự. Do đó, luật lệ chế tài phỉ báng mạ lỵ có hiệu ứng đòi hỏi nhà báo phỏng vấn và tường thuật tin tức một cách thận trọng, kỹ lưỡng hơn, giúp độc giả hiểu biết rõ rệt, đúng mức về tình hình thời cuộc liên quan tới đời sống chung quang họ.

Đó cũng là cơ hội để giới báo chí nói chung tự kiểm và phối hợp lương tâm nghề nghiệp với đà tiến hoá của nền dân chủ hiện đại, mỗi lức tăng trưởng và cải tiến để khỏi tự hủy”…

Những cơ sở truyền thông nổi tiếng của Hoa Kỳ đều ở trong tay những nhà trọc phú, có đội ngũ luật sư hùng hậu và dựa vào Tu Chính Án Thứ Nhất để để hành xử nên khi xảy ra đáo tụng đình thì phần nhiều tai qua nạn khỏi.

Với cộng đồng thiểu số, không nên bắt chước truyền thông nổi tiếng của bản xứ, cầm bút không phải là người “thế thiên hành đạo” và cũng không phải là vị phán quan… nên dễ bị thua khi đáo tụng đình. Khi hung thủ giết người, có nhân chứng, có hình ảnh nhưng vẫn gọi là nghi can, nghi phạm, sau bản án của tòa mới gọi là tội phạm. Thủ thuật viết phải biết lách, nếu dũng chữ “nghi” hay cuối câu có dấu hỏi chấm (?) coi như nghi vấn sẽ không còn ở thể khẳng định thì tránh được rắc rối. Cứ gọi nôm na là Tin Vịt để bàn dân thiên hạ phán xét, chết thằng Tây nào đâu?

Ngày nay sức mạnh lan truyền của Internet, nếu khác nhau lãnh thổ, có xảy ra phỉ báng, mạ lỵ… đành ngậm bồ hòn vì “con kiến mà kiện củ khoai” nhưng vớ vào đó mà xử dụng trên cơ sở truyền thông thì lãnh đạn.

Từ Fane News đến Báo Lá Cải nêu trên được trích dẫn từ các nguồn tin và các bài viết liên quan đến đề tài nầy để phác họa hình ảnh tổng quát mà trong quá khứ và hiện tại đang quan tâm.

Nhớ lại bài học hơn nửa thế kỷ về trước khi ở quân trường về tuyên truyền có trắng, đen và xám. Thành ngữ ta có câu “lộng giả thành chân” của lối tuyên truyền xám nầy mà ngày nay trên truyền thông và chính trường ở thời đại văn minh cũng bắt chước người xưa. Trong thất tình “hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục” và trong lục dục “nhãn dục, nhĩ dục, tỷ dục, thiệt dục, thân dục, ý dục” nó như chiếc vòng kim cô bao quanh con người, có mấy ai thoát khỏi? Đã ở trong vòng lẩn quẩn nầy thì mọi chuyện trên đời có thể xảy ra nên cuối cùng thi hào Nguyễn Du khuyên “cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa” nên mọi chuyện như hút xong điếu thuốc (tôi vừa nhớ nhà châm hết gói thuốc cho bài nầy) lá nào cũng là lá… giả nào cũng là giả, mũi, ngực, mông giả… càng hấp dẫn thì tin giả không lôi cuốn sao được. Sống trên đời có giả nào ngon hơn… giả cầy!

 

Little Saigon, April 01, 2024

Vương Trùng Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đêm hội ở Phan Sơn - Lê Thanh Hùng

    Đêm hội ở Phan Sơn                                              Tặng anh K’Bé Em gái K’ho, cõng chiều qua núi Nắng nhảy ngập ngừ...