Thứ Năm, 31 tháng 10, 2024

Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư - Doãn Cẩm Liên

 và khi về ngồi dưới những gốc nho biển ...


Đọc Trịnh Y Thư là đọc một nghệ thuật viết tiểu thuyết vừa siêu hình vừa hiện thực. Nó thực thực hư hư đầy bất ngờ ở những bước ngoặt tình tiết. Độc giả thoạt thấy câu chuyện là như vầy, nhưng đoạn sau nó lại mở ra một cảnh mới, nhân vật cũ mà cảnh thì khác. Lối sắp xếp câu chuyện, dàn cảnh như trong phim trường. Tác giả dẫn dắt khán giả như đang xem một cuốn phim mà nhà đạo diễn đổi cảnh quay, đổi đề tài, đổi tâm tính mà vẫn luôn giữ khán giả ở lại với nhân vật của truyện, của con người Việt Nam trong suốt ba cuộc bể dâu.

ÁO LỤA - Chu Vương Miện

nhà thơ Chu Vương MiệnCHU VƯƠNG MIỆN

 

 

ÁO LỤA


ngày em áo lụa Hà Đông

ngày em váy ngắn mà không quên quần

nõn nà em hở đôi chân

đeo đôi guốc mộc phong vân mấy ngày

nhà quê trâu kéo cái cày

ngày nay ngươì vơí cái cày kéo nhau

gái ngoan kéo rốc sang Tàu

biên cương cửa khẩu Quảng Châu Loan à ?

vàng vòng của quí nhà ta

theo nhau sang tuốt xứ Hoa mua đồ

đem vàng đi đổ sông ngô

tay không về lại toàn tơ vơí mành

ngày xưa áo lụa Hà Đông

bây giờ sóng dậy Hải Nam mất rồi

còn chăng cái búa taì xồi

còn đây trơ mấy cái nồi đồng thau

 

EM 

 

giết nhau chẳng bởi gươm dài

giết nhau bằng nụ hoa nhài chết chưa ?

tưỏng rằng thuyền đã neo bờ

không ngờ thuyền đã ù ơ phương ngươì

để tôi lòng dạ rối bơì

hết mong lại ngóng cất lời nỉ non

dầu cho sông chả chở thuyền

thuyền phơi trên cạn vẫn còn trơ trơ

em mờ ơi hỡi em mờ

hình như em vẫn mần thơ đấy à ?

 

GIÓ ĐƯA

 

cây ngô đồng không trồng mà mọc

gái chưa chồng không chọc cũng theo

[ ca dao ]

gió đưa buị trúc cái vèo

bao nhiêu vàng lá rơi theo mặt hồ

tình đơì xưa dơì Ngô về Thục

tình bây giờ Tây Vực về Hoa

chất chồng nuôi những oan gia

hình như kẻ cắp bà già hạp nhau

ngâm cung oán vừa đau vừa đáu

bụng dạ này không nấu mà đau

nhìn lên nào thấy chi đâu ?

bao nhiêu con ghệ qua Tàu hết trơn

ưà thì trách thờn bơn méo miệng

ừa thì là con lợn dồi ngon

bao năm liệu có vuông tròn

hay là ngậm bát bồ hòn mà câm ?

kiếp nhi nữ sinh nhầm nước nhỏ

thế thơì thôi gian khổ bao quanh

biết bao phiên chợ cởi trần

biết bao cái cảnh Thúy Vân Thúy Kiều

1 liều 3/7 cũng liều


Chu Vương Miện

(Tác giả gởi)

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2024

Sừng Sững Nhất Linh - Trần Yên Hòa

 

Tác phẩm cuối cùng của nhà văn Nhất ...

Nhà Văn Nhất Linh
 

Lớp tuổi của chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên trong những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ trước, được cắp sách đi học đến bậc trung học, chắc có lẽ ai ai cũng biết đến ông, nhà văn Nhất Linh, người sáng lập Tự Lực Văn Đoàn, nhà hoạt động cách mạng và chính trị Nguyễn Tường Tam. Hình ảnh của ông là biểu tượng cho một ước vọng tuổi trẻ - tuổi thanh niên lúc bấy giờ: Đó là khát vọng yêu nước, tự nguyện dấn thân làm cách mạng, chống thực dân Pháp, chống độc tài, giải phóng dân tộc, và thêm nữa, đổi mới hoàn toàn nếp sống cũ, nếp sống hủ lậu, nô lệ, của phong kiến, của thực dân. Thế hệ chúng tôi may mắn là có ông. Tôi khâm phục và kính trọng. Và tôi tôn ông làm thần tượng.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

