Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

CUỘC CÁCH MẠNG 1/11/1963 - Vũ Ngự Chiêu

Vài hình ảnh của Cách Mạng 1-11-1963 trên tờ báo LIFE cho thấy phản ứng dân  chúng như thế nào trước sự kiện lịch sữ này | Quảng Ngãi Nghĩa Thục


Thứ Sáu, 1/11/1963:

* 00G00: Ranh giới mới của hai quân khu III & IV bắt đầu có hiệu lực.

Khu Tiền Giang và Sư đoàn 7 thuộc về Quân khu III của Tôn Thất Đính.

* SÀI-GÒN, 7G30 sáng: Đôn liên lạc Trung tâm Huấn luyện Quang Trung (Mai Hữu Xuân) và Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức (Đại tá Lam Sơn) để mang sinh viên sĩ quan (khoá 15) về Sài Gòn.

- 8G30 sáng: Đính điện thoại cho Đôn, cảnh cáo hãy coi chừng Khiêm.

Một lúc sau, Khiêm tới nói đã lấy dầu nóng bôi vào mắt để giả khóc, yêu cầu Đính đừng đảo chính, hầu thử lòng Đính.

- Đính, mới từ Đà Lạt về, vào trình diện Diệm.(?)

Được giao nắm lại QĐ III. Diệm và Nhu cho lệnh Đính bắt giữ Nguyễn Hữu Có. (Đính 1998, tr. 441) [Xem thêm 4/11/1963]

- 10G00: Diệm tiếp kiến Đô đốc Felt và Lodge [cho tới 11G15].

* CÀ-MAU: Từ khoảng 11G00, Huỳnh Văn Cao phải tiếp một phái đoàn Ngũ Giác Đài Mỹ từ Sài Gòn xuống, do Tướng York hướng dẫn. (Cao 1992:109-110)

<!>

Sau đó, bay về Cần Thơ.

* SÀI-GÒN, - 11G15-11G35: Diệm nói với Lodge sẵn sàng thảo luận về những gì Mỹ muốn Diệm phải làm.

Theo Lodge, Diệm cô đọng những gì đã nói với McNamara, Taylor, Lodge và Harkins ngày 29/9/1963 [TL 158]: Nhân viên CIA cấp thấp đầu độc không khí bằng cách loan tin đảo chính. Một trong các nhân viên này, Hodges, mới đây nói với Bộ Tham Mưu rằng chính phủ đang tổ chức một cuộc biểu tình trước tòa đại sứ. Nếu vậy, hạm đội số 7 sẽ đổ bộ. Diệm nói rằng Hodges biết nhiều hơn cả Diệm, và kẻ thù sẽ lợi dụng những tin đồn đó. Ngày 23/10, tìm thấy trên hai tử thi Việt Cộng kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn nếu có đảo chính.

Việc chính phủ Mỹ tạm ngưng viện trợ gây thiệt hại cho nỗ lực chiến tranh và các binh sĩ Ấp Chiến Lược.

Mỹ hoàn toàn sai lầm khi ngưng viện trợ cho LLĐB. Chính Bộ TTM đã trực tiếp điều động LLĐB tấn công các chùa ngày 21/8/1963, sau khi các Tướng cao cấp đã trực tiếp nói với Diệm việc này cần thiết. (Tel 854, Priority, 17G00, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991)  p 515 [TL 261])

[Vẫn theo Lodge, từ sáng sớm, dinh Gia Long đã yêu cầu Lodge cho Diệm gặp riêng trong khoảng 15 phút sau buổi tiếp kiến Đô Đốc Felt. Ngay sau khi Felt rời phòng tiếp tân, Diệm nói với Lodge:

 (1) Các nhà sư—do các nhân viên Mỹ xúi dục—đã gặp Ủy Ban Điều Tra LHQ và thú nhận rằng họ bị Mỹ "thuốc" (intoxication). Một sư tuyên bố đương sự đã ngụy tạo tài liệu; một sư khác thú nhận chính mình đã tung tin sẽ có đảo chính, và tiết lộ một số tên nhân viên Mỹ. Ủy Ban LHQ muốn có những tên người Mỹ này, nhưng Nhu không tiết lộ. VNCH không muốn giặt chăn bẩn trước công chúng.

[Nha CS miền Bắc TNTP báo cáo về sự can thiệp của Mỹ “để khuynh đảo chính phủ.” Lời khai của Thiện Siêu, Thiện Minh, Chánh Lạc, Lê Khắc Quyến, Vĩnh Kha, Trần Công Thọ, Tôn Thất Kỳ; TTLTQG 2 (TP/HCM), PTT/Đ1CH, HS 8502].

(2) Diệm còn tiết lộ  có một số sinh viên, học sinh làm việc với Cộng Sản dự định ném lựu đạn và chất nổ vào phái đoàn LHQ. Vì vậy Diệm phải đóng cửa các đại học. Nhưng từ từ các trường sẽ mở cửa trở lại sau khi phái đoàn LHQ rời nước.

(3) Diệm lập lại những điều tuyên bố với Felt, rằng LLĐB đã đặt dưới quyền điều động của Bộ TTM. Tướng Harkins là một người tốt, nhưng một số phụ tá của ông ta không được ưa thích; đặc biệt là Trung tá Paul Vann.

(4) Về việc cải tổ chính phủ, biết đưa ai vào chính phủ? Bất cứ lúc nào Diệm đề cập đến vấn đề này, chẳng ai đưa ra được những tên xứng đáng. Hơn nữa, còn vấn đề thời điểm rất quan trọng. Diệm dự định sẽ cải tổ chính phủ khi hợp thời (at the proper time).

(5) Diệm nói rằng nếu Lodge có mặt ở Oat-shinh-tân, hãy hỏi Colby và Nolting về Nhu. Nhu không ưa quyền hành, nhưng có tinh thần cởi mở và luôn luôn có những lời khuyên tốt cho những ai muốn hỏi ý kiến. Mỗi khi gặp khó khăn, Nhu luôn luôn tìm ra một giải pháp. Colby từng nói với Diệm rằng thật không tốt khi cứ để Nhu sống trong tháp ngà, thay vì phải xuất đầu lộ diện nhiều hơn. Nolting cũng đồng ý. Vì áp lực của họ mà Nhu đã xuất đầu lộ diện trước công chúng. Nhưng dân chúng lại cho rằng Nhu muốn tranh đoạt quyền hành, và tiếng xấu lại bắt đầu.

(6) Khi Lodge đứng dạy cáo từ, Diệm nói: Làm ơn nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là một đồng minh tốt và thẳng thắn [good and frank ally]. Tôi muốn bộc trực và giải quyết các vấn nạn bây giờ hơn là nói về chúng sau khi chúng ta đã mất tất cả. (Câu này giống như đề cập đến cuộc đảo chính có thể xảy ra). Nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi nghiêm túc ghi nhận những đề nghị của ông ta và muốn thực hiện chúng nhưng chỉ còn vấn đề thời điểm (timing).

Lodge bảo Diệm rằng những lời đồn về việc ám sát Lodge không làm cho lòng ngưỡng mộ và tình bạn với Diệm hay Việt Nam bị ảnh hưởng. (Tel 841,  Priority, 15G00, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991)  pp 516-517 [TL 262])

(Tels 841,  Priority, 15G00, & 854, Priority, 17G00, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991)  [TL 199]) pp 516-17 [TL 262], & 514-15 [TL 261]) (McNamara, In Retrospect, (1995), p 82-3.

Một số viên chức Mỹ, kể cả Colby, cho rằng Lodge phải gửi CĐ 841 theo lối FLASH. Honorable Men, (NY: 1978), p. 215; Lost Victory, (1989), p 153.

Colby: “Minh’s action was typical of him—shortsighted, self-interested, and wrong.” (Lost Victory, (1989), p 154)

- 11G30: André Đôn ra phi trường tiễn Đô đốc Felt. 12G00:  Đôn trở về Bộ Tổng Tham Mưu, mọi người đã tề tập đông đủ.

"Big" Minh cho biết đã ra lệnh đảo chính sớm hơn vì Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh Hải Quân, đã bị giết ở Thủ Đức.

- 13G30: Cuộc đảo chính bắt đầu.

Lê Quang Tung (Tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt), Cao Văn Viên (Tư lệnh Dù), Lê Nguyên Khang (Tư lệnh TQLC), Chỉ huy trưởng Dân Vệ, Trân Văn Tư (Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đô thành) bị cầm tù trong Bộ Tổng Tham Mưu vì phản đối. Tại Tân Sơn Nhất, Trung tá Nguyễn Cao Kỳ yêu cầu Đại tá Huỳnh Hữu Hiền đầu hàng. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) [TL 253])  )

- 13G45: Đôn điện thoại cho Tướng Stilwell, thông báo bắt đầu làm đảo chính. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) tài liệu 251)

- 14G00: Quân đảo chính, gồm 2 tiểu đoàn Dù, 2 tiểu đoàn TQLC và 30 thiết giáp, chiếm lĩnh hầu hết các cơ sở quan trọng: Ty bưu điện, đài phát thanh, Tổng nha Giám đốc Cảnh Sát, phi trường, Bộ Tư lệnh Hải quân, v.. v...

