Những tu sĩ đọc kinh như thầm. Giọng quen thuộc đến rỗng mục. Kẻ tiễn
đưa trong khăn tang. Bọn âm nhạc say sưa đánh trống dập xõa thổi kèn.
Nhạc trưởng đi đầu áo vét trắng có gù vai, đầu đội cát két, tay cầm cây
gậy chỉ huy nhạc công. Thỉnh thoảng anh ta tung cây gậy lộn vòng lên
không trung, rồi biểu diễn cách bắt cây gậy điệu nghệ khi rơi xuống. Bọn
con nít chạy theo đám tang đông đúc là vì sự vụ vui mắt.
Mười
chín tuổi, tôi trở thành một dân quân du kích. Tôi được phát một khẩu
súng và một băng đạn. Tôi cũng được tập bắn súng, nhưng mỗi lần tập chỉ
được bắn ba phát vì không có nhiều đạn. Khẩu súng là vật bất ly thân,
mặc dù công việc của tôi mỗi ngày là trồng ngô sắn, và đi mua lương thực
như thịt cá về cho nhà bếp. Có hôm vào rừng đẵn những cây nứa to về làm
lán, mỗi lán có ba, bốn du kích hay bộ đội trú ngụ. Lán của tôi do
chính tay tôi cùng với năm anh du kích khác dựng, nên tôi làm kỹ lắm,
trước cửa tôi còn trồng mấy bụi hoa rừng màu tim tím dễ thương.
Tôi nhấn
mạnh pê-đanh chiếc xe đạp cà tàng, cố đạp xe lên dốc cầu Trương Minh Giảng. Buổi
trưa, đoạn đường này rất đông đúc người xe qua lại, nhất là quảng ngã ba Kỳ Đồng-Trương
Minh Giảng (cũ). Trời Sài Gòn nắng chói chan, nắng như đổ lửa. Cái nắng, nóng ập
xuống mọi người như cái chảo rang úp lên đầu vậy, khiến ai cũng muốn chạy xe
cho lẹ. Tôi đạp xe lên cầu, nhìn thấy đoàn người đi trước ùn tắt, hình như bị kẹt
xe hay sao đây? Sài Gòn độ rày hay kẹt xe lắm, nhất là buổi trưa, mà kẹt xe buổi
trưa là một khổ nạn, vì cứ đứng dậm chân tại chỗ dưới cái nóng như thiêu đốt của
ông mặt trời, rồi còn bị hàng trăm, hàng ngàn những chiếc xe, nào xe gắn máy Nhật,
Trung Quốc, chỉa ống “bô” nhả khói tự do vô mặt, vô mủi thì làm sao mà chịu cho
thấu. Nhưng dân chúng ở đây gặp những cảnhấy thường xuyên nên ai cũng đứng chịu chết giữa đường, cố gồng mình chứ
biết làm sao.
Trong
bài viết của nhà văn Xuân Đỗ: “Nhìn lại các danh sĩ, danh nhân Quảng
Nam mà đặc biệt là “Tứ Kiệt Quảng Nam” (Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp,
Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng), thì Phan Khôi có khuôn mặt đặc thù mang
nhiều nét ưu tư khắc khổ... Một kẻ sĩ khí tiết, nghèo không than, bại
không nản, bị coi thường không giận, bị xử oan không oán, bị chèn ép
không bi phẫn, sống an nhiên tự tại, quyết không khuất phục uy quyền,
không đầu hàng trước cái ác, không về phe cái xấu, không thích chốn quan
trường, chẳng bon chen nơi thị tứ, mà chỉ đem sở trường, sở học chăm
làm cái gì đó làm di sản cho lớp hậu sinh”.
“Để gió cuốn đi”
là quyển tự truyện của nghệ sĩ hải ngoại gốc Hà Nội Ái Vân do Nhà xuất
bản Hội Nhà Văn phát hành năm 2016 phác họa đôi nét lịch sử về nghệ
thuật Việt Nam nói chung, nhạc nhẹ Việt Nam nói riêng, và của các nghệ
sĩ trong những phút giao thời.