Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

TIN BUỒN: Nhà văn Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã mất tại Houston, TX, USA,

 TIN BUỒN


VuNguChieu 4-2024

   Nhà văn Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu

 (1942 - 2024)

 

Nhận được Tin Buồn:

 

Nhà văn NGUYÊN VŨ - Vũ Ngự Chiêu 

vừa qua đời tại Houston, TX, USA ngày 19/4/ 2024. 

Hưởng Thọ 82 tuổi.

 

Tiểu sử 

 

Nhà văn, Sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu:

 

- Tiến-Sĩ Sử Học Thế-Giới

Đại Học Madison, WI, Hoa-Kỳ (12-1984)

- Tiến-Sĩ Luật Khoa

Đại Học Houston, TX, Hoa-Kỳ (5-1999)

- Cử Nhân Giáo Khoa Triết Đông

Đại-Học Văn-Khoa Sài gòn, Việt nam

- Cựu Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức Khóa 16;  

- Cựu Sĩ-Quan Pháo Binh Nhẩy Dù / QLVNCH


Sinh năm 1942 ở Hải Dương, Nguyên Vũ (tên thật Vũ Ngự Chiêu) học khóa 16 Thủ Đức, sau khi tốt nghiệp trở thành lính pháo binh. 

“Sau 1975, Vũ Ngự Chiêu học tiếp ở Mỹ, lấy bằng tiến sĩ sử học, viết nhiều công trình sử học bằng tên thật và bút danh Chính Đạo”. 

Về một số tác phẩm đã xuất bản của nhà văn Nguyên Vũ, được Nhị Linh liệt kê gồm có: 

Đời pháo thủ (ký sự chiến trường) do Chọn Lọc in năm 1967 là một tác phẩm thuộc giai đoạn sớm của nhà văn Nguyên Vũ. 

Thềm địa ngục do Đại Ngã in năm 1969, cũng có nhiều chi tiết liên quan đến pháo binh, mặc dù nhân vật chính thuộc biệt động quân đang chịu án do tội ‘đào binh’ phải đi làm ‘lao công’...” 

Phần tư liệu trong bài viết của mình, nhà văn Nhị Linh cũng chụp lại bìa một số tiểu thuyết của Nguyên Vũ, như: 

“Uyên Buồn, Nguyệt Thực, Bóng Tối Tiếng Cười Môi Hôn Và Nghĩa Trang, Sau Cơn Mộng Dữ, Lửa Mù, Đêm Hưu Chiến, Mồ Hôi Mũ Đỏ, Vòng Tay Lửa (tập một)”... (2)

Mặt khác, vì trên mạng có quá ít tư liệu về nhà văn Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu, nên một độc giả đã gửi câu hỏi đại ý “Nguyên Vũ là ai” cho trang mạng Wikipedia-Mở. Và trang mạng này chọn một câu trả lời tương đối đầy đủ nhất của độc giả Tường Vi Trắng, cách đây 7 năm, nguyên văn như sau: 

“Câu trả lời hay nhất: Chính Đạo là một trong hai bút danh của Vũ Ngự Chiêu. Bút danh kia là Nguyên Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975. Trước 1975, Vũ Ngự Chiêu phục vụ trong binh chủng Pháo Binh Dù, QLVNCH, và đã có hơn 20 tác phẩm xuất bản. Sau khi ra hải ngoại, ông vừa tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học. Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử tại Đại Học Wisconsin - Madison năm 1984, sau khi cùng gia đình di chuyển về Houston, ông là Giám Đốc nhà xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Houston năm 1999.

“Những tác phẩm của Vũ Ngự Chiêu xuất hiện trước năm 1975 dưới bút danh Nguyên Vũ gồm có: 

“Đời Pháo Thủ (bút ký), Những Cái Chết Vô Danh (tập truyện), Trở Về Từ Cõi Chết (truyện), Vòng Tay Lửa (trường thiên), Thềm Địa Ngục (truyện), Đêm Hưu Chiến (truyện), Sau Bảy Năm Ở Lính (bút ký), Đêm Da Vàng (trường thiên), v.v. Tại hải ngoại, Vũ Ngự Chiêu đã in thêm các tập Xuân buồn thảm: Cuộc Sụp Đổ của Nam Việt Nam (bút ký), Trận Chiến Chưa Tàn (truyện), Giặc Cờ Đỏ (trường thiên), cùng hai tâm bút Paris: Xuân 1996, và Ngàn Năm Soi Mặt.

“Về nghiên cứu sử học, ông đã in ba tác phẩm bằng tiếng Anh dưới tên thực, và 10 biên khảo bằng Việt ngữ với bút danh Chính Đạo. Biên khảo duy nhất bằng Việt ngữ ký tên thực của ông là: 

Bộ các Vua Cuối Nhà Nguyễn (1883-1945) gồm ba tập. 

Những tác phẩm ký tên Chính Đạo thường được viết cho độc giả không chuyên môn, dễ đọc hơn, không quá khô khan như các biên khảo đúng yêu sách bác học.

“Ông vừa xuất bản tác phẩm mới nhất với tựa đề: 

Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (1945-1975) tập I, gồm 5 phần: Sơ lược tiểu sử Tổng thống Jean Baptiste Ngô Đình Diệm (1897-1963); Từ Điện Biên Phủ tới Geneva; Cuộc truất phế Bảo Đại; Mùa Phật Đản đẫm máu (1963); và “Phiến Cộng” trong Dinh Gia Long.

“Sau năm 1975 ở hải ngoại, có những dòng thác ngụy tạo ngụy biện nhằm vặn méo sử kiện để chạy tội và biện minh cho sự vô minh của một số người. Vũ Ngự Chiêu đã dần dần xuất hiện như một nhà sử học khai sáng và can trường. Giá trị tinh thần của người trí thức không chỉ là tôn trọng sự thật mà còn nói lên sự thật và chấp nhận hậu quả của quyết định can trường đó. Đó là một sự đổi đời tâm linh có ý nghĩa đã hình thành nơi Vũ Ngự Chiêu. Huyền thoại và huyễn mị lịch sử đã làm cho người Việt xa nhau, chỉ có sự thật mới làm cho người Việt gần lại với nhau, trong tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Những tác phẩm mới của Vũ Ngự Chiêu là một đóng góp sáng giá và có ý nghĩa trong chiều hướng đó.”

Những bài ca buồn đời lưu dân”, (thì,) ngay chương thứ nhất, tiểu tựa “Ói Máu”, ghi Quy Nhơn ngày 31 tháng 3-1975, tác giả đã tâm sự:

“...Tôi cũng hiểu mình chỉ là, và chỉ muốn làmột nhà vănTôi không hề có tham vọng chính trị. Nhưng nhà văn, theo tôi, không thể tự cô lập trong thế giới chữ nghĩa riêng mình. Con dân một nước chậm tiến, nơi những con triều văn minh kỹ nghệ Tây Phương mới chỉ phá vỡ thế giá cũ nhưng chưa đủ sức tạo dựng những khuôn thước mới, nơi những kẻ cai trị thường nhìn những người cầm bút như bầy chó dại, như loài chuột mang vi trùng dịch hạch, một nhà văn dường phải đảm nhiệm vai trò người giác đấu, một Promotheus đánh cắp lửa trời, mang ánh sáng xuống trần gian. Mỗi chữ, mỗi câu là nỗi vinh quang và hổ nhục của những phấn đấu không ngừng nghỉ trong sứ nhiệm phục hồi quyền chức con người mà đã nhiều thế kỷ, dân tộc Việt bị tước đoạt...”(Xuân Buồn Thảm, tr. 23) (4)

(Du Tử Lê)

(theo Tạp Chì Hợp Lưu) 

 


 PHÂN ƯU

 

Funeral (Hoa Tang) | Cat Tuong Flowers & Decorations

 

Ban Biên Tập và Bạn Văn 

của trang VHNT Trần Yên Hòa và Bằng Hữu

 

Thành Tôn, Cung Tích Biền, Trần Thế Phong, Nguyển Đình Thuần, Vương Trùng Dương, Chu Vương Miện, Tô Đăng Khoa, Lê Lạc Giao, Nguyễn Thị Khánh Minh, Trịnh Y Thư, Đức Phổ, Trần Thị NgH, Trần Mộng Tú, Thu Vàng, Lưu Na, Vũ Uyên Giang, Nguyễn Hàn Chung, Bích Thượng Thổ, Lê Giang Trần, Diễm Châu, Sơn Trương, Võ Kỳ Điền, Huỳnh Liễu Ngạn, Trịnh Hảo Tâm, Hà Nguyên Du, Việt Dũng Ngô, Tôn Nữ Thu Dung, Hồ Đình Nghiêm,  Ngô Quốc Đông, Trịnh Cung, Đặng Phú Phong, Nguyễn Xuân Thiệp, Hoàng Xuân Sơn, Phan Tấn Hải, Phạm Phú Minh, Gia Nguyễn, Nguyễn Nam An, Itala Pucillo, Nguyễn Vy Khanh, Phạm Cao Hoàng, Nguyễn Đình Từ Lam, Nguyễn Anh Khiêm, Phạm Chu Sa, Trần Doãn Nho, Mạc Phương Đình, Trần Bang Thạch, Lương Thư Trung, Khánh Trường, Phạm Văn Nhàn, Trần Hoài Thư, Phan Trang Hy, Diệp Hoang, Nguyễn An Bình, Nguyễn Quốc Thái, Vũ Hoàng Thư, Nguyễn Đặng Mừng, Lại Quảng Nam, Đặng Hiền, Nguyễn Nam An, Bà Trần Văn Nam, Hoàng Nga, Nguyễn Xuân Thiệp, Song Thao, Đỗ Trường, Trần Đức Phổ, Lâm Chương, Tô Thẩm Huy, Nguyễn Lương Ba, Nguyễn Lệ Uyên, Lê Văn Trung, Thy An, Vinh Lê, Lê Minh Thiệp, Luân Hoán, Lê Hân, Thang Vu Văn, Huy Tưởng, Nguyễn Vũ Sinh, Đặng Kim Côn, Trần Yên Hòa...


Đồng Thành Kính Phân Ưu


1 nhận xét:

  1. Hình ảnh Anh trong hiệu sách Văn Hóa vùng downtown Houston nhiều năm trước như còn hiện diện trước mắt! Anh đã sống lặng lẽ phần đời còn lại tại Houston. Tuy gần mà xa. Giờ anh đi mất rồi! Vô cùng thương tiếc. Ngủ giấn bình an, Anh hé! tbt

    Trả lờiXóa