- 15G00: Sư đoàn 5 của Nguyễn Văn Thiệu cùng chiến đoàn Vũng Tàu (gồm 1 tiểu đoàn Dù, 1 Trung đoàn của Sư đoàn 7 [5?] và một số chiến xa của Trường Thiết Giáp) từ Vũng Tàu kéo về, bao vây Dinh Gia Long và Thành Cộng Hoà.

Lâm Văn Phát tình nguyện xin chỉ huy chiến đoàn Vũng Tàu Đính chấp thuận.

- 15G15: Hai chiến đấu cơ AD-6 xuất hiện trên không phận Sài Gòn, khoảng 10,000 bộ.

- 15G30: Diệm điện thoại cho André Đôn, được Đôn thông báo tin đảo chính; và yêu cầu lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng.

Nhu và Diệm cố gắng liên lạc với Đính, nhưng không có hồi âm.

- 15G30: Giao tranh gần Dinh Gia Long.

Pháo binh SĐ 5 cũng pháo kích liên tục thành Cộng Hòa, do Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống trấn giữ.

- Từ Bộ TTM, Conein báo tin Dinh Gia Long gửi công điện cho SĐ 21, QĐ II và I, cho biết đang có đảo chính, nhưng những kẻ phản loạn đã bị bắt giữ. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) [TL]) 511)

- 16G00: Nguyễn Cao Kỳ cho lệnh hai phi cơ khu trục T-28 bắn hoả tiễn vào Thành Cộng Hoà.

[Khoảng 17G00, các binh sĩ đồn trú đầu hàng].

-  Lodge báo cáo các tướng lãnh từ chối giao tối hậu thư trực tiếp cho Dinh Gia Long, và nhờ Tòa Đại sứ giúp sức.

Lodge dự định nhờ đại diện Roma làm trung gian. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) [TL 256])

- 16G30: Hội đồng Cách Mạng phát thanh lời hiệu triệu.

- Diệm gọi điện thoại cho Lodge, yêu cầu cho biết lập trường của Mỹ.

Diệm: Vài đơn vị đang làm loạn và tôi muốn biết: Thái độ của nước Mỹ ra sao?

Lodge: Tôi không cảm thấy được thông báo đầy đủ để có thể trả lời ông. Tôi nghe tiếng súng, nhưng tôi không biết rõ mọi dữ kiện. Vả lại bây giờ là 4 giờ rưỡi sáng ở Washington và chính phủ Mỹ khó thể có một quan điểm.

Diệm: Nhưng ông phải có một ý chung chung nào đó. Quan trọng nhất, tôi là chủ một nước. Tôi đã cố gắng thi hành bổn phận của mình. Tôi muốn làm những gì mà bổn phận và lẽ thường tình đòi hỏi. Tôi tin tưởng ở bổn phận trên hết.

Lodge: Chắc chắn ông đã làm bổn phận của ông. Như tôi đã nói với ông sáng nay, tôi ngưỡng mộ lòng can đảm và sự đóng góp lớn lao của ông với đất nước ông. Không ai có thể lấy đi những điều tốt ông đã làm. Bây giờ tôi lo ngại cho sự an toàn thể xác ông. Tôi được báo cáo rằng những người cầm đầu đề nghị cho ông và em ông an toàn rời nước nếu ông từ chức. ìng đã nghe chưa?

Diệm: Chưa. (Rồi sau một lúc ngập ngừng) Ông có số điện thoại của tôi.

Lodge: Vâng. Nếu tôi có thể giúp gì cho sự an toàn thể xác của ông, xin gọi tôi.

Diệm: Tôi đang cố tái lập trật tự. (Tel 860, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG;  FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) p 513 [TL 259]);

Department of State, John M. Dunn, Memorandum for the Record, November 1, 1963; Gerald R. Ford Library: Gerald R. Ford Papers: National Security Adviser's Files: NSC Convenience File, box 6, folder: Henry Cabot Lodge, inc. Diem (2); United States-Vietnam Relations, 1945-1967, (1971) Bk 3, pp 57-58)

This document records President Diem's last phone conversation with Ambassador Lodge. Diem asks what is the attitude of the United States toward the coup plot and Lodge replies, disingenuously, that he does not feel well-enough informed to say what the U.S. position actually is.

Kennedy loyalists and administration participants have argued that the President had nothing to do with the murders, while some have charged Kennedy with, in effect, conspiring to kill Diem. When the coup did begin the security precautions taken by the South Vietnamese generals included giving the U.S. embassy only four minutes warning, and then cutting off telephone service to the American military advisory group.

The weight of evidence therefore supports the view that President Kennedy did not conspire in the death of Diem. However, there is also the exceedingly strange transcript of Diem's final phone conversation with Lodge on the afternoon of the coup, which carries the impression that Diem is being abandoned by the U.S. Whether this represents Lodge's contribution, or JFK's wishes, is not apparent from the evidence available today.

http://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB101/photo.htm

 

- Các Tướng thay phiên nhau điện thoại cho Diệm.

Theo Đôn, Nhu khuyên Diệm không từ chức. Theo Lodge, điều này chứng tỏ Nhu là "một thiên tài ác quỉ trong đời Diệm." (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) p 559)

- 17G00: Tòa Đại sứ báo cáo:

Theo lời Conein, các Tướng đảo chính liên tiếp gọi điện thoại yêu cầu Diệm đầu hàng.

Diệm từ chối nghe điện thoại, giao cho Nhu thương thuyết. "Big" Minh, Nguyễn Văn Là, Tám, Trần Tử Oai, và Ngọc (?), rồi Trung tá Hoàng Xuân Lãm, Trung tá Khang, Trung tá Khương đều nói chuyện với Nhu. Để uy hiếp, các Tướng bắt Tung nói chuyện điện thoại với Nhu, thông báo đã bị bắt. Sau đó, mang Tung đi giết.

Minh nói với Nhu nếu không đầu hàng trong vòng 5 phút, sẽ cho lệnh oanh tạc dinh Gia Long. Sau đó, Minh cắt điện thoại. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p [TL258])

- Diệm ra hiệu triệu kêu gọi các Tướng lãnh và quân sĩ trung thành tới giải cứu.

Không ai đáp ứng.

- 17G10: Đài phát thanh loan tin Diệm đã từ chức.

- 17G15: Minh lại gọi điện thoại cho Diệm.

Diệm gác máy, không tiếp chuyện. Đây có lẽ để trả lời cho bản tuyên cáo trên đài phát thanh. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 512n2, 533 [TL274])

- 18G25: Harkins báo cáo dân chúng kéo ra đầy đường.

Lính Mỹ được lệnh không xuất hiện trên đường phố. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) [TL 267])

- 18G53: CAS báo cáo theo Big Minh, các đơn vị bắt đầu tấn công dinh Gia Long; hy vọng chiếm dinh lúc 19G00.

Các Tướng hy vọng Mỹ sẽ công nhận chế độ mới càng sớm càng tốt. Quân đội chỉ nắm quyền vài ba ngày, sau sẽ bàn giao cho dân sự. Nỗ lực chuyển giao cho dân sự trong 1 tuần lễ.

- 20G00 [21G00?]: Diệm và Nhu được Cao Xuân Vỹ, lãnh tụ Thanh Niên Cộng Hoà (5 sao), dàn xếp ra khỏi Dinh Gia Long bằng xe hơi.

Tới tư dinh Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Dù, xin bảo vệ nhưng bị từ chối. Hai anh em Diệm-Nhu vào Chợ Lớn; tới ẩn náu ở nhà Mã Tuyên, Phó thủ lãnh TNCH (4 sao), cũng một "trùm" người Việt gốc Hoa. Sau đó, Vỹ bỏ đi gọi điện thoại (?). Mã Tuyên đưa Diệm và Nhu sang nhà thờ cha Tam. (Phỏng vấn điện thoại Huỳnh Văn Lang, 8/1999)

Theo Tôn Thất Đính, Đính, Khiêm và Đôn đã mở cho Diệm và Nhu một lối thoát để chạy khỏi Dinh Gia Long. (Đính, 1998, tr. 445) Nhưng Diệm và Nhu lại chọn nhà Mã Tuyên, nơi bị tình nghi là trung tâm liên lạc với Cộng Sản. (Ibid., tr. 443-44)

Theo Trần Văn Đôn nói với Lodge, Diệm đã trốn khỏi Dinh Gia Long, tới một địa điểm chọn sẵn trong Chợ Lớn, từ đây có thể điện thoại và liên lạc với bên ngoài. Đôn và những người chủ trương đảo chính đều muốn cho Diệm và Nhu rời nước. Bởi thế đã cung cấp thiết vận xa đón họ hầu tránh cảnh họ bị dân chúng xử tử bằng bạo lực đám đông. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 559 [TL274])

- 21G00: Pháo binh và thiết giáp đảo chính bắn phá thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long.

* CẦN-THƠ: Cao liên lạc với Hội đồng tướng lãnh. (Cao 1992, tr. 111)

- Tối: Cao ra tuyên cáo ủng hộ cách mạng. (Cao 1992, tr. 112)

* HÀ-NỘI: Đài Tiếng Nói Việt Nam nhận định:

Cuộc đảo chính do Mỹ tổ chức, một khi đã giải quyết xong Ngô Đình Diệm, muốn tăng gia sự kiểm soát miền Nam để gia tăng cường độ cuộc chiến tranh xâm lược mà chúng đã thất bại nặng nề.

* WARSAW: Có tin lãnh đạo CS Poland muốn làm trung gian hòa giải sự hiềm khích Nga Sô-Trung Cộng.

Các nhà ngoại giao Poland ở Bắc Kinh và Mat-scơ-va đã được chỉ thị xúc tiến công tác này. Có nhiều triển vọng tốt đẹp sau lời kêu gọi ngày Thứ Bảy tuần trước của Thủ tướng Khrushchev là hai phe nên ngừng những cuộc công kích. (Paul Undrewood, “Poles Try To End Soviet-China Rift;” NYT, 3/11/1963) [Xem 5/11/1963]

* BEVERLY HILLS, CA: Lệ Xuân ra tuyên cáo về tin đảo chính.

Lên án việc phản bội của Mỹ: Mỹ đã khuyến khích và đứng sau lưng cuộc nổi loạn quân sự tại Nam Việt Nam [inciting and backing the military revolt in South Vietnam]. (NYT, 3/11/1963) [Xem 5/11/1963]

Oat-shinh-tân: Họp Ban tham mưu ANQG.

Forrestal nghĩ rằng đây là một cuộc đảo chính tổ chức rất tốt. Bundy cho biết Diệm vẫn tử thủ trong Dinh Gia Long; và các Tướng chưa muốn tấn công, cho Diệm rời nước. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 518 [TL274]) 10G00-12G15 [22G00-00G15, 2/11/1963, VN]: Kennedy chủ tọa phiên họp HĐANQG. [10G55-11G29 [22G55-23G29, VN]: break để dự lễ các Thánh] Ngày 2/1/1963 mới nhận được tin Diệm chết, (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) p 533 [TL274])

10G50 [22G50]: Rusk cho Lodge biết Trí Quang có thể tự do về lại chùa.

Theo Conein, các Tướng muốn Trí Quang tham gia nội các. Tuy nhiên, BNG chỉ muốn giữ Trí Quang như cố vấn về Phật Giáo, vì sợ phản ứng của giới Ki-tô. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 519-20 [TL])

Rusk chỉ thị Lodge cố vấn các Tướng nên nhấn mạnh việc Nhu ve vãn Cộng Sản [dickering with Communists to betray anti-Communist cause] để tạo thiện cảm với dư luận Mỹ. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 521 [TL])

- 13G30: Cuộc đảo chính bắt đầu. Lê Quang Tung (Tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt), Cao Văn Viên (Tư lệnh Dù), Lê Nguyên Khang (Tư lệnh TQLC), Hoàng Xuân Lãm (Chỉ huy trưởng Dân Vệ), Trần Văn Tư (Giám đốc Cảnh sát Đô thành) bị cầm tù trong Bộ Tổng Tham Mưu vì phản đối.

Tại Tân Sơn Nhất, Trung tá Nguyễn Cao Kỳ yêu cầu Đại tá Huỳnh Hữu Hiền đầu hàng. Rồi dẫn giải qua Bộ TTM. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) [TL 253])

13G45: Đôn điện thoại cho Stillwell, Trưởng Phòng 3 MACV, là các Tướng tụ họp ở BTTM và đảo chính bắt đầu.

- 14G00: Quân đảo chính, gồm 2 tiểu đoàn Dù, 2 tiểu đoàn TQLC và 30 thiết giáp, chiếm lĩnh hầu hết các cơ sở quan trọng: Ty bưu điện, đài phát thanh, Tổng nha Giám đốc Cảnh Sát, phi trường, Bộ Tư lệnh Hải quân, v.. v...

Phạm Ngọc Thảo và Y sĩ Nguyễn Phúc Quế chiếm được Đài Phát Thanh sau 2 đợt tấn công. 16G00, Quế gọi điện thoại cho Đỗ Mậu, xin chỉ thị. Mậu chỉ thị cho phát thanh lời hiệu triệu của HĐQĐCM, nêu lý do phải làm cách mạng, kêu gọi Diệm đầu hàng sẽ được an toàn rời nước, v.. v...(Đỗ Mậu, 1993:628)

14G00: Harkins cho Lodge biết đảo chính đã khởi sự.

Không rõ đơn vị nào chiếm Tổng Nha CSCA. TĐ 3 Dù bố trí từ phi trường tới BTTM. Giao tranh tại Bộ TL/LLĐB. (DTG 010624Z Nov Critic. Tel FLASH, Harkins gửi Blake, Giám đốc NSA; (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) p 505 [TL 251])

15G00: Lodge báo cáo đảo chính bắt đầu từ lúc 13G45.

Quân đảo chính đã chiếm trung tâm truyền tin của Bộ Nội Vụ. Có lẽ là TQLC.

Ít có nổ súng ngoài đường phố.

Đại tá Tung đã bị bắt. LLĐB ngưng bắn.

Liên đoàn Phòng vệ PTT đang bố trí phòng thủ. Không có tiếng súng nổ.

Thuần, Thanh (Kinh tế), Lương (Tài chính) trong Tòa Đại sứ Italia.

103 xe chở lính vào Sài Gòn qua cầu Biên Hòa.

Tung, Viên, Khang, Tư, Hiền bị bắt ở BTTM. Đại tá Hồ Tấn Quyền bị giết.

Các Tướng gọi điện thoại cho Diệm nhiều lần, hứa cho rời nước an toàn trong vòng 1 giờ, nhưng không gọi được. Đôn nói sẽ cho đọc tuyên cáo trong radio.

Quân nhân và Mỹ kiều được lệnh không ra đường phố. (Tel 842, FLASH, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG; (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 506-7 [TL 253])

- 15G15: Hai chiến đấu cơ AD-6 xuất hiện trên không phận Sài Gòn, khoảng 10,000 bộ.

 [Khoảng 15G34]: Từ Bộ TTM, Trung tá Conein báo cáo:

Những người sau bị bắt giữ ở Bộ TTM: Đại tá Tung, GĐCS Đô thành Tư, Đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Đại tá Cao Văn Viên, Trung tá Lê Nguyên Khang, Trung tá Hoàng Xuân Lãm (Chỉ huy trưởng Bảo An-Dân Vệ). Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh HQ, bị giết. (Tel FLASH, Conein gửi Blake, Giám đốc NSA; (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 505-6. [TL 252])

Trong cuộc phỏng vấn ngày 11/10/1984 và 14/4/1984, Conein nói Nhu có âm mưu để cứu vãn chế độ Diệm: Trước hết, tổ chức một cuộc nổi dạy giả của CS, chiếm tòa đại sứ, bắt giữ các viên chức Mỹ. Sau đó, những lực lượng trung thành của Đính sẽ phản đảo chính. Nhưng Đính đã ngả theo đảo chính, tiết lộ kế hoạch của Nhu. Các Tướng bèn tương kế, tựu kế, “double bumped” Nhu. Khi cuộc đảo chính bắt đầu, Nhu vẫn tin rằng đó là cuộc đảo chính giả do Đính chủ trương.” (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 505-6,506n3) [TL 251]) (. [TL 252])

- 15G30: Diệm điện thoại cho Đôn, được Đôn thông báo tin đảo chính; và yêu cầu lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng.

Nhu và Diệm cố gắng liên lạc với Đính, nhưng không có hồi âm.

- 15G35: Giao tranh gần Dinh Gia Long.

Pháo binh SĐ 5 cũng pháo kích liên tục thành Cộng Hòa, do Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống trấn giữ. (Tel Critic 6, 1 Nov 1963, Conein gửi NSA; (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) p 511 [TL 256]).

