Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2024

MIẾNG TRẦU CUA MẸ TÔI. - Trần Thế Phong

 Báo Ấp Bắc điện tửMiếng trầu là đầu câu chuyện

                                 

Mẹ tôi ăn trầu từ năm mười sáu tuổi.

Mùa hè miền trung những đêm trời trong trăng sáng, mấy mẹ con ngồi lễ ốc gạo trên chiếc chỏng tre trước hiên nhà. Mẹ hay kể chuyện đời xưa.

Mẹ kể:

Hồi đó dượng D. dẩn cha mi và ông nội đi coi mắt mẹ, đang bồng dì út và dẫn cậu năm đi hái trái dủ dẻ chín ngoài sau giếng, bà ngoại gọi vào nói rửa mặt thay đồ, pha nước, têm trầu lên mời khách. Khi mẹ bưng nước và trầu lên nhà trên mời khách thì nghe ông ngoại nói:

C<!>

- Con hai nhà tôi đó, nó mới mười sáu tuổi, con khờ lắm. Anh thấy được thì tui với anh làm suôi gia.

Khách ra về bà ngoại nói với mẹ:

- - Người ta đi coi mi đó.

Mẹ nói với bà ngoại:

- - Người ta đi coi mắt mẹ đó, rồi bồng dì út ra sau vườn tiếp chục chơi.

Ba tháng sau, mẹ thấy ông bà ngoại nhờ người dọn dẹp nhà cữa sân vườn sạch sẽ. Nhà trai làm đám hỏi.

Thời xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đó không dám cải lời. Một năm sau là làm đám cưới. Mẹ mới mười bảy tuổi về nhà chồng. Về làm dâu nhà bà nội còn khờ dại có biết chi mô, bà nội rất khó.

Chị hai chăn vào hỏi mẹ:

--- Rứa mẹ ăn trầu lúc nào?

T- Thì cái ngày cha đi coi mắt mẹ. Khách đã ra về, bà ngoại ngồi ăn mấy miếng trâu mời khách còn lại, mẹ thấy bà ngoại ăn ngon quá mẹ bốc ăn thử một miếng. Mới ăn nghe cay cay, nồng nồng, mặt đỏ lên, nóng bừng, nhưng nhai một chặp nghe béo béo, nóng nóng và thấy ngon. Từ đó mỗi lần bà ngoại ăn trầu mẹ cũng ăn theo và ghiền đến bây giờ. Con gái ngày xưa thường nhuộm răng đen mới có duyên, ai không nhuộm thì ăn trầu cho răng đen.

***

Mẹ tôi ăn trầu cũng rất kiểu cách.

Trên bàn xoay nhà trên tiếp khách, mẹ để một cái khay vuông cẩn xà cừ xung quanh, trên khay để một hộp tròn bằng đồng hai ngăn bỏ trầu đã têm và thuốc rê, một ống nhổ nước trầu cũng bằng đồng, một bình vôi và con dao xếp. Trên bàn còn có một bình thủy đựng nước chè pha nóng.

Mỗi lần bạn bè hoặc khách nữ đến thăm, mẹ mời ngồi vào ghế và rót môt ly nước, bửa cau têm trầu mời khách và nói chuyện. Miếng trầu là đầu câu chuyện, chuyện con cái, ruộng vườn, mùa màng, buôn bán…

Những ngày thường không khách khứa, sáng ngủ dậy mẹ têm khoảng 10 miếng trầu bỏ vào một hộp tròn để giành ăn từ sáng đến chiều. Mẹ làm ngoài vườn nào là cuốc đất trồng rau, tưới nước, khi mệt vào nhà uống một ly nước chè và lủm một miếng trầu ngồi nhai nghỉ mệt. Mẹ tôi ăn trầu liên miên, lúc nào cũng thấy trên miệng nhai trầu bỏm bẻm.

Một người nhà quê chân lấm tay bùn, nhưng những lúc bà con, hàng xóm láng giềng mời đám giổ, đám cưới, đám hỏi, mẹ ăn diện cũng tươm tất, tóc chải dầu dừa, măt áo dài, mang guốc, trên cổ choàng một khăn lụa (chị hai mua cho mẹ) và có một bịch trầu đem theo.