Ước vọng - Huỳnh Liễu Ngạn


 

 

 Ước vọng

nửa đêm về sáng

chợt thức giấc

khi thấy một dòng sông chảy ngang qua đầu

thấy bóng mẹ ngồi trên đám mây

và lá rơi đầy mặt đất

 

đã ba bốn hôm nay

ngoài công việc thường ngày

tôi hay mơ về một kiếp khác

mà lúc nghỉ tay

không làm sao

đón được ngọn gió vào lòng

để gởi gắm chút tình bay theo gió

 

ngày mai lại rằm

chẳng biết có dòng sông nào 

chảy ngang qua đầu nữa không

nếu không

tôi sẽ thắp lên trời một ước vọng

cho mây trắng

đừng đưa mẹ tôi đi xa nữa.

16.10.2024

 

VÉN TÓC CHỔ NÀO

 

anh trở lại vườn cam thêm mấy bữa

gió trên cành gió thổi nhẹ đong đưa 

mùi hương ấy mùi hương đầy ủ rủ

cả hồn anh cả trí não đong đưa 

 

còn cả buổi cả chiều còn cả tối

một mình anh khờ khạo một mình anh

sao bữa ấy em nghiêng đầu tránh né

đụng mây trời như nhè nhẹ mong manh

 

đụng mây trời thấy môi em vừa hé

vòm chân mày thăm thẳm của sương che

anh nhặt lại chút tình xưa nhỏ bé

sợ mây trời thổi nhè nhẹ xuống khe

 

không hiểu nữa thật tình anh không hiểu 

cả vườn cam em vén tóc chổ nào

mong gặp được sợi tóc rơi lúc ấy

bởi tay anh đã vô ý lọt vào.

10 tháng 12/2019

 

HAY LÀ EM

ĐÃ MÙA THU

 

làm sao có một chân trời

đem em về với cõi đời hoang sơ

hay là rồi cũng giấc mơ

tan trong vô vọng bài thơ sai vần

có chăng một khắc phù vân

thả em về với vô ngần chiêm bao

Thay là như những vì sao

để hoang vu lại tan vào hoang vu

hay là em đã mùa thu

hay là em đã sương mù với tôi.

 

Huỳnh Liễu Ngạn  

Bây Giờ, Ở Đâu? - Ngô Nguyên Dũng

 Ngô Nguyên Dũng - Tủ Sách Trẻ

"Có bao giờ em hỏi
Quê hương mình ở đâ
u…"
("Bấy Giờ, Em Ơi", thơ Duyên Anh)

Một sáng tháng năm, trời giăng mây, chúng tôi vừa tới thì mưa rơi. Lâm râm một lát, rồi ngưng.  

Văn Thánh Miếu tỉnh lỵ nằm trong một công viên cây cảnh cắt tỉa gọn gàng, cạnh con kênh ốm của dòng Cổ Chiên. Nước lớn mấp mé bờ. Dăm ba giề lục bình trôi biếng nhác. Dãy nhà bên kia sông chênh vênh cao thấp, mái ngói cũ, ngó tựa bức tranh vụng về bày bán vỉa hè. Thành phố quê Nam nầy là quê ngoại của tôi. Trở lại lần này sau chiến tranh và hơn nửa thế kỷ xa quê hương, tôi bùi ngùi nhận ra những dòng sông, những con đường, những đồng lúa lấp lánh màu nắng nhiệt đới trong ký ức đã không còn như xưa. Tất cả đã thay đổi, như có ai vung tay xóa sạch, rồi sắp xếp lại một cách vụng về.   

TÁC PHẨM CÒN LẠI - Nguyễn Trường

 tranh NGUYEN DINH THUAN

tranh nguyễn đình thuần

 

Đối với người xa quê, cứ đồng hương là thân nhau rồi, hà huống lại là nhà văn.