- Từ Bộ TTM, Conein báo tin Dinh Gia Long gửi công điện cho SĐ 21, QĐ II và I, cho biết đang có đảo chính, nhưng những kẻ phản loạn đã bị bắt giữ. (Tel Critic 6, 1 Nov 1963, Conein gửi NSA; (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 511 [TL 256]).

Conein báo cáo tại BTTM có Big Minh, Little Minh, Khiêm, Kim, Lễ và Chiểu.

Một nhóm chính khách dân sự xuất hiện tại đây.

Súng nổ dữ dội ở vùng lân cận Tòa Đại sứ. Phòng không HQ bắn lên phi cơ.

Quân đảo chính đã chiếm Biên Hòa.

Các Tướng đã thu âm lời hiệu triệu, nhưng chưa phát thanh được vì một trạm phát tuyến hư. (Tel Critic 8, 1 Nov 1963, Conein gửi NSA; (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 511-12 [TL 257]).

16G00: Lodge báo cáo các Tướng từ chối liên lạc trực tiếp với Diệm để trao tối hậu thư.

Nếu Lodge muốn, Mỹ có thể chuyển tối hậu thư cho Diệm. Lodge định nhờ XLTV Khâm sứ Vatican.

Cuộc tấn công bằng không lực và bộ binh vào Thành Cộng Hòa bắt đầu. (Tel FLASH 853, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) p 510 [TL 255]).

- 16G30: Hội đồng Cách Mạng phát thanh lời hiệu triệu.

- 16G30: - Diệm gọi điện thoại cho Lodge, yêu cầu cho biết lập trường của Mỹ.

Diệm: Vài đơn vị đang làm loạn và tôi muốn biết: Thái độ của nước Mỹ ra sao?

Lodge: Tôi không cảm thấy được thông báo đầy đủ để có thể trả lời ông. Tôi nghe tiếng súng, nhưng tôi không biết rõ mọi dữ kiện. Vả lại bây giờ là 4 giờ rưỡi sáng ở Oat-shing-tân và chính phủ Mỹ khó thể có một quan điểm.

Diệm: Nhưng ông phải có một ý chung chung nào đó. Quan trọng nhất, tôi là chủ một nước. Tôi đã cố gắng thi hành bổn phận của mình. Tôi muốn làm những gì mà bổn phận và lẽ thường tình đòi hỏi. Tôi tin tưởng ở bổn phận trên hết.

Lodge: Chắc chắn ông đã làm bổn phận của ông. Như tôi đã nói với ông sáng nay, tôi ngưỡng mộ lòng can đảm và sự đóng góp lớn lao của ông với đất nước ông. Không ai có thể lấy đi những điều tốt ông đã làm. Bây giờ tôi lo ngại cho sự an toàn thể xác ông. Tôi được báo cáo rằng những người cầm đầu đề nghị cho ông và em ông an toàn rời nước nếu ông từ chức. Ông đã nghe chưa?

Diệm: Chưa. (Rồi sau một lúc ngập ngừng) Ông có số điện thoại của tôi.

Lodge: Vâng. Nếu tôi có thể giúp gì cho sự an toàn thể xác của ông, xin gọi tôi.

Diệm: Tôi đang cố tái lập trật tự. (Tel 860, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG;  (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 513 [TL 259]);

Department of State, John M. Dunn, Memorandum for the Record, November 1, 1963; Gerald R. Ford Library: Gerald R. Ford Papers: National Security Adviser's Files: NSC Convenience File, box 6, folder: Henry Cabot Lodge, inc. Diem (2); United States-Vietnam Relations, 1945-1967, (1971) Bk 3, pp 57-58)

- Các Tướng thay phiên nhau điện thoại cho Diệm.

Theo Đôn, Nhu khuyên Diệm không từ chức. Theo Lodge, điều này chứng tỏ Nhu là "một thiên tài ác quỉ trong đời Diệm." (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 539 [TL ]).

- 17G00: Cơ quan CIA Sài Gòn báo cáo:

Theo lời Conein, các Tướng đảo chính liên tiếp gọi điện thoại yêu cầu Diệm đầu hàng.

Diệm từ chối nghe điện thoại, giao cho Nhu thương thuyết. "Big" Minh, Nguyễn Văn Là, Tám, Trần Tử Oai, và Ngọc (?), rồi Trung tá Hoàng Xuân Lãm, Trung tá Khang, Trung tá Khương đều nói chuyện với Nhu. Để uy hiếp, các Tướng chĩa súng bắt Tung nói chuyện điện thoại với Nhu, thông báo đã bị bắt. Sau đó, mang Tung đi giết.

Minh muốn nói chuyện với Diệm, nhưng chỉ gặp Nhu. Minh nói nếu Diệm và Nhu không từ chức, đầu hàng trong vòng 5 phút, sẽ cho lệnh oanh tạc dinh Gia Long. Sau đó, Minh cắt điện thoại. (Tel 2 DTG, 1 Nov 1963, CAS gửi NSA; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 512 [TL258]).

Theo Conein, Minh gọi lại Diệm một lần nữa, nhưng Diệm gác điện thoại. Lúc 17G13, Minh cho lệnh oanh tạc Dinh Gia Long. (Tel 3 DTG, 1 Nov 1963, CAS gửi NSA; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 512n2 [TL258])

- 17G10: Đài phát thanh Sài Gòn loan tin Diệm đã từ chức.

- 17G15: Minh lại gọi điện thoại cho Diệm.

Diệm gác máy, không tiếp chuyện. Đây có lẽ để trả lời cho bản tuyên cáo trên đài phát thanh. (Tel 3 DTG, 1 Nov 1963, CAS gửi NSA; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 512n2 [TL258]))

18G25: Harkins báo cáo:

Chỉ nhận được tin đảo chính 4 phút trước khi khởi sự mà không phải 4 giờ. Sáng, cùng Đôn ra tiễn Felt ở phi trường, rồi đi ăn trưa. Trở về văn phòng, lúc 13G45, Stillwell báo cáo vừa nhận được điện thoại của Đôn, nói đảo chính bắt đầu. Đúng lúc này nghe tiếng súng nổ.

Không quân Việt Nam tấn công Thành Cộng Hòa. Hỏa tiễn lạc sang nhà TQLC Mỹ, nhưng vô sự. (IV:522)

Harkins nói chuyện với Lodge. Lodge cho biết mới nói chuyện với Đôn. Các Tướng đang tiếp xúc Diệm, yêu cầu Diệm từ chức. Đôn và Minh hứa cho Diệm và Nhu an toàn, và rời nước nếu họ từ chức.

Có tin Đại tá Quyền (HQ) đã bị giết sáng nay. Nhảy Dù chiếm BTL/HQ, dồn mọi người xuống tàu đưa ra cuối sông. Quân VNCH đã chiếm Ty Bưu điện và Nha Tổng Giám Đốc CSCA.

Sáng nay, Đôn nói với Felt và Harkins là sẽ chuyển 2 tiểu đoàn Dù đi Tây Ninh. Thực ra, di chuyển vào Sài Gòn. Hiện có 2 TĐ Dù, 2 TĐ TQLC, 2 TĐ Bộ Binh, 1 tiểu đoàn Dù và bộ binh từ Vũng Tàu về.

Dân chúng kéo ra đầy đường.

Lính Mỹ được lệnh không xuất hiện trên đường phố.

Hình như có tiếng xe tăng di động. (Tel MAC J00 8512, 1 Nov 1963, Harkins gửi JCS; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 522-523 [TL 267])

- 18G53: CAS báo cáo theo Big Minh, các đơn vị bắt đầu tấn công dinh Gia Long; hy vọng chiếm dinh lúc 19G00.

Các Tướng hy vọng Mỹ sẽ công nhận chế độ mới càng sớm càng tốt. Quân đội chỉ nắm quyền vài ba ngày, sau sẽ bàn giao cho dân sự. Nỗ lực chuyển giao cho dân sự trong 1 tuần lễ.

Kh cuộc đảo chính hoàn tất, có lẽ vào tối nay, các Tướng sẽ đến Tòa Đại sứ mời Trí Quang tham dự chính phủ. (DTG 011053Z, Flash, 1 Nov 1963, CIA Sài Gòn gửi CIA; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 514 [TL260]).

20G00 [21G00?]: Diệm và Nhu ra khỏi Dinh Gia Long bằng xe hơi.

Có tin Cao Xuân Vỹ, lãnh tụ Thanh Niên Cộng Hoà (5 sao), dàn xếp.

Tới tư dinh Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Nhảy Dù, xin bảo vệ nhưng bị từ chối. Hai anh Diệm sau đó vào Chợ Lớn; tới ẩn náu ở nhà Mã Tuyên, Phó thủ lãnh TNCH (4 sao), cũng một "trùm" người Việt gốc Hoa. Sau đó, Vỹ bỏ đi gọi điện thoại (?). Mã Tuyên đưa Diệm và Nhu sang nhà thờ cha Tam. (Phỏng vấn điện thoại Huỳnh Văn Lang, 8/1999)

Lại có tin người đưa anh em Diệm Nhu ra khỏi Dinh Gia Long là một sĩ quan Thiết Giáp, mới được bổ sung về LLPV/PTT.

Theo Tôn Thất Đính, Đính, Khiêm và Đôn đã mở cho Diệm và Nhu một lối thoát để chạy khỏi Dinh Gia Long. (Đính, 1998, tr. 445) Nhưng Diệm và Nhu lại chọn nhà Mã Tuyên, nơi bị tình nghi là trung tâm liên lạc với Cộng Sản. (Ibid., tr. 443-44)

Theo Trần Văn Đôn nói với Lodge, Diệm đã trốn khỏi Dinh Gia Long, tới một địa điểm chọn sẵn trong Chợ Lớn, từ đây có thể điện thoại và liên lạc với bên ngoài. Đôn và những người chủ trương đảo chính đều muốn cho Diệm và Nhu rời nước. Bởi thế đã cung cấp thiết vận xa đón họ hầu tránh cảnh họ bị dân chúng xử tử bằng bạo lực đám đông. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 559 [TL260]).

- 21G00: Minh yêu cầu các Tướng Tá hỏi từng người ai theo đảo chính, ai theo Diệm.

Cao Văn Viên không theo. [629] (Vợ Viên và Là rất thân với Lệ Xuân. Vợ Là là thiện xạ thứ hai của Lực lượng Phụ nữ bán quân sự,” chỉ thua Ngô Đình Lệ Thủy. [629-30]

Pháo binh và thiết giáp đảo chính bắn phá thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long.

- 22G00: Tướng Minh cho lệnh các Tướng Tá đảo chính xưng tên trên đài phát thanh.

Nhu bỏ ý định về miền Tây. Diệm nói Nhu không nên xa mình, sẽ bị giết. (Mậu, 1993:622)

- 22G00: Diệm gọi điện thoại về Bộ TTM, gặp Minh.

Diệm đồng ý ra đi, nhưng với nghi lễ quân cách. Minh chỉ đồng ý cho ra đi âm thầm. (Mậu, 1993:623)

* HÀ-NỘI: Đài Tiếng Nói Việt Nam nhận định:

Cuộc đảo chính do Mỹ tổ chức, một khi đã giải quyết xong Ngô Đình Diệm, muốn tăng gia sự kiểm soát miền Nam để gia tăng cường độ cuộc chiến tranh xâm lược mà chúng đã thất bại nặng nề.

* WARSAW: Có tin lãnh đạo CS Poland muốn làm trung gian hòa giải sự hiềm khích Nga Sô-Trung Cộng.

Các nhà ngoại giao Poland ở Bắc Kinh và Mat-scơ-va đã được chỉ thị xúc tiến công tác này. Có nhiều triển vọng tốt đẹp sau lời kêu gọi ngày Thứ Bảy tuần trước của Thủ tướng Khrushchev là hai phe nên ngừng những cuộc công kích. (Paul Underwood, “Poles Try To End Soviet-China Rift;” NYT, 3/11/1963) [Xem 5/11/1963]

* BEVERLY HILLS, CA: Lệ Xuân ra tuyên cáo về tin đảo chính.

Lên án việc phản bội của Mỹ: Mỹ đã khuyến khích và đứng sau lưng cuộc nổi loạn quân sự tại Nam Việt Nam [inciting and backing the military revolt in South Vietnam]. (NYT, 3/11/1963) [Xem 5/11/1963]

* OAT-SHINH-TÂN, 08G00: Bundy họp Ban Tham mưu HĐ/ ANQG.

Khen ngợi những người làm đảo chính.

Diệm vẫn cố thủ, các Tướng chưa muốn vào kết thúc. Họ hy vọng cho Diệm ra đi. FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 518 [TL263])

 

10G00-10G50 [21G00-21G50 VN]: Kennedy họp các cố vấn.

Họ đã thức từ sáng sớm, theo dõi công điện báo cáo.

Memorandum of Conference with the President, November 1, 1963, 10:00 AM; JFKL: JFKP: National Security File, Meetings & Memoranda series, box 317, folder: Meetings on Vietnam 11/1/63-11/2/63 [President Kennedy is briefed on coup forces and on the progress of the coup thus far, which appears to be (and is) going against President Diem. Secretary Rusk and CIA director McCone advise on relevant matters for U.S. action and Secretary McNamara comments on public relations aspects of the situation].

10G50: Rusk thông báo cho Lodge: Nếu đảo chính thành công, việc công nhận có thể bị đình hoãn ít ngày. (Tel 673, 1 Nov 1963, Rusk gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) 519-520 [TL265])

10G55-11G29: Kennedy dự lễ Toàn Thánh [Toussaints] tại nhà thờ Holy Trinity Church.

11G29-12G15: Kennedy lại họp.

12G01: Rusk nói chuyện điện thoại với Fulbright.

Rusk nói cuộc đảo chính có vẻ thành công. Mỹ biết chi tiết tối thiểu về những diễn biến.

Fulbright hỏi Rusk có muốn ra điều trần trước UBNG Thượng Viện. Rusk nói có thể chiều nay hay ngày mai. Muốn biết thêm chi tiết.

Ngày 5/11/1963, Rusk và Hilsman mới ra trước Quốc Hội. (IV:573)

12G04: Rusk chỉ thị Lodge nên thông báo các Tướng khai thác chi tiết Nhu “dickering” [mặc cả một cách gian xảo = định tiêu lòn] với CS.

Chi tiết này giúp việc công nhận dễ dàng hơn. (Tel 674, 1 Nov 1963, Rusk gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 519-520 [TL266])

Lúc 13G52, BNG nhận được Tel 871 từ Sài Gòn, theo đó các Tướng đã được thông báo điều này. (IV:521n2)

 

Thứ Bảy, 2/11/1963:

SÀI-GÒN, 00G00: Đính phóng thích tù nhân trong trại Lê Văn Duyệt và Sở Thú.

Có Đại úy Đinh Thạch Bích, Trần Phong, Nguyễn Sỹ Tế, Vũ Văn Lê, v.. v... (Mậu, 1993:628)

2G50 sáng [13G50 Oat-shing-tân]: Lodge báo cáo chính phủ lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ sẽ từ 3 tới 5 tháng.

Sau đó sẽ bầu Quốc Hội, chọn Tổng thống. Phó Thủ tướng là Phan Huy Quát hay Trần Văn Lý. Bộ QP kiêm TTMT: Trần Văn Đôn; Nội Vụ: Đính; Thông Tin, Oai; Thanh Niên và Giáo Dục, Trần Văn Minh; Ngoại trưởng, Vũ Văn Mẫu; Công chính, Trần Lê Quang. Đại sứ tại Mỹ: Trần Văn Chương.

Đính đang ở Dinh Gia Long, thuyết phục đơn vị BĐQ theo Diệm.

Chính phủ lâm thời sẽ tuyên bố mục tiêu hàng đầu là chống Cộng.

(Tel Critic 15, 2 Nov 1963, Lodge gửi BNG; IV:523n2)

[Lúc 18G53 ngày 1/11, tức 5G53 ngày 2/11 VN Rusk khen ngợi thành phần chính phủ có vẻ coi được.

Quan trọng nhất là thái độ của quốc tế cùng dư luận QH và dân Mỹ. Đưa ra 7 điểm hướng dẫn:

Hãy chứng minh bằng thực tế là đang đẩy mạnh cuộc chiến

Trả thù ở mức tối thiểu

Cho gia đình họ Ngô ra đi an toàn

Đối xử nhân đạo với tù nhân

Kiểm duyệt báo chí vừa phải

Giới nghiêm càng ngắn càng tốt.

Tuyên bố ngay việc VNCH tuân thủ những qui ước quốc tế và mong nối lại bang giao với tất cả các nước bạn. (Tel 678, 1 Nov 1963, BNG gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 523-524 [TL268])

[Lúc 20G47 ngày 1/11, tức 7G47 ngày 2/11 VN, Rusk thông báo 9G15 hôm sau [20G15 ngày 2/1 VN], Kennedy sẽ họp các cố vấn. Muốn nghe đề nghị của Lodge về vấn đề công nhận. Theo Rusk, cần có vài nước bạn nhìn nhận trước. Thêm nữa, phải chứng minh rằng chính phủ cách mạng được toàn thể dân chúng và quân đội yểm trợ, không phải ảo thuật [trick] của ngoại bang.

(Tel 683, 1 Nov 1963, BNG gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 525-526 [TL269])

- 12G00: Lodge yêu cầu công nhận ngay. Dân chúng trên đường phố vui mừng hơn cả lễ Tết.

Trên đường Lodge tới Tòa Đại sứ, dân chúng vỗ tay hoan nghênh. Xe tăng được dân chúng choàng vòng hoa, và các binh sĩ được dân chúng khen ngợi, cổ võ. Tại công trường Mê Linh, có tượng Hai Bà Trưng phỏng theo khuôn mặt hai mẹ con Lệ Xuân, đám đông đang tranh nhau phá tượng. (Tel 875, 2 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) [TL270]) 526-27 [Doc 270]; Mậu 1993, tr. 634-35)

Lúc 18G36, Harkins cũng báo cáo dân chúng rất vui mừng. Liên hệ giữa dân chúng và quân nhân tuyệt hảo. Dân mang thực phẩm cho lính tham dự đảo chính.

Có trộm cướp tài sản một số tư gia và trụ sở báo Times of Vietnam, tiệm sách Xuân Thu, trụ sở Hội PNLĐ, nhà Bộ trưởng Hiếu (CDV), Lương (Nội Vụ), Trình (GD), và vài lãnh tụ TNCH. Các học sinh, sinh viên dẫn đầu những cuộc tấn công này. Cảnh Sát không làm việc. Minh và HĐQNCM phải sử dụng quân đội, QC và ANQĐ bảo vệ trật tự. Buổi sáng có 3 cuộc biểu tình tự phát lớn. (Tel MACJ-3 8573, Nov 2, 1963, Hrakins gửi BTTMLQ; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 542-544 [Doc 282])

3G00 sáng: Đôn được thông báo anh em Diệm Nhu đã tẩu thoát khỏi Dinh Gia Long.

- 3G30: Thiết giáp lại tấn công Dinh Gia Long.

- 5G00: Dưới áp lực của các cánh quân dưới quyền Phạm Ngọc Thảo, Dinh Gia Long kéo cờ trắng đầu hàng.

- 6G00: Harkins báo cáo tình hình:

Có dấu hiệu cuộc đảo chính thành công.

Dân chúng ở trong nhà, tôn trọng lệnh giới nghiêm. Không có cướp bóc [looting].

Rất ít cảnh sát mặc sắc phục.

Theo Đài Phát Thanh Sài Gòn, những đơn vị sau đã theo đảo chính:

Không Quân (Đại tá Huỳnh Hữu Hiền)

Hải Quân (Đại tá Chung Tấn Cang, cựu Tư lệnh giang thuyền)

LLĐB (Trung tá Lê QuangTriệu)

Sĩ quan cao cấp Biệt Khu Thủ Đô (ngoại trừ Là)

Liên Đoàn Dù (Viên)

Lữ đoàn TQLC (Trung tá Khang)

Tuy nhiên, không có gì chắc chắn.

Thiếu tá Tư, Tỉnh trưởng Bình Dương kiêm TrĐ trưởng TrĐ 8.

Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần, Nguyễn Lương (Tài chính), Hoang Tat Thanh (Kinh tế). [Có tin trốn trong Tòa Đại sứ Italia]

Minh tuyên bố sẽ chọn Thơ làm Thủ tướng. Thơ và các bộ trưởng đã nạp đơn xin từ chức. (Tel MACJ-3 8573, Nov 2, 1963, Harkins gửi JGS; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 528-31 [TL272])

- 6G20: Đại úy Đỗ Thọ thông báo cho Đỗ Mậu biết Diệm và Nhu đã mất tích. (Mậu 1993:633)

- Theo tin MACV, Diệm gọi điện thoại cho Đôn lúc 6G20, đề nghị được đầu hàng trong danh dự. Diệm xin được an toàn tới phi trường và rời nước cùng Nhu.

Minh đồng ý và dàn xếp ngưng bắn tại Dinh Gia Long. (Tel CAS 18, 2 Nov 1963, Sài Gòn gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 525n2 [TL258]))

- Thảo tìm bắt Diệm-Nhu trong các biệt thự ở Chợ Lớn và Sài Gòn, và rồi tư gia Mã Tuyên, nhưng hai người đã rời qua chỗ trú ẩn khác.

6G40: Theo công điện của MACV, Diệm và Nhu đã bị bắt. (Tel MACV Critic 5, 2 Nov 1963, Harkins gửi JGS; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), p 525n5 [TL258]))

- 6G45: Diệm điện thoại cho Khiêm, thông báo chỗ đang lẩn trốn, và xin che chở. (?)

- 7G00: Đôn cho "Big" Minh biết chỗ trú ẩn của Diệm.

Minh sai Tướng Mai Hữu Xuân, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa, Đại úy Phan Hòa [Francois] Hiệp, và Đại úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ của Minh, đến mang về Bộ Tổng Tham Mưu.

[Theo McNamara, đoàn xe đi bắt Diệm có 2 xe jeep và 1 thiết vận xa. Cả hai bị đẩy vào TVX, rồi bị trói tay. Cả hai bị bắn chết. Nhu còn bị đâm ít dao; McNamara, 1995:84.

Đỗ Mậu chống lại việc giết Diệm. Nguyễn Ngọc Lễ nói "nhổ cỏ phải nhổ tận rễ." Phạm Xuân Chiểu cũng từng có ý kiến tương tự. (Mậu 1993:634)

- Đài phát thanh loan tin Cách Mạng đã chiếm được Dinh Gia Long.

- 8G30: Diệm và Nhu chỉ còn là hai tử thi trong chiếc thiết vận xa từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu.

Đài phát thanh Sài Gòn loan tin Diệm và Nhu tự tử. (NYT, 3/11/1963)

Maxwell Taylor đưa ra nhận xét là “có vẻ không bình thường khi tự bắn và đâm dao khi hai tay bị trói về phía sau; Memo, 2 Nov 1963; JFKL, NSF; quoted in McNamara, 1995:84, 362n50]

Theo André Đôn, Minh có lẽ cho lệnh giết Diệm và Nhu. Sau này, Thiếu Tá Nhung, cận vệ của Minh và bị tình nghi là thủ phạm, "treo cổ" tự tử trong trại Hoàng Hoa Thám.

Theo lời Đôn, năm 1967, Đại tá Nguyễn Văn Quan tiết lộ chính Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa dùng tiểu liên bắn xả vào anh em Diệm trong thùng Thiết vận xa; Nhung dùng dao găm bồi thêm cho chắc. Tướng Nguyễn Chánh Thi cũng cho rằng Nghĩa giết Diệm (tiếp xúc ngày 7/7/1992). Nhưng Đại tá Nghĩa phủ nhận.

Tướng Đính ghi nhận Minh có kế hoạch giết Diệm, và Đại úy Nhung là thủ phạm. (Đính 1998:454-55)

In the wake of the coup against Diem and the assassination of the Saigon leader and his brother, many observers have wrestled with the question of President Kennedy's involvement in the murders.

In 1975 the Church Committee investigating CIA assassination programs investigated the Diem coup as one of its cases. United States Congress, Senate (94th Congress, 1st Session). Select Committee to Study Governmental Activities with Respect to Intelligence, Interim Report: Alleged Assassination Plots Involving Foreign Leaders. Washington: Government Printing Office, 1975.

10G42: Harkins báo cáo: Chế độ Cộng Hòa không còn tồn tại nữa.

Dinh Gia Long đầu hàng lúc 6G00. Diệm chống cự đến cuối. Lúc 6G00, Diệm còn khuyên Đính đầu hàng. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), p 534,534n5 [TL258])

Từ tối 1/11, bắt đầu tấn công. Lực lượng phòng thủ có khoảng 1,000 người và 4 thiết giáp. Khoảng 5 thiết giáp bị cháy quanh Dinh Gia Long. Đính, Có và Thiệu là ba [3] khuôn mặt trụ cốt. Thiệu chỉ huy lực lượng tấn công Dinh Gia Long, với TĐ 4 TQLC và một số đơn vị của TrĐ 11. Cả Thiệu và Có đều đã được phong Tướng. Thơ là một lựa chọn hợp lý.

Tôi sẽ thúc đẩy chính phủ quân sự giải tán càng sớm càng tốt. Việc lớn hiện nay là chính phủ mới phải đối diện ngay với VC. (Tel MAC/J-3 8556, Nov 2, 1963, Harkins gửi JGS (Taylor); FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), p 534-535 [TL 275])

IV pp

(Tel MACV Critic 5, 2 Nov 1963, Harkins gửi JGS; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 534-535 [TL275]))

- Buổi chiều: Nguyễn Ngọc Thơ bắt đầu thương thảo với Minh và một số Tướng lãnh về việc thành lập chính phủ.

Thơ sinh ngày 26/5/1908 tại Long Xuyên. Phục vụ chính quyền thuộc địa Pháp từ năm 1930. Sau một thời gian làm Bộ trưởng Kinh tế, Thơ được cử làm Phó Tổng Thống từ ngày 2/12/1956.

- Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ra tuyên cáo 5 điểm:

1. Quân đội làm cách mạng lật đổ một chế độ độc tài thể theo ý nguyện toàn dân.

2. Cuộc cách mạng được toàn thể mọi tầng lớp nhân dân tham gia.

3. Sẽ thành lập một chính phủ lâm thời để điều hành quốc gia.

4. Một Hội đồng Nhân Sĩ sẽ được thành lập để cố vấn cho chính phủ trong giai đoạn chuyển tiếp.

5. Khi các định chế dân chủ được thực hiện, HĐQNCM sẽ trao quyền cho dân.

- Hầu hết các sĩ quan tham dự đảo chính đều được thăng cấp.

Th Tướng lên Trung tướng: Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Trần Thiện Khiêm, Lê Văn Nghiêm, v.. v...

Đại tá lên Th Tướng: Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Lắm, Nguyễn Hữu Có, v.. v...

- Huỳnh Văn Cao cùng Trung tá Đoàn Văn Quảng về Sài Gòn trình diện Hội đồng tướng lãnh.

Được lệnh bàn giao chức vụ cho Đại tá Bùi Hữu Nhơn. (Cao 1993:114)

- Trong một buổi họp báo, Bộ trưởng Nội Vụ Tôn Thất Đính tiết lộ việc Nhu liên lạc với Hà Nội, qua trung gian Maneli. (Maneli 1971:112-14)

20G00: Lodge báo cáo về cái chết của Diệm-Nhu.

Theo nguồn tin đáng tin cậy, Diệm rời khỏi Dinh Gia Long tối ngày 1/11, do một Hoa thương đưa đi. Khoảng 9 giờ tối, Diệm tới một hộp đêm do Hoa kiều này làm chủ. Diệm-Nhu xin tị nạn trong Tòa Đại sứ TH, nhưng không thành công.

Khoảng 8 giờ sáng, Diệm-Nhu rời hội quán, đi nhà thờ. 10 phút sau bị quân đội bắt ở đây. Cả hai bị đưa lên một xe quân đội và bị khóa kín. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 531)

Theo Nguyễn Lương, bị giam ở TTM chiều 2/11, Minh nói với Lương là Diệm bị bắt lúc 8G00, đưa lên quân xa. Họ tự tử trong xe vì có một khẩu súng trong xe. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 532)

Nguồn tin CIA: Lúc 11G00, Phạm Ngọc Thảo nói sáng sớm hôm đó, Thảo vào Dinh Gia Long, nhưng không thấy Diệm Nhu, và cả hai không có ở trong dinh suốt thời gian đảo chính. Thảo trở lại BTTM. Tướng Mai Hữu Xuân đích thân đi lục soát  một Bộ Chỉ huy mật ở đường Phùng Hưng, Chợ Lớn, trở về với xác Diệm Nhu. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 532)

Trung úy Nguyễn Ngọc Linh, cố vấn đặc biệt của Nguyễn Khánh đang ở Sài Gòn, nói lúc 13G30 chính mắt Linh thấy hai tử thi anh em Diệm-Nhu tại BTTM. Linh nói Diệm-Nhu bị Xuân giết chết, hoặc cho lệnh giết. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 532)

Theo Thảo và Linh, Diệm duy trì được đường giây điện thoại từ Chợ Lớn, bắc đường giây qua Dinh Gia Long và Thủ Đức.

Lại có tin từ BTTM, Diệm thoát khỏi Dinh Gia Long sau 7G00 sáng, bằng một đường hầm thứ ba mà các Tướng không biết.

CAS tin rằng Diệm-Nhu đã chết, xác trong BTTM.

Theo một nhân viên phòng 2 BTTM, Mai Hữu Xuân cho lệnh giết hai anh em Diệm-Nhu cùng một tùy viên. Một tùy viên khác, Đại úy Đỗ Hải [Thọ], cháu Đỗ Mậu cũng bị bắt với họ. (IV:533) (Tel 888, Nov 2, 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 531-533 [TL 274])

Trong phiên họp sáng ngày 2/11 tại Oat-shinh-tân, Forrestal dùng CĐ này báo tin cho Kennedy về cái chết của Diệm-Nhu.

 

13/11/1963: Trung tướng Mai Hữu Xuân, TGĐCSQG, báo cáo lên Bộ An Ninh về tình trạng giáo dân.

là một số đồng bào gốc Bùi Chu vẫn ủng hộ Ngô Đình Diệm. Họ tập trung tại nhà thờ Bùi Phát đường Trương Minh Giảng, nhà thờ Ngã ba Ông Tạ, nhà thờ Phú Nhuận cầu nguyện cho NĐDiệm. Theo họ Diệm còn sống, một ngày kia sẽ trở lại lãnh đạo VNCH.

Trong khi đó tín đồ Phát Diệm của GM Từ chống Diệm. PThT, HS 29253:

Xuân yêu cầu bộ Thông Tin có biện pháp đánh tan tư tưởng thân Diệm. PThT, HS 29253:

Thứ Bảy, 16/11/1963: Huế: [16/11/1963] Tỉnh trưởng Thừa Thiên, Trung tá Trần Văn Mô, báo cáo lên TL/QĐ I kiêm Đại biểu CP/TNTP:

- Lúc 19G30 ngày 9/11/1963, Linh mục Võ Văn Quang, Tuyên úy Trung tâm Cải huấn Thừa Thiên, hỏi ông Quản đốc về thái độ với việc lật đổ Diệm. Quang tuyên bố anh em Diệm-Nhu còn sống, đang ở Mỹ. Đài Vatican trách Mỹ đã đưa hai ông xuất ngoại. Quang còn nói chính cha [Nguyễn Văn] Thuận đã cho người rình lén, thấy hai ngôi huyệt không có xác Diệm-Nhu. PThT, HS 29253:

- Linh mục Lộc, ở Mỹ Á, quận Vĩnh Lộc: Ngầm lãnh đạo con chiên chống Cách Mạng. PThT, HS 29253:

- Linh mục Bửu Đồng, xứ Sư lổ thượng, xã Phú Hồ, quận Phú Vang: Tối 4/11/1963 tập trung khoảng 20 con tin quá khích, gồm thành phần cũ, họp kín. PThT, HS 29253:

- Linh mục Điển, sở Đại Phú, xã Phong Lộc, quận Phong Điền: Trong buổi họp ngày 13/11/1963 có những lời khiếm nhã. PThT, HS 29253:

- Linh mục bổn sở họ Vĩnh Nguyên, xã Phong Nguyên, quận Phong Điền: Cho giáo dân học võ chuẩn bị đánh nhau với Phật tử. PThT, HS 29253:

- Linh mục bổn sở Lai Hà, xã Quảng Lợi, quận Quảng Điền: Cấu kết với tay chân Nguyễn Xuân Khương có thể cất giữ vũ khí và có hành động khả nghi. PThT, HS 29253:

* HUẾ: Ngô Đình Cẩn cử hai đại diện tới Tòa Lãnh sự Mỹ xin tị nạn.

Bị từ chối vì Tòa Lãnh sự Huế có thể bị đám đông tràn vào; và phải giao nạp cho chính phủ mới nếu có yêu cầu. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL292]))

* PARIS: Trần Văn Hữu, 67 tuổi, kêu gọi Bắc Việt ngừng chiến tranh du kích; để thiết lập một nước Việt Nam trung lập, dân chủ, theo tinh thần Hiệp định Geneva. (NYT, 2/11/1963)

* MAT-SCƠ-VA: Báo Pravda (và Izvestia) nhận định về việc lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm:

(1) Cuộc đảo chính này báo hiệu sự thất bại của chính sách can thiệp của Mỹ vào VN suốt 8 năm qua.

(2) Chính phủ Mỹ đã khuyến khích việc lật đổ họ Ngô.

(3) Chế độ mới ở Sài Gòn, qua lời tuyên bố chính sách chống Cộng, đang theo đuổi một chính sách "chống lại những ngýời yêu nước;" không thể giải quyết vấn đề bằng cách thay những ngọn lưỡi lê này bằng những ngọn lưỡi lê khác. (CĐ ngày 3/11/1963, Maurice Dejean gửi BNG; CLV, SV, d. 18)

* OAT-SHINH-TÂN, 02G50 2/11 [13G50 2/11 VN]: Rusk chỉ thị phải báo cáo rõ ràng việc anh em Diệm-Nhu tự sát. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL271])

- 09G35-10G05 [20G35-21G05 VN]: Kennedy triệu tập một phiên họp không chính thức tại Bạch Cung.

Khi Forrestal mang vào một công điện báo tin Diệm và Nhu đã tự sát. (Embassy Saigon, Cable 888, November 2, 1963; JFKL: JFKP: National Security File: Country File, box 201, folder: Vietnam: General, State Cables, 11/1/63-11/2/63; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL273]) 531-533)

 [At 20G00, Nov 2, Lodge provides several accounts of what actually happened to Ngo Dinh Diem and Ngo Dinh Nhu, supra].

Kennedy ngồi phắt dạy, rảo bước ra ngoài phòng, với vẻ mặt xúc động và giận dữ. Kennedy luôn luôn nhấn mạnh là Diệm không thể bị trừng phạt nặng hơn việc bị lưu vong, và đã được thuyết phục hoặc tự thuyết phục rằng đảo chính sẽ không có đổ máu." (Taylor, Swords and Plowshares, tr. 301 [ghi là sáng 1/11/1963, sai]; Arthur M. Schlesinger, Jr., A Thousand Days: John F. Kennedy in the White House (Greenwich, CT: Fawcett Books, 1967), p. 909-910; Robert S. McNamara with Brian VanDeMark, In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam (New York: Times Books, 1995), pp. 83-85; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL274]) 533)

Both McNamara and Arthur M. Schlesinger, Jr., a participant as White House historian, record that President Kennedy blanched at the news and was shocked at the murder of Diem.

Arthur M. Schlesinger, Jr., A Thousand Days: John F. Kennedy in the White House  (Greenwich (CT): Fawcett Books, 1967), pp 909-10, 997-98.

Bill Colby cũng dự, ghi là ngày 1/11 [thuyết trình về cán cân quân sự.] Kennedy “blanched” khi được tin anh em Diệm chết. [thực ra phải là sáng hôm sau, 2/11/1963]. (Colby, 1988:155-56,)

Ngày 2/11/1963, John McCone gặp Kennedy trong dịp HĐ/ANQG tạm nghỉ, yêu cầu Kennedy cho Colby qua Việt Nam thị sát tình hình. (Colby, 1989:156-57)

Trần Văn Hương tuyên bố: “Các Tướng cầm đầu quyết định giết Diệm vì họ were scared to death. Các Tướng hiểu rằng không có tài năng, không có đạo đức luận lý, không có sự yểm trợ chính trị gì cả, họ không thể ngăn chặn sự trở lại spectacular của Diệm và Nhu nếu họ còn sống.” Trần Văn Đôn, Our Endless War (San Rafael: Presidio Press, 1978), p. 111; Margueritte Higgins, Our Vietnam Nightmare (New York: Harper and Row, 965), p. 215; McNamara, In Retrospect, p 84.

Thứ Bảy, 2/11/1963:

* SÀI-GÒN, 3G00 sáng: Đôn được thông báo anh em Diệm Nhu đã tẩu thoát khỏi Dinh Gia Long.

- 3G30: Thiết giáp lại tấn công Dinh Gia Long.

- 5G00: Dưới áp lực của các cánh quân dưới quyền Phạm Ngọc Thảo, Dinh Gia Long kéo cờ trắng đầu hàng.

- 6G20: Đại úy Đỗ Thọ thông báo cho Đỗ Mậu biết rằng Diệm và Nhu đã mất tích. (Mậu 1993, tr. 633)

- Theo tin MACV, Diệm gọi điện thoại cho Đôn lúc 6G20, đề nghị được đầu hàng trong danh dự.

Diệm xin được an toàn tới phi trường và rời nước cùng Nhu. Minh đồng ý và dàn xếp ngưng bắn tại Dinh Gia Long. (FRUS, 1961-1963, IV:525n2)

- Thảo tìm bắt Diệm-Nhu trong các biệt thự ở Chợ Lớn và Sài Gòn, và rồi tư gia Mã Tuyên, nhưng hai người đã rời qua chỗ trú ẩn khác.

- 6G40: Theo công điện của MACV, Diệm và Nhu đã bị bắt. (FRUS, 1961-1963, IV, tr. 525n3)

- 6G45: Diệm điện thoại cho Khiêm, thông báo chỗ đang lẩn trốn, và xin che chở. (?)

- 7G00: Đôn báo cho "Big" Minh biết chỗ trú ẩn của Diệm.

Minh sai Tướng Mai Hữu Xuân, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa, Đại úy Phan Hòa [Francois] Hiệp, và Đại úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ của Minh, đến mang về Bộ Tổng Tham Mưu.

Đỗ Mậu chống lại việc giết Diệm. Nguyễn Ngọc Lễ nói "nhổ cỏ phải nhổ tận rễ." Phạm Xuân Chiểu cũng từng có ý kiến tương tự. (Mậu 1993, tr. 634)

- Đài phát thanh loan tin Cách Mạng đã chiếm được Dinh Gia Long.

- 8G30: Diệm và Nhu chỉ còn là hai tử thi trong chiếc thiết vận xa từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu.

Đài phát thanh Sài Gòn loan tin Diệm và Nhu tự tử. (NYT, 3/11/1963)

* NEW YORK: Báo New York Times nhận định:

Điều đáng ngạc nhiên duy nhất là cuộc nổi dạy không xảy ra sớm hơn.

Chủ Nhật, 3/11/1963:

* SÀI-GÒN: HĐQNCM ra tuyên cáo chấm dứt thi hành Hiến Pháp 26/10/1956, giải tán Quốc Hội.

Ra mắt báo chí với thành phần:

Chủ tịch: Tr. Tướng Dương Văn Minh; Đệ I Phó Chủ tịch: Tr. Tướng Trần Văn Đôn; Đệ II Phó CT: Tr. Tướng Tôn Thất Đính; TTK kiêm Ủy viên Ngoại Giao: Tr. Tướng Lê Văn Kim.

Ủy viên: Chính trị, Th Tướng Đỗ Mậu; Quân sự: Tr. Tướng Trần Thiện Khiêm; Kinh tế, Trần Văn Minh; Phạm Xuân Chiểu; Tr. Tướng Lê Văn Nghiêm, Mai Hữu Xuân, Th. Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có.

15G00: "Big" Minh sai Đôn và Kim qua gặp Lodge.

Lodge cho biết chính phủ Kennedy ủng hộ chính phủ "cách mạng." Dẫn qua gặp Trí Quang, đang tị nạn trong Toà Đại sứ Mỹ. Sẽ cho Trí Quang lặng lẽ rời Tòa Đại sứ sáng ngày 4/11/1963. (Tel 900, 3 Nov 1963, Lodge gửi BNG; IV:546-549 [TL 284])

Tối: Trần Quốc Bửu bị bắt. (Tel 901, 3 Nov 1963, Lodge gửi BNG; IV:550n3 [TL 286])

Người cho lệnh bắt là Mai Hữu Xuân. Lodge nhiều lần can thiệp, Bửu mới được phóng thích.

- Thuần nói với Lodge là ít tuần trước, một chiêm tinh gia Ấn Độ dự đoán sẽ có một cuộc thảm sát một đại gia đình quan trọng.

* CẦN-THƠ: Huỳnh Văn Cao bàn giao chức vụ cho Đại tá Bùi Hữu Nhơn, rồi mang gia đình về Sài Gòn.

Nhơn tiếp tục giữ chức TL SĐ 21 BB. (Tel MAC 2081, 3 Nov 1963, Harkins gửi Taylor; IV:550 [549-550] [TL 285]; Cao 1992:114-15)

* LONDON: Ngô Đình Luyện từ chức Đại sứ.

* OAT-SHINH-TÂN: Bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định Diệm-Nhu bị giết. (NYT, 4/11/1963)

Chỉ thị cho Lodge gặp Minh.

Ra tuyên cáo về cái chết của Diệm-Nhu.

Lo an toàn cho gia đình Nhu. Ký giả Higgins điện thoại với Hilsman, xin đưa con Nhu tới Roma.

Yêu cầu phóng thích ngay Trần Quốc Bửu và Nguyễn Phương Thiệp. (Tel 704, 3 Nov 1963, BNG gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV:550-551 [TL 286])

- Chỉ thị cho Lãnh sự Huế là nếu vì giúp Cẩn mà tính mạng Mỹ kiều bị đe dọa, Helble cần liên lạc Tướng Đỗ Cao Trí, yêu cầu bảo vệ và di chuyển Cẩn. (FRUS, 1961-1963, IV:562-3)

- Colby lên đường qua Sài Gòn. (Colby, 1989:158)

* NEW YORK: Báo NY Times nhận định:

Việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm có lẽ là cơ hội cuối cùng để thiết lập một chính phủ hướng về dân chủ, được đa số dân chúng ủng hộ, một chính phủ có thể điều khiển cuộc chiến chống cộng đến một đoạn kết vui mừng.

The Pentagon Papers (Gravel), II:739-740 [TL 133]

.......

 

Vũ Ngự Chiêu

từ: Hợp Luu


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét