Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

Tình trôi - Trần Yên Hòa

 HS Nguyễn Sơn | HỌA SĨ VIỆT NAM HẢi NGOẠI

 tranh nguyễn sơn

 

Phần đông, những người đi tù cải tạo về thường là rách te tua. Chỉ có một số nhỏ có dây mơ rể má với "cách mạng", hay có nhà ở thành Sài, còn của ăn của để, thì mới khá hơn một chút, không te tua trôi dạt như những người quê quán ở các tỉnh, huyện xa, miền trung hay miền nam. Đám người này, họ được thả ra, về quê thì sợ tư thù tư oán cá nhân, nên bỏ quê mà đi vào thành Sài để mưu sinh, để thoát khỏi cảnh kìm kẹp một cổ hai ba tròng phủ lên đầu.

ĐUỐC GIÓ - Tru Sa

Tranh vẽ Nguyễn Sơn | Photography - Malerei. Loanguyen son

tranh nguyễn sơn                                                    

 

Tuổi 17 của tôi qua lâu rồi. Thuở tôi 17, mọi thứ thật đáng yêu, chuyện tình thôi âm thầm không hứa hẹn trong cái nghéo tay tráo trở ở tuổi 13, vác trên vai chiếc cung lửa, tôi săn mọi cô gái mình ưng ý, đường tên ngọt sớt, giương cung là trúng tử huyệt, có lúc tôi nhắm trượt, phải đặt bẫy, náu mình, bắn hụt, mất cả giỏ tên, bỏ cuộc rồi tiếp tục, cứ thế, tôi mải mê trong cánh rừng say, trái tim tử thương đã bao lần vẫn run rẩy vì tình. Ông không nói cụ thể về tuổi đôi mươi của mình, mỗi lần hứng chí kể về quá khứ, ông chỉ nói đại khái thời kỳ đất nước còn bom đạn, lòng người loạn ly, đói, bệnh và chết. “Ơi tuổi trẻ bầm tím…trai tráng hoặc ra trận hoặc trốn chui trốn nhủi như loài gián đất. Cơm trắng chưa biết ngon vải trắng đã quấn đầu, rượu… uống nửa…tưới mộ…” Có lần, ông sụt sùi, hớp vội ngụm trà, bị sặc, châm thuốc hút, nghe thấy tiếng ông nhổ phì, tôi nhìn ra, té ra ông ngậm ngược thuốc, đốt đầu lọc. “Ẩu quá đi mất!” – Ông nói và cười, tôi cười, lấy điếu thuốc mới cho ông.

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2024

NHÀ QUÊ - Lê Kim Thượng

 Cánh dại tre độc đáo trong nếp nhà xưa ở nông thôn miền Bắc | Báo Dân trí

 

 

NHÀ   QUÊ   

 

1.

 

Tôi về gặp lại… “Ngày xưa…”

Đồng quê cuối vụ, ruộng dưa đầu mùa

Nắng qua kẽ lá chen đua

Chao nghiêng cả tiếng chuông chùa ngân nga

Làng Quê sau lũy tre ngà

Quê nhà tôi vẫn rất là… “Nhà Quê…”

Vườn cây xanh lá sum suê

Chào mào, sáo sậu bay về thân thương

Chợ Quê nhóm họp bên đường

Người Quê rao tiếng bình thường… “Xứ Quê…”

Gió lùa: “Kẽo kẹt…” cành tre

Ve sầu ngân tiếng não nề buồn thiu

Dòng sông nước chảy liu riu

Hoa Mù u… đợi hắt hiu bướm vàng

Cây đa ngã bóng đình làng

Một đàn trẻ nhỏ xếp hàng… “Kéo co…”

Vụ mùa nhiều nỗi âu lo

Đồng xanh chưa chín, cánh cò về đâu?

Ruộng đồng Cha, Mẹ dãi dầu

Quần đen bạc phếch, phèn nâu đậm màu…

 

2.

 

Lầu Hoàng Hạc… bóng chìm sâu

Cỏ Khâu hoang lạnh… trên đầu trăng rơi

Bây giờ, lữ khách phương trời

Đất Quê vọng tiếng gọi mời đơn sơ

Một mình ôm một mối mơ

Bài thơ viết vội, câu thơ vui buồn

Đêm nay chớp biển, mưa nguồn

Quanh tôi đầy những nỗi buồn không tên

Phận bèo trôi nổi lênh đênh

Phận người trôi nổi thác ghềnh phong ba

Bây giờ… Ta ở với Ta

Xanh xao giữa chốn “Cõi Ma - Cõi người…”

Con xa vẫn nhớ nụ cười

Mẹ già hái lá trầu tươi bờ rào

Mẹ ru Lục bát Ca dao

Nghĩa nhân, nhân nghĩa… thấm vào lòng con

Dù cho sông cạn, đá mòn
Mẹ không còn nữa, vẫn còn… “Quê xa …”

 Tôi đi về phía tuổi già

Vẫn không đi hết lời ca “Mẹ hiền…”

               

Nha Trang, tháng 01. 2024

LÊ  KIM  THƯỢNG

(Tác giả gởi)

Nhân Duyên Tôi Cầm Bút - Trần Thị Nhật Hưng

 Tranh sơn dầu tác phẩm XUÂN MUỘN - TSD541LHAR - LEHAIS ART

    

Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ 

Xuân muộn - Lê Thanh Hùng

 Giới thiệu thơ Lê Thanh Hùng - Xuân muộn - Nguoi Viet Online

 

Xuân muộn

 

Rồi thời gian, trôi son, lợt phấn

Em sẽ về, chấp chới, ngày xưa

Bao nhiêu năm, tình, đời lận đận

Thì sá gì đâu, chuyện nắng, mưa

                       *

Bến sông xưa, sóng đọng trên đầu

Cơn gió giũ, thời gian, tóc rối

Thềm cũ, mưa rơi, bong bóng nổi

Về đâu? Kỷ niệm biết tìm đâu

                      *

Và em ơi, ngày mai sẽ tới

Xuân muộn, mà sao vẫn đắm say

Bờ cỏ biếc, khép mình như đợi

Nắng quái, chiều hôm, đổ bóng đầy

                     *

Ta vẫn tin, tin suốt cuộc đời

Đất nước và tình yêu, trẻ mãi

Dẫu dĩ vãng, không còn trở lại

Thì vẫn yêu, yêu mãi, em ơi

 

Bến Taor trong lời em dặn

                   Tặng anh Mang Ngọc Văn

 

Em ngồi đếm, nắng reo trên đường vắng

Lá mùa thu còn bịn rịn trên cành

Im ắng quá, trong không gian tĩnh lặng

Treo bên đường, một sợi nhớ mong manh ...

                         *

Bóng thác Thah Pô (1) mờ xa gôn đá

Tiếng Saraken (2)  quấn quýt trong chiều

Em trao nỗi nhớ, cho người xa lạ

Ngày Hội xuống đồng, không ai hát Alâu (3)

                         *

Nên tiếng Mã la lạc kèn Ahoát (4)

Cho điệu Sangơi (5) ngắt lịm giữa chừng

Ơ ... kèn Radih (6) như vang lên đồng loạt

Điệu Xúri (7) sao thương nhớ người dưng ?

                         *

Xanh mướt Taor (8) , chim rừng say hót

Em như Hareh (9), giăng rợp đỉnh Samai (10)

Bằng những lời thương, chờ nhau ... bén ngọt

Quên tháng, quên ngày bên ché Tapai (11)

                         *

Người em hẹn và những lời em dặn

Sẽ thơm nồng qua suốt tháng Wup Wơr (12)

Má ửng hồng, em tung tăng trong nắng

Rạng ngời say hội Băng akok naja (13)...

____________

(1) Thah Pô: Thác Ông Bà (Cái xa bắt cá của ngài)

(2) Saraken: Kèn Bầu

(3) Alâu: Nói lí, hát đối đáp

(4), (6) Ahoát, Radih:  Kèn môi

(5) Sangơi: Hát tỏ tình

(7) Xúri: hát than thân

(8) Taor: Vùng đất gần nguồn nước

(9) Hareh: Các loại dây rừng (Núi dây)

(10) Samai: Cây chùm ruột rừng (Đỉnh núi Sao Mai)

(11) Tapai: Rượu Cần

(12) Wup Wơr: Tháng 12, tháng lãng quên, tháng lễ hội

(13) Băng akok naja: Lễ ăn lúa mới

 

Chiều mưa muộn

Khói bay lên và sương sa xuống đất

Đôi vai trần gồng gánh cõi mưu sinh

Trong mưa nắng nối mùa, bao được mất

Vỡ vụn âm thầm, góc khuất lặng thinh

                       *

Huyễn hoặc vây quanh, sóng đời xô dạt
Say đắm tan trong bóng nắng cuối mùa

Ký ức chất trên con thuyền cũ nát

Tự do trôi trong dòng chảy được thua

                      *

Anh đi trọn con đường anh đã chọn

Rạng rỡ uyên nguyên, không chút hoài nghi

Cũng có lúc ngông cuồng chờ đưa đón ...

Nhưng chênh chao, đè nén sóng xuân thì

                        *

Sóng trước đổ dồn đầy nơi nước mắt

Con sóng sau trôi lửng thửng, ngập ngừng

Đời quanh quẩn, những lối mòn cứng nhắc

Điệu nhạc buồn xưa, tắt lịm dỡ chừng

                       *

Bổng bừng dậy, mưa, đầy tràn lộc mới

Rừng giao mùa, biêng biếc sắc non tơ

Em chợt đến, hơn nữa đời anh đợi

Xanh ngắt chiều trong, nắng quái đâu ngờ ...

 

Khi anh ngồi thao lao chuyện của người thất bại

 

Thì có nghĩa anh đã là người không mấy thành công

Bao nỗi đời gấp gãy

 

Lan man theo dòng, là hiệu ứng đám đông

Trắng một bờ cong quạnh chiều hoang tái

Ngoảnh lại nhìn, một thói quen ngoa ngoắt chạnh lòng

 

Năm tháng chìm trôi theo dĩ vãng mờ xa

 

Lời yêu cũ, xếp gọn gàng trong ngăn ký ức

Lớp lớp chồng lên, từng dấu kỷ hà

 

Bụi thời gian như đóng váng cũ nhàu

Bất chợt chiều nay, trên đường xa xứ

Đăm đắm, tình cờ ta lại gặp nhau…

          Lê Thanh Hùng

    Bắc Bình, Bình Thuận

(Tác giả gởi)

THƠ NGUYỄN HÀN CHUNG

Những mùi hương đi qua trong đời - Trải nghiệm sống - ELLE.vn

    

MÙI THƠ

 

Lúc chuẩn bị định cư nước

ngoài tôi đem mấy trăm bài thơ của

các tác giả thời danh được in

trên báo ra chợ bán

cô chủ sạp nói cháu chỉ

mua giấy tính bằng ký còn thơ có

ai đọc đâu cháu mua làm gì và

cô giải thích thêm xưởng in sẽ

nhào nặn tẩy sạch rồi tái chế giấy báo có

in thơ thành giấy mới cho con trẻ sáng

tạo những bài thơ về cuộc sống

mới con người mới hồn

nhiên trong sáng hơn

 

Mấy mươi năm sau khúc ruột ngàn

dặm quy cố hương lại ra chợ

cũ nơi bán giấy gói thơ ngày

xưa mua một ít giấy báo có in

thơ về gói xôi

vẫn là một cô bé giống hệt cái

miệng liến thoắng của cô bé

mẹ ngày trước cô nhỏ nói cháu

chỉ tính ký tiền bán giấy

báo thôi và tặng không những bài thơ

 

Tôi thấy giấy báo bây giờ có trắng hơn và

điều tôi cảm thấy vui nhất là khi ngửi

thơ in trên báo và tạp chí văn chương ít

nhiều có bớt mùi thum thủm cũ…

 

N g u y ễ n D u n h ứ t đ ị n h k h ô n g t h ể…

 

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ tân hình thức hay bằng Khế Yêm, Trịnh Y Thư, Lưu Diệu Vân, Hồ Đăng Thanh Ngọc...

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ Rác thơ Dơ hay bằng Lý Đợi, Bùi Chát , Khúc Duy trong nhóm Mở Miệng

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ hậu hiện đaị hay bằng, Ngu Yên, Vương Ngọc Minh, Nguyễn Đức Tùng, Nguyễn Đăng Thường, Đỗ Quyên...

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ triết học hay bằng Paul Nguyễn Hoàng Đức...

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ Haiku hay bằng Pháp Hoan...

Nguyễn Du nhứt định không thể in Tuyển tập thơ bán chạy bằng Trần Mạnh Hảo.

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ trong tù hay bằng Hoàng Hưng, Nguyễn Chí Thiện...

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ hiện đại hay bằng Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ... Nguyễn Quang Thiều.

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ lục bát cà rỡn lá hoa cồn, vọc cu hay bằng Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ sex hay bằng Lê Thị Thấm Vân, Đỗ Kh... Đặng Thân

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ hay đến mức phải ở tù bằng Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán...

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ thiếu nhi hay bằng Trần Đăng Khoa...

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ tụng ca triều đình hay bằng Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Tố Hữu...

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ nhân văn không hề oán trách chế độ đã đày đọa mình nhiều năm như Tô Thùy Yên.

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ xuôi hay như Mai Trung Tĩnh...

Nguyễn Du nhứt định không thể làm bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” đạt giải cao nhứt nước như Tòng Văn Hân.

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ mới về mối tình già hai bốn năm xưa hay bằng Phan Khôi.

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ phổ nhạc như Nguyễn Tất Nhiên, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Hữu Loan ,Vũ Hữu Định...

Nguyễn Du nhứt định không thể làm trường ca hay như Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Linh Khiếu... làm sao mãi mãi phồn sinh

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ năm chữ hay hơn Thái Bá Tân hay huỵch toẹt chuyện làm tình như Gái lửng

Nguyễn Du nhứt định không thể làm thơ hay bằng nhiều người… (Không thể kể hết)

Chúng ta xếp Nguyễn Du vào chiếu nào trong Văn Học Việt Nam suốt bốn ngàn năm cho chánh xác chánh pháp chánh tư duy. Xin thỉnh ý hải nội chư quân

 

Nguyễn Hàn Chung

(Tác giả gởi)


Đêm hội ở Phan Sơn - Lê Thanh Hùng

    Đêm hội ở Phan Sơn                                              Tặng anh K’Bé Em gái K’ho, cõng chiều qua núi Nắng nhảy ngập ngừ...