Mẹ ghiền trầu nên những gốc cây bời lời, lồng mức, cây sưa xung quanh giếng mẹ vuông gốc trồng trầu. Mẹ thích ăn lá trầu vàng. Trầu vàng là những lá trầu già chuyển màu vàng, nên mỗi sáng tôi ra giếng thấy lá trầu vàng rụng trong đêm tôi lượm đem vào, mẹ vui lắm, mẹ thường nói: lá trầu vàng đổi một ngàn trâu xanh, có lẽ trầu vàng ăn ngon hơn trầu xanh.

Ở quê tôi không trồng cau, trên xứ nguồn (Phước Long, Cẩm Y) trồng nhiều, nên mẹ mua cau ở chợ để ăn ba bốn ngày.

Mùa đông hút mùa cau, gần mùa thu mẹ lên nguồn mua cau về bửa ra phơi khô để dành ăn hoặc bán lại cho những người ghiền trầu, cau khô cứng trước khi ăn phải ngâm nước nóng cho mềm mới ăn được.

 Mẹ tôi ghiền trầu và ăn trầu liên miên nên trong răng cấm khi già rụng thấy vôi đóng xung quanh. Mẹ thường nói: mẹ nhịn cơm nhịn khát chịu được chứ nhịn trầu là không chịu đước, miệng lạc nhách.

Khi về già răng rụng lưa thưa, mẹ sắm một ống ngoáy bằng đồng, mổi khi ăn bỏ trầu và cau vào ống ngoáy xăm cho mềm .

***

Cái ngày Cộng sản chiếm miền trung, mẹ chạy vào Sài Gòn với anh em tôi, nhưng khi Cộng sản chiếm Sài Gòn và toàn miền Nam, ở lại với anh em tôi mười ngày rồi đòi về lại quê, mẹ không thể xa nhà cửa, ruộng vườn, quê kiểng, hàng xóm láng giềng… Ngày đi về không quên mua cau trầu để ăn dọc đường. Đưa mẹ ra bến xe, nhìn thân già lụm cụm leo lên xe tôi không cầm được nước mắt.

Khi tôi ra tù về thăm, mẹ kể lại câu chuyện trên đường đi bốn ngày mới tới nhà, gian nan cực khổ. Trên đường về, vì nhớ con cháu đổi đời cơ cực nên mẹ ăn trầu liên tục, đến Quảng Ngãi là hết trầu, thèm quá mà không biết làm răng, xe ngừng trước quán cà phê thấy một bà già ngôi têm trầu, mẹ vào mua một ly cà phê đen. Suốt đời mẹ có bao giớ uống cà phê, nhưng mua ca phê để tìm cách làm quen và xin một miếng trầu, nhưng bà bán ca phê không cho, mua cũng không bán. Mẹ luỉ thui lên xe mất tiền một ly cà phê, mẹ tiết hùi hụi nhịn thèm về đến nhà.

Mẹ tôi ăn trầu từ năm mười sáu tuổi nên rất kinh nghiệm mua trầu và cau. Mẹ lựa lá trầu không lớn quá để cắt làm đôi vừa têm miếng trầu nhìn rất đẹp mắt, lựa cau dầy không già không non. Một trái cau lột vỏ, cắt đầu đuôi và bửa làm sáu miếng đều đặn, Vôi pha thêm một ít phẩm màu hồng, mẹ quệt vôi đều ai ăn củng vừa miệng. Nhìn miếng trầu cau mẹ mời khách là muốn ăn liền.

Những tiệc cưới hỏi con cháu, hàng xóm láng giềng mời mẹ tham dự nhưng không quên nhờ mẹ têm trầu để bỏ quả. Mẹ têm trầu hình cánh phượng (loan-phượng) để thể hiện ước muốn và lòng thủy chung đôi tân lang và tân giai nhân sắc cầm hòa hợp, hạnh phúc bên nhau đến răng long đầu bạc.

Ngày cha tôi qua đời và ngày mất miền Nam mẹ sống trong căn nhà hiu quạnh một mình, mẹ buồn nhớ con nhớ cháu, nửa khuya thức dậy thắp hương lên bàn thờ ông bà và ăn một miếng trầu nói chuyện với cha. Miếng trầu đi theo suốt đời mẹ. Khi già yếu bỏ trầu trước ba tháng mẹ theo cha về cõi Vĩnh Hằng.

Khi mẹ qua đời tôi đặt ống ngoáy trầu lên bàn thờ Mẹ…

 

Trần Thế Phong

(Tác giả gởi)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Áo Tết - Nguyễn Ngọc Tư

  Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: -Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho m...