Thường các nhà văn rất thích gặp nhau, có thể bàn với nhau những dự định sáng tác, động viên nhau khám phá thi pháp mới. Thân hơn nữa, đọc bản thảo của nhau, góp ý để sửa chữa tác phẩm tốt hơn, hay hơn... Tôi viết rất chậm, ba bốn tháng mới viết được một truyện ngắn. Còn Nguyễn Anh thì ngược lại, chỉ vài tháng đã có tiểu thuyết gáy dày như hòn gạch. Bao giờ viết xong anh cũng in ra, đóng thành tập, có bìa giả như một luận văn tiến sĩ, đưa tôi đọc, nhờ góp ý. Tiểu thuyết của anh là loại tình cảm xã hội nên hấp dẫn, tôi đọc một hai bữa là xong mà không thấy quá vất vả. Mới có mấy năm anh đã có hơn năm mươi đầu sách. Tác phẩm ra ào ạt nhưng anh vẫn chưa nổi tiếng trên văn đàn. Trong giới viết lách chẳng mấy người biết đến Nguyễn Anh. Có lần ngà ngà hơi men anh nói:

Mượn Dấu Thời Gian - Song Thao

Họa sĩ Phan Nguyên (bên phải) và Song Thao (Montreal, 08/2019)

Thời gian là thứ được người ta ví như vó câu, vụt một cái là biến mất, chẳng bao giờ trở lại, có muốn níu cũng vô ích. Họa sĩ Phan Nguyên không dại chi mà níu, anh ghi lại rồi mặc cho nó sổng ra chạy đi. Tôi muốn nói tới anh, một người đã âm thầm lưu giữ những mảnh vụn thời gian của giới văn học nghệ thuật bằng cách ghi lại trong “Mượn Dấu Thời Gian”, tên tiếng Pháp là “Emprunt Empreinte”. Anh tâm tình: “Là một “sân chơi” rất riêng của Phan Nguyên từ khá lâu với giới văn nghệ sĩ, thân hữu gần xa, trong và ngoài nước, không phân biệt tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến gì cả, miễn là họ đã có những tác phẩm hay, đẹp để lại cho đời và cho thế hệ mai sau, miễn là họ đã đóng góp cái phần tinh túy nhất của con người, của chính mình cho văn học nghệ thuật Việt Nam hay thế giới nói chung”.

THUỞ XA NGƯỜI - Nguyễn Vũ Sinh

 Nguyen Trung | Widewalls

 tranh nguyễn trung
 
 
THUỞ XA NGƯỜI 

Màu nắng hanh vàng tỏa lan xa
Lung linh như một dải lụa ngà
Dáng người đi qua trên hè phố
Tà áo vờn bay sắc hoàng hoa.

Môi hồng thầm hát khúc tâm ca 
Thánh thót ngân vang lời thanh nhạc 
Góc phố xưa bây giờ đổi khác 
Nhớ hàng me già con đường quen.

Ngọn gió thu phong mới vừa sang 
Chưa mùa đông nghe lòng chớm lạnh 
Nhớ quê nhà trăng tròn vành vạnh 
Bên song thưa rơi chiếc lá vàng.

Khi ngày về nắng ấm miên man
Từ khơi biển lan trên phố thị
Dòng ký ức lưu bao suy nghĩ 
Một thời kỷ niệm thuở xa người.
 
(Diên Khánh-22-10-2024)
 
 
NHÃ KHÚC

Đừng hỏi anh, hạnh phúc là gì
Khi tiếng lòng nào phải vô tri
Con tim hòa nhịp luân lưu máu
Thanh thoát âm vang tiếng nhạc thi.

Môi thơm dư vị thật ngọt ngào
Cõi lòng rung động ái ân trao
Dáng hoa cồn ngực non vừa nhú
Đôi trái xuân thì nét thanh cao.

Đừng hỏi anh, hạnh phúc là gì
Khi phúc hạnh chứa điều giản dị
Tưởng đơn giản như hằng suy nghĩ
Gắn kết bền lâu đến trăm năm.

Bờ vai gầy phảng phất hương trầm
Dù nay mái đầu màu tóc bạc
Môi thầm hát những lời nhã nhạc
Tiếng của lòng ta, tiếng trăm năm.
(Diên Khánh-18-10-2024)
 

Nguyễn Vũ Sinh 
(Tác giả gởi)

Biển dâu tôi - Trần Yên Hòa

  tranh nguyễn trung   Biển dâu tôi   Ơi rừng xanh kia còn đó hay không? Hay cũng biến thành sông, thành suối Ơi núi non kia